Nguvan6tronbo

Chia sẻ bởi Phan Thế Dục | Ngày 18/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: nguvan6tronbo thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TUẦN 1

Tiết 1: Ngày soạn: 7/9/2007
Ngày dạy:11/9/2007
BÀI 1:
Văn Bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của 2 truyện “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh Chưng bánh Giầy”.
- Kể được hai truyện.
- Giáo dục lòng yêu mến thể loại văn học dân gian.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Tìm một số truyện giải thích về nguồn gốc dân tộc VN.
- Học sinh: Chuẩn bị sách, vở và soạn bài ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Từ xưa đến nay, con cháu người Việt Nam chúng ta đều tự hào về nòi giống của mình là: “Con Rồng, cháu Tiên”. Vậy vì sao chúng ta lại có niềm tự hào đó. Nội dung ý nghĩa bài: “Con Rồng, cháu Tiên” sẽ giúp các em hiểu về điều này.
b) Hoạt động dạy – học:


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng


* Hoạt động 1:
- Gọi HS đọc phần dấu sao trong chú thích.
- GV nhắc lại khái niệm truyền thuyết.
?: Theo em cần đọc văn bản này với giọng như thế nào?
- Chú ý ngắt giọng hợp lý sau từng đoạn, giới thiệu từng sự việc, phân biệt giọng kể của nhân vật trong truyện.
- Gọi HS đọc văn bản.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc từ khó trong SGK.
- GV nhấn mạnh những từ gốc Hán và danh từ riêng.

- Trong cuộc sống chúng ta có thể có nhiều cách để diễn đạt vấn đề, VD như:
+ Tả về cảnh vật, con người: -> văn miêu tả.
+ Bộc lộ cảm xúc: -> văn biểu cảm.
+ Kể về người, về việc: -> văn tự sự.
?: Theo em, văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào trong 3 loại trên?
(Văn bản tự sự)
* Hoạt động 2:
?: Nếu phải chia đoạn cho văn bản này thì em sẽ chia làm mấy đoạn? Nội dung?
(3 đoạn)
- Đoạn 1: Từ đầu -> “Long Trang”
- Đoạn 2: Tiếp theo -> lên đường.
- Đoạn 3: còn lại.
(HS trả lời, GV nhận xét)
?: Ở đoạn 1 và 2 trong truyện nói về vấn đề gì?


?: Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng của LLQ và Âu Cơ?


?: Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về nguồn gốc của LLQ và Âu Cơ?
* Chuyển ý:
- Không chỉ có nguồn gốc cao quý mà cái cao quý hơn ở LLQ là chàng đã giúp ND nhiều điều trong cuộc sống. Đây chính là quá trình mở nước của cha ông ta thưở xưa.
?: LLQ giúp nhân dân những việc gì?







?: Việc kết duyên của LLQ và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kỳ lạ?
(GV bình giảng)
?: LLQ và Âu Cơ chia con như thế nào? Để làm gì? theo truyền thuyết này thì người VN ta là con cháu của ai?
(GV bình giảng)
* Chuyển ý:
Chúng ta thấy truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nguồn gốc xuất thân của LLQ và Âu Cơ mà còn hấp dẫn ở những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo. Vậy những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu.


?: Từ các chi tiết kỳ lạ trên, em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
(Xem thêm SGV)
?: Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo có vai trò như thế nào trong truyện?









?: Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
- HS chia nhóm để thảo luận.
- Gọi đại diện trả lời.
- GV nhận xét -> kết luận.
(Xem SGV)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
?: Hãy tìm một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc VN?
- Người Mường: “Quả trứng to nở ra con người”
- Người Khơ Mú: “Quả bầu mẹ”
=> Khẳng định sự gần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thế Dục
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)