Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên
Chia sẻ bởi Ngô Yến Ngọc |
Ngày 03/05/2019 |
386
Chia sẻ tài liệu: Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thuộc Địa lý
Nội dung tài liệu:
1. Nguồn lực thiên nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc.
Điện Biên là một tỉnh nằm trong tọa độ từ 102°01’ đến 103°01’ kinh độ Đông và từ 20°54’ đến 22°33` vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554.097 km2. Nằm ở vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 504km về phía Tây, miền Bắc Việt Nam.
Điện Biên nơi “gà gáy ba nước đều nghe tiếng” phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Phongsaly và Luangprabang nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc (chiều dài đường biên giới 38,5km) và Lào (chiều dài đường biên giới 360km). Địa hình chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ, sông suối.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên khí hậu
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14 - 180C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250C), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.
1.2.2. Tài nguyên đất.
Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm.
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trờn 70cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất dày trên 70cm. Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm.
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 479.817ha
1.1. Vị trí địa lý.
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc.
Điện Biên là một tỉnh nằm trong tọa độ từ 102°01’ đến 103°01’ kinh độ Đông và từ 20°54’ đến 22°33` vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554.097 km2. Nằm ở vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 504km về phía Tây, miền Bắc Việt Nam.
Điện Biên nơi “gà gáy ba nước đều nghe tiếng” phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Phongsaly và Luangprabang nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc (chiều dài đường biên giới 38,5km) và Lào (chiều dài đường biên giới 360km). Địa hình chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ, sông suối.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.
1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên khí hậu
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14 - 180C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250C), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.
1.2.2. Tài nguyên đất.
Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm.
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trờn 70cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất dày trên 70cm. Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm.
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 479.817ha
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Yến Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)