Nguon goc tien hoa con trung
Chia sẻ bởi Lê Thái Khương |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: nguon goc tien hoa con trung thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Tiểu luận côn trùng đại cương
Đề tài: Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng và vai trò của
côn trùng đối với tự nhiên và đời sống con người
Giáo viên hướng dẫn : PGS.Ts Trần Đình Chiến
Nhóm sinh viên thực hiện : Trí Thị Khuyên
Đinh Tiến Thái
Đặt vấn đề
Thế giới côn trùng vô cùng phong phú và đa dạng, chúng là sản phẩm kì diệu của thiên nhiên. Trong tự nhiên không lớp động vật nào có thể so sánh với côn trùng về độ phong phú đến kỳ lạ của thành phần loài. Các nhà khoa học đã ước tính Côn trùng có 7-8 triệu loài, với khoảng 1 triệu loài đã biết, côn trùng chiếm 78% số loài của toàn bộ thế giới động vật được biết đến trên trái đất.
Trên trái đất của chúng ta, ở đâu có sự sống, ở đó đều có thể bắt gặp côn trùng. Các nhà khoa học cho rằng côn trùng có thể tồn tại và phát triển như vậy chính là do đặc điểm di truyền ưu việt giúp chúng có khẳ năng thích nghi kì diệu với tự nhiên và cơ thể nhỏ bé cùng sự hiện diện của hai đôi cánh là yếu tố quan trọng giúp côn trùng chiếm được ưu thế vượt trội trong quá trình cạnh tranh và phát triển.
Vậy côn trùng có nguồn gốc tiến hóa như thế nào, và vai trò của chúng với tự nhiên và con người ra sao?
I. Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng
Côn trùng xuất hiện từ khi nào, và chúng tiến hóa từ ngành động vật nào là một câu hỏi mà hiện nay vẫn có rất nhiều sự tranh cãi. Bởi các mối quan hệ của các nhóm côn trùng vẫn chưa rõ ràng. Có rất nhiều các giả thuyết được đưa ra dựa trên những hóa thạch của côn trùng.
Hoá thạch côn trùng
Hóa thạch côn trùng cổ nhất với 400 triệu năm tuổi ở Scotland(loài ong tí hon có tên Rhyniognatha hirsti với kích thước chỉ bằng hạt gạo.
Hóa thạch một con bọ ngựa 87 triệu tuổi mới được tìm thấy trong mỏ hổ phách tại Nhật Bản
Hoá thạch côn trùng
Vậy côn trùng có nguồn gốc từ đâu
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Có một điểm chung mà tất cả các nhà khoa học đều thống nhất là tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt Arthopoda
Nhưng chính xác tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt nào vẫn còn là một điều bí ẩn.
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Có nhiều ý kiến cho rằng Trùng ba lá là tổ tiên của côn trùng bởi vì côn trùng và trùng ba lá có cấu tạo cơ thể khá giống nhau, chúng đều có 1 đôi râu, một đôi mắt kép và 3 mắt đơn. Tuy nhiên giả thuyết này đã không lý giải được mối quan hệ giữa côn trùng không cánh nguyên thuỷ và côn trùng có cánh.
Giả thuyết khác lại cho rằng côn trùng tiến hóa từ lớp giáp xác Crustacea.
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Một số giả thuyết khác cho rằng côn trùng và loài đa túc
( Myriapoda) có chung một ông tổ là Protaptera
Trong quá trình tiến hoá từ loài này đã phân ra thành 2 hướng:
1. Lỗ sinh dục ở phần trước cơ thể phát triển thành đa túc.
2. Lỗ sinh dục nằm ở phần sau cơ thể phát triển thành côn trùng
=> Học thuyết này được nhiều người chấp nhận nhất
Tiến hóa cánh côn trùng
Một trong những câu hỏi khó giải đáp nhất trong lĩnh vực tiến hóa côn trùng là cánh côn trùng đã tiến hóa như thế nào.
Tiến hóa cánh côn trùng
Vì tất cả những tiêu bản hiện có đều là côn trùng có cánh đã phát triển đầy đủ, cho phép côn trùng bay lượn thoải mái nên các nhà sinh vật học cho rằng, cánh côn trùng chắc chắn đã tiến hóa sớm hơn. Chỉ có điều, không ai biết đích xác thời gian bao lâu. Theo phỏng đoán của TS Engel, có thể những côn trùng đầu tiên của Trái đất này lấy nguồn thức ăn từ bào tử thực vật. Vào thời điểm kỷ Devon, cách đây 396-407 triệu năm, khi cây cối phát triển mạnh, côn trùng buộc phải tiến hóa cánh để lấy thức ăn và đưa con của chúng từ ngọn cây xuống mặt đất. => cánh xuất hiện
II. Vai trò của côn trùng với tự nhiên và đời sống của con người
Mặt hại
Trong nhận thức của con người côn trùng luôn được xem là những sinh vật gây hại luôn đeo bám dai dẳng cuộc sống của con người và gây rất nhiều tác hại.
Mặt hại
Phá hại mùa màng
Châu chấu có thể gây nạn đói
Thế kỷ 20 có rất nhiều đại dịch châu chấu như các năm 1926-1934, 1940-1948, 1986-1989... Chúng tràn vào một diện tích đất rộng 30 triệu km2 tại khoảng 60 nước (20% diện tích đất trên hành tinh), chén sạch mọi cánh đồng ngô, sắn và các loại cây lương thực khác trong vùng.
Mặt hại
Rầy nâu
Hiện dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa đã lây lan ra 21 tỉnh, thành, gây thiệt hại cho trên 500.000ha và làm giảm sản lượng 825.000 tấn lúa, ước thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng.
Mặt hại
Mặt hại
Loài Mối nhà này gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho cây cối, nhà cửa, cột điện thoại, đường điện và điện thoại ngầm
Mối đất là một loại côn trùng gây thiệt hại nhiều nhất cho các cấu trúc nhà cửa trong khu vực. Không chỉ do việc các vật liệu có chứa Cellulo là thức ăn của chúng, mà thiệt hại hơn nhiều là việc chúng tạo ra các đường đi ẩm ướt bên trong tường bê tông, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng và các nguyên vật liệu, vật dụng, tiện nghi chứa trong tòa nhà.
Mặt hại
Truyền bệnh cho con người
Loài muỗi vằn Châu Á được du nhập vào Mỹ và nhiều nước khác theo vỏ lốp xe cũ nhập khẩu. Loài muỗi này liên quan đến việc truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não ngựa phương đông, sán tim chó, và có thể cả vi rút viêm não St. Louis và LaCrosse.
Tên thường gọi: Muỗi sốt xuất huyết
Mặt hại
Loài muỗi tương đối to này là véc tơ truyền bệnh chính của bệnh sốt rét. Loài này chủ yếu sinh sản ở các vực nước ngọt tĩnh và đốt người và vật nuôi vào ban đêm.
Tên thường gọi: Muỗi sốt rét
Mặt hại
Viêm da do côn trùng thường xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Bệnh thường gặp nhiều ở thanh niên và người trung niên. Hầu hết bệnh nhân đều có vết đỏ, nổi mụn nước, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt và nửa thân.
Nguyên nhân gây bệnh là do côn trùng cánh cứng, có phấn và dịch gây nên. Có nhiều loài gây bệnh da liễu như kiến khoang, hay còn gọi là kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.
Mặt hại
Mọt Cứng Đốt - Trogoderma granarium
Mọt cứng đốt là một trong số địch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế. Chúng có khả năng sống sót trong các kho chứa với một mật độ rất thấp và có thể sống rất lâu trong trạng thái tiếm sinh.
Mặt hại
Sâu róm sồi - Lymantria dispar
Sâu róm sồi là một trong số những địch hại nguy hiểm nhất đối với các vườn cây ăn quả và cây cảnh trên toàn vùng bán cầu bắc. Sâu róm sồi cũng là một loài địch hại nguy hiểm đối với các khu rừng gỗ cứng. Sâu ăn hại rụng lá hàng loạt dẫn đến làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sống của cây
2.2. Mặt lợi:
Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người
a. Giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường tự nhiên:
Các loài côn trùng có thể là động vật tiêu thụ cấp 2, cấp 3, chúng ăn thực vật hoặc ăn các loài động vật khác. Các loài côn trùng tiêu thụ cấp 2 sẽ ăn thực vật để cùng với các loài ăn thực vật khác duy trì số lượng ổn định của thực vật trong tự nhiên, cũng tương tự như vậy đối với các loài côn trùng ăn động vật (trong đó loài côn trùng này có thể ăn thịt loài côn trùng kia) đa số các loài côn trùng ăn thịt là chuyên tính nhưng có một số loài khi nguồn thức ăn thực vật khan hiếm thì chúng chuyển sang ăn thịt,
Các loài hút mật như ong, bướm, kiến có khả năng thụ phấn cho các loài thực vật giúp thực vật duy trì nòi giống. Loài bọ hung là “công nhân vệ sinh tự nhiên” chúng ăn phân và giúp vùi phân của các loài động vật xuống đất làm đất tốt hơn giúp các loài thực vật phát triển. Các loài mối giúp phân hủy xác thực vật, chúng sẽ ăn dần các cây già, cây chết – có những cây to chết nhưng không đổ mà vẫn chiếm không gian sống của các cây non khác, nên mối khi ăn cây sẽ tạo ra không gian sống cho các cây còn sống.
Các loài kiến và nhặng còn giúp phân hủy xác động vật chết một cách nhanh chóng không gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí một số thực vật sống ở nơi đất tốt phát triển quá mức về thân lá phải nhờ có sâu ăn lá ăn bớt thân lá đi mới có thể ra hoa kết quả duy trì nòi giống được, hay các loài kiến ăn thịt sâu bọ trên cây cũng giúp bảo vệ cây…Như vậy trong hệ sinh thái tự nhiên, côn trùng cũng đóng một vai trò rất quan trọng để duy trì một hệ sinh thái đa dạng và cân bằng.
b. Con người sử dụng côn trùng trong đời sống:
Từ những nghiên cứu và hiểu biết phần nào về thế giới côn trùng con người đã lợi dụng một số những đặc tính tự nhiên của côn trùng để phục vụ cuộc sống của mình:
Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong,bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.
Các nhà khoa học người Pháp thuộc INRA và CNRS cùng nhà khoa học người Đức thuộc UFC phát hiện rằng giá trị kinh tế toàn cầu của việc thụ phấn của côn trùng thụ phấn, hầu hết là ong, lến đến 153 tỷ bảng năm 2005 (tương đương với 217 tỷ đôla Mỹ theo tỷ giá ngày 15 tháng 11 năm 2008) đối với những loại cây trồng chính của thế giới. Con số này chiếm đến 9,5% tổng giá trị sản lượng lương thực nông nghiệp trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng xác định rằng sự mất dần côn trùng thụ phấn có thể gây ra tổn thật thặng dư cho người tiêu dụng ước tính từ 190 đến 310 tỷ bảng. Kết quả của nghiên cứu về giá trị kinh tế tổn thất của nền nông nghiệp thế giới trước nguy cơ suy giảm côn trùng thụ phấn được công bố trên tạp chí Ecological Economics.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật và mật ong là hợp chất rất có giá trị về dinh dưỡng cũng như trong y học dùng điều trị một số bệnh dạ dày (kết hợp với nghệ đen), dùng uống để tăng cường sức khỏe vì trong mật ong có đên 36 loại vitamin và khóng chất cần thiết với cơ thể…
Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Và loài cô trùng đầu tiên được giải phẫu chính là tằm.
Bọ cánh kiến ( Laccifer Lacca hay Coccus Lacca), dài từ 1mm đến hơn 2,5 cm, sống ký sinh trên cây sẽ cho sản phẩm là cánh kiến là hợp chất có giá tri kinh tế cao.
Người ta dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác các loại và dùng trong keo xịt tóc.
Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets)...
Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường.
Con người đã biết ăn côn trùng từ xưa.
Từ lâu con người đã biết ăn côn trùng. Người Hy Lạp và La Mã rất chuộng loại thực phẩm này. Thánh Jean-Baptiste trong kinh Tân Ước cũng thích côn trùng. Và bạn hãy tưởng tượng châu chấu được dùng làm vật tế thần. Ngày nay, tại châu Á, Châu Phi và châu Mỹ, rất nhiều bộ tộc nuôi hoặc thu gom côn trùng.
Vừa bổ vừa bảo vệ môi trường.Hơn nữa, ăn côn trùng còn đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái. Một kilogram côn trùng cung cấp nhiều protein hơn một lượng tương đương thịt gia súc. Mặt khác, theo diễn biến tình hình tiêu dùng trên thế giới, các nhà khoa học cảnh báo khả năng cạn kiệt nguồn cá trong vòng 40 năm tới. Đó là lý do vì sao Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày càng quan tâm đến việc nuôi côn trùng. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, tại Chiang Mai, Thái Lan, đã diễn ra hội thảo về loại thực phẩm tiềm năng từ côn trùng rừng.
Tại đây, người ta đặt ra những câu hỏi kiểu như: tại sao chúng ta lại phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng trong khi những con côn trùng mà chúng ta tìm cách giết lại bổ hơn những loại cây mà chúng ăn?Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người.
Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng.Người Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng...
Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores).. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.
Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả dạng trưởng thành lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng, và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây.
Kiến vàng được xem là loại thiên địch lợi hại. Các bệnh thường gặp trên cam quýt như: Greening, sâu vẽ bùa, bệnh do bọ xít nhện…đều giảm nhiều khi nuôi kiến vàng trong vườn. Kiến vàng từ lâu đã được xếp vào hàng thiên địch lợi hại của ruộng đồng, vườn tược.
Ngoài các loài côn trùng có ích thì trên đồng ruộng cũng luôn có các loài ký sinh có ích, đó là các loài ong, ruồi ký sinh. So với thiên địch, ký sinh thường có các ký chủ cụ thể. Do vậy chúng thường ít được quan tâm, trừ những loài lớn, có màu rực rỡ. Tuy nhiên hiệu quả của chúng đối với mật độ sâu hại vô cùng quan trọng. Có rất nhiều loài ký sinh trên ruộng lúa, xin giới thiệu những loài quan trọng:
1. Ong cự ký sinh sâu non
Tên khoa học là Itoplectis narangae. Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo.
2. Ong ký sinh hình đèn lồng
Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm ở lá lúa. Để ký sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau đó chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.
3. Ong vàng ký sinh sâu đục thân
Có tên khoa học là Xanthopimpla Loài ong này ký sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng sâu đục thân trong thân cây lúa.
4. Ong đen kén trắng lập thể
Tên khoa học là Cotesia. Có nhiều loài ong Cotesia trên ruộng lúa. Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ.
5. Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh
Tên khoa học là Tomosvaryella subvirescens, Ruồi đầu to đậu trên lưng rầy và đẻ trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. Sau khi phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc dưới gốc cây.
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Các nhà khoa học thử nghiệm tạo ra một loại vaccine bệnh cúm gia cầm từ trong tế bào của côn trùng. Người ta này có thể giúp sản xuất vaccine nhanh hơn, với số lượng lớn trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm gia cầm.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loại vaccine có tên FluBIOk, dựa vào một loại virút (có tên là baculovirus) có thể gây bệnh cho các loài côn trùng để làm rối loạn những thành phần của nó.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, hóa chất trong cơ thể một loài kiến tại Trung Quốc có thể giúp con người tạo ra những dược phẩm chống viêm, giảm đau và khống chế nhiều bệnh khác.
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ phân tích những hóa chất mà họ chiết xuất từ Polyrhacis lamellidens - một loại kiến mà người Trung Quốc thường sử dụng trong những bài thuốc cổ truyền và phát hiện ra Polyketide - một chất chuyển hóa có tác dụng bảo vệ và liên lạc trong tế bào. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng Polyketide có thể ngăn ngừa chứng viêm khớp, nhiễm khuẩn và nhiều bệnh khác. Polyketide cũng được tìm thấy trong cơ thể nhiều loại thực vật, nấm và vi khuẩn.
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Đáng chú ý là, TS Đái Huy Ban cùng các đồng nghiệp Trần Đinh Toại, Lưu Tham Mưu (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã công bố nghiên cứu về một loài Đông trùng hạ thảo Asaria sp.Theo nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo Asaria sp có 17 axid amin, trong đó, aspartic và glumatic có hàm lượng rất cao
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ:
- Axít phoócmích do kiến tiết ra có thể chữa được các cơn đau thấp khớp, viêm khớp, viêm dây thần kinh thực vật.
- Khi ong đốt, nọc do nó tiết ra có tác dụng chữa các bệnh về máu, kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể, chống viêm nhiễm và giảm đau.
- Sâu kén bám vào các vết lở loét hút các chất độc làm vết thương chóng lành, lên da non.
- Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.
Bộ mặt mới của côn trùng thời nay
Tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một trong những kẻ thù lớn nhất của loài người: muỗi Anopheles - đang được các nhà khoa học xem như thượng khách.Chúng được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và sinh sản.Nhưng chúng sẽ cho ra đời thế hệ những con muỗi biến đổi gen có khả năng chống lại chính căn bệnh do chúng lan truyền: bệnh sốt rét!
Bộ mặt mới của côn trùng thời nay
Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình nhất về công nghệ côn trùng biến đổi gen đang được thí nghiệm để hạn chế những mặt hại của côn trùng và tận dụng tối đa lợi ích từ chúng mang lại trong Y học, trong nông nghiệp …
Và những nguy cơ tiềm tàng
Tuy nhiên, những người phản đối công nghệ gen đã và đang theo dõi bước đi của ngành khoa học còn non trẻ này với cái nhìn nhiều ngờ vực và lo lắng. Điều mà họ lo ngại nhất là một cuộc cạnh trạnh để sinh tồn sẽ diễn ra giữa côn trùng biến đổi gen và côn trùng tự nhiên cũng như việc môi trường sinh thái có thể bị phá vỡ nếu như những thí nghiệm và ứng dụng loại này vượt ra khỏi vòng kiểm soát. Rồi lại còn nguy cơ gen lạ được cấy vào sẽ biến đổi tính cách của động vật?
Và những nguy cơ tiềm tàng
Những lo ngại đó hoàn toàn có cơ sở, bởi ngay cả các nhà khoa học đang theo đuổi công nghệ biến đổi gen cho côn trùng cũng tỏ vẻ nghi ngại và rất thận trọng. Cho đến nay chúng ta còn biết quá ít về những đàn côn trùng biến đổi gen mặc dù chúng do chính mình tạo ra. Chúng sẽ phát triển thế nào? Mức độ ổn định của chúng đến đâu và liệu gen biến đổi đó có nhảy sang những loài khác không? Tất cả những vấn đề đó cần phải được nghiên cứu kỹ càng.
III. Kết luận
Các nhà khoa học tin rằng côn trùng đông gấp hàng tỷ lần so với con người, vì thế Trái đất này chứa đựng hàng nghìn bí mật chưa được khám phá về côn trùng.Những loài côn trùng được coi là mới với khoa học thì chỉ mới với chúng ta thôi vì côn trùng đã tồn tại trên hành tinh chúng ta từ lâu rồi. Điều chúng ta biết về côn trùng là chúng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái.
Chính vì vậy, con người cần phải học cách chấp nhận côn trùng. Hãy chung sống với chúng như những người bạn
Xin chân thành cảm ơn Thầy và các bạn đã chú ý theo dõi!
Đề tài: Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng và vai trò của
côn trùng đối với tự nhiên và đời sống con người
Giáo viên hướng dẫn : PGS.Ts Trần Đình Chiến
Nhóm sinh viên thực hiện : Trí Thị Khuyên
Đinh Tiến Thái
Đặt vấn đề
Thế giới côn trùng vô cùng phong phú và đa dạng, chúng là sản phẩm kì diệu của thiên nhiên. Trong tự nhiên không lớp động vật nào có thể so sánh với côn trùng về độ phong phú đến kỳ lạ của thành phần loài. Các nhà khoa học đã ước tính Côn trùng có 7-8 triệu loài, với khoảng 1 triệu loài đã biết, côn trùng chiếm 78% số loài của toàn bộ thế giới động vật được biết đến trên trái đất.
Trên trái đất của chúng ta, ở đâu có sự sống, ở đó đều có thể bắt gặp côn trùng. Các nhà khoa học cho rằng côn trùng có thể tồn tại và phát triển như vậy chính là do đặc điểm di truyền ưu việt giúp chúng có khẳ năng thích nghi kì diệu với tự nhiên và cơ thể nhỏ bé cùng sự hiện diện của hai đôi cánh là yếu tố quan trọng giúp côn trùng chiếm được ưu thế vượt trội trong quá trình cạnh tranh và phát triển.
Vậy côn trùng có nguồn gốc tiến hóa như thế nào, và vai trò của chúng với tự nhiên và con người ra sao?
I. Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng
Côn trùng xuất hiện từ khi nào, và chúng tiến hóa từ ngành động vật nào là một câu hỏi mà hiện nay vẫn có rất nhiều sự tranh cãi. Bởi các mối quan hệ của các nhóm côn trùng vẫn chưa rõ ràng. Có rất nhiều các giả thuyết được đưa ra dựa trên những hóa thạch của côn trùng.
Hoá thạch côn trùng
Hóa thạch côn trùng cổ nhất với 400 triệu năm tuổi ở Scotland(loài ong tí hon có tên Rhyniognatha hirsti với kích thước chỉ bằng hạt gạo.
Hóa thạch một con bọ ngựa 87 triệu tuổi mới được tìm thấy trong mỏ hổ phách tại Nhật Bản
Hoá thạch côn trùng
Vậy côn trùng có nguồn gốc từ đâu
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Có một điểm chung mà tất cả các nhà khoa học đều thống nhất là tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt Arthopoda
Nhưng chính xác tổ tiên của côn trùng thuộc ngành chân đốt nào vẫn còn là một điều bí ẩn.
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Có nhiều ý kiến cho rằng Trùng ba lá là tổ tiên của côn trùng bởi vì côn trùng và trùng ba lá có cấu tạo cơ thể khá giống nhau, chúng đều có 1 đôi râu, một đôi mắt kép và 3 mắt đơn. Tuy nhiên giả thuyết này đã không lý giải được mối quan hệ giữa côn trùng không cánh nguyên thuỷ và côn trùng có cánh.
Giả thuyết khác lại cho rằng côn trùng tiến hóa từ lớp giáp xác Crustacea.
Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng
Một số giả thuyết khác cho rằng côn trùng và loài đa túc
( Myriapoda) có chung một ông tổ là Protaptera
Trong quá trình tiến hoá từ loài này đã phân ra thành 2 hướng:
1. Lỗ sinh dục ở phần trước cơ thể phát triển thành đa túc.
2. Lỗ sinh dục nằm ở phần sau cơ thể phát triển thành côn trùng
=> Học thuyết này được nhiều người chấp nhận nhất
Tiến hóa cánh côn trùng
Một trong những câu hỏi khó giải đáp nhất trong lĩnh vực tiến hóa côn trùng là cánh côn trùng đã tiến hóa như thế nào.
Tiến hóa cánh côn trùng
Vì tất cả những tiêu bản hiện có đều là côn trùng có cánh đã phát triển đầy đủ, cho phép côn trùng bay lượn thoải mái nên các nhà sinh vật học cho rằng, cánh côn trùng chắc chắn đã tiến hóa sớm hơn. Chỉ có điều, không ai biết đích xác thời gian bao lâu. Theo phỏng đoán của TS Engel, có thể những côn trùng đầu tiên của Trái đất này lấy nguồn thức ăn từ bào tử thực vật. Vào thời điểm kỷ Devon, cách đây 396-407 triệu năm, khi cây cối phát triển mạnh, côn trùng buộc phải tiến hóa cánh để lấy thức ăn và đưa con của chúng từ ngọn cây xuống mặt đất. => cánh xuất hiện
II. Vai trò của côn trùng với tự nhiên và đời sống của con người
Mặt hại
Trong nhận thức của con người côn trùng luôn được xem là những sinh vật gây hại luôn đeo bám dai dẳng cuộc sống của con người và gây rất nhiều tác hại.
Mặt hại
Phá hại mùa màng
Châu chấu có thể gây nạn đói
Thế kỷ 20 có rất nhiều đại dịch châu chấu như các năm 1926-1934, 1940-1948, 1986-1989... Chúng tràn vào một diện tích đất rộng 30 triệu km2 tại khoảng 60 nước (20% diện tích đất trên hành tinh), chén sạch mọi cánh đồng ngô, sắn và các loại cây lương thực khác trong vùng.
Mặt hại
Rầy nâu
Hiện dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa đã lây lan ra 21 tỉnh, thành, gây thiệt hại cho trên 500.000ha và làm giảm sản lượng 825.000 tấn lúa, ước thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng.
Mặt hại
Mặt hại
Loài Mối nhà này gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho cây cối, nhà cửa, cột điện thoại, đường điện và điện thoại ngầm
Mối đất là một loại côn trùng gây thiệt hại nhiều nhất cho các cấu trúc nhà cửa trong khu vực. Không chỉ do việc các vật liệu có chứa Cellulo là thức ăn của chúng, mà thiệt hại hơn nhiều là việc chúng tạo ra các đường đi ẩm ướt bên trong tường bê tông, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng và các nguyên vật liệu, vật dụng, tiện nghi chứa trong tòa nhà.
Mặt hại
Truyền bệnh cho con người
Loài muỗi vằn Châu Á được du nhập vào Mỹ và nhiều nước khác theo vỏ lốp xe cũ nhập khẩu. Loài muỗi này liên quan đến việc truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não ngựa phương đông, sán tim chó, và có thể cả vi rút viêm não St. Louis và LaCrosse.
Tên thường gọi: Muỗi sốt xuất huyết
Mặt hại
Loài muỗi tương đối to này là véc tơ truyền bệnh chính của bệnh sốt rét. Loài này chủ yếu sinh sản ở các vực nước ngọt tĩnh và đốt người và vật nuôi vào ban đêm.
Tên thường gọi: Muỗi sốt rét
Mặt hại
Viêm da do côn trùng thường xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Bệnh thường gặp nhiều ở thanh niên và người trung niên. Hầu hết bệnh nhân đều có vết đỏ, nổi mụn nước, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt và nửa thân.
Nguyên nhân gây bệnh là do côn trùng cánh cứng, có phấn và dịch gây nên. Có nhiều loài gây bệnh da liễu như kiến khoang, hay còn gọi là kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.
Mặt hại
Mọt Cứng Đốt - Trogoderma granarium
Mọt cứng đốt là một trong số địch hại nguy hiểm đối với các kho chứa hàng trên toàn thế giới và là đối tượng kiểm dịch quốc tế. Chúng có khả năng sống sót trong các kho chứa với một mật độ rất thấp và có thể sống rất lâu trong trạng thái tiếm sinh.
Mặt hại
Sâu róm sồi - Lymantria dispar
Sâu róm sồi là một trong số những địch hại nguy hiểm nhất đối với các vườn cây ăn quả và cây cảnh trên toàn vùng bán cầu bắc. Sâu róm sồi cũng là một loài địch hại nguy hiểm đối với các khu rừng gỗ cứng. Sâu ăn hại rụng lá hàng loạt dẫn đến làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sống của cây
2.2. Mặt lợi:
Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người
a. Giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường tự nhiên:
Các loài côn trùng có thể là động vật tiêu thụ cấp 2, cấp 3, chúng ăn thực vật hoặc ăn các loài động vật khác. Các loài côn trùng tiêu thụ cấp 2 sẽ ăn thực vật để cùng với các loài ăn thực vật khác duy trì số lượng ổn định của thực vật trong tự nhiên, cũng tương tự như vậy đối với các loài côn trùng ăn động vật (trong đó loài côn trùng này có thể ăn thịt loài côn trùng kia) đa số các loài côn trùng ăn thịt là chuyên tính nhưng có một số loài khi nguồn thức ăn thực vật khan hiếm thì chúng chuyển sang ăn thịt,
Các loài hút mật như ong, bướm, kiến có khả năng thụ phấn cho các loài thực vật giúp thực vật duy trì nòi giống. Loài bọ hung là “công nhân vệ sinh tự nhiên” chúng ăn phân và giúp vùi phân của các loài động vật xuống đất làm đất tốt hơn giúp các loài thực vật phát triển. Các loài mối giúp phân hủy xác thực vật, chúng sẽ ăn dần các cây già, cây chết – có những cây to chết nhưng không đổ mà vẫn chiếm không gian sống của các cây non khác, nên mối khi ăn cây sẽ tạo ra không gian sống cho các cây còn sống.
Các loài kiến và nhặng còn giúp phân hủy xác động vật chết một cách nhanh chóng không gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí một số thực vật sống ở nơi đất tốt phát triển quá mức về thân lá phải nhờ có sâu ăn lá ăn bớt thân lá đi mới có thể ra hoa kết quả duy trì nòi giống được, hay các loài kiến ăn thịt sâu bọ trên cây cũng giúp bảo vệ cây…Như vậy trong hệ sinh thái tự nhiên, côn trùng cũng đóng một vai trò rất quan trọng để duy trì một hệ sinh thái đa dạng và cân bằng.
b. Con người sử dụng côn trùng trong đời sống:
Từ những nghiên cứu và hiểu biết phần nào về thế giới côn trùng con người đã lợi dụng một số những đặc tính tự nhiên của côn trùng để phục vụ cuộc sống của mình:
Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong,bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.
Các nhà khoa học người Pháp thuộc INRA và CNRS cùng nhà khoa học người Đức thuộc UFC phát hiện rằng giá trị kinh tế toàn cầu của việc thụ phấn của côn trùng thụ phấn, hầu hết là ong, lến đến 153 tỷ bảng năm 2005 (tương đương với 217 tỷ đôla Mỹ theo tỷ giá ngày 15 tháng 11 năm 2008) đối với những loại cây trồng chính của thế giới. Con số này chiếm đến 9,5% tổng giá trị sản lượng lương thực nông nghiệp trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng xác định rằng sự mất dần côn trùng thụ phấn có thể gây ra tổn thật thặng dư cho người tiêu dụng ước tính từ 190 đến 310 tỷ bảng. Kết quả của nghiên cứu về giá trị kinh tế tổn thất của nền nông nghiệp thế giới trước nguy cơ suy giảm côn trùng thụ phấn được công bố trên tạp chí Ecological Economics.
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật và mật ong là hợp chất rất có giá trị về dinh dưỡng cũng như trong y học dùng điều trị một số bệnh dạ dày (kết hợp với nghệ đen), dùng uống để tăng cường sức khỏe vì trong mật ong có đên 36 loại vitamin và khóng chất cần thiết với cơ thể…
Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Và loài cô trùng đầu tiên được giải phẫu chính là tằm.
Bọ cánh kiến ( Laccifer Lacca hay Coccus Lacca), dài từ 1mm đến hơn 2,5 cm, sống ký sinh trên cây sẽ cho sản phẩm là cánh kiến là hợp chất có giá tri kinh tế cao.
Người ta dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác các loại và dùng trong keo xịt tóc.
Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets)...
Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường.
Con người đã biết ăn côn trùng từ xưa.
Từ lâu con người đã biết ăn côn trùng. Người Hy Lạp và La Mã rất chuộng loại thực phẩm này. Thánh Jean-Baptiste trong kinh Tân Ước cũng thích côn trùng. Và bạn hãy tưởng tượng châu chấu được dùng làm vật tế thần. Ngày nay, tại châu Á, Châu Phi và châu Mỹ, rất nhiều bộ tộc nuôi hoặc thu gom côn trùng.
Vừa bổ vừa bảo vệ môi trường.Hơn nữa, ăn côn trùng còn đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái. Một kilogram côn trùng cung cấp nhiều protein hơn một lượng tương đương thịt gia súc. Mặt khác, theo diễn biến tình hình tiêu dùng trên thế giới, các nhà khoa học cảnh báo khả năng cạn kiệt nguồn cá trong vòng 40 năm tới. Đó là lý do vì sao Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày càng quan tâm đến việc nuôi côn trùng. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, tại Chiang Mai, Thái Lan, đã diễn ra hội thảo về loại thực phẩm tiềm năng từ côn trùng rừng.
Tại đây, người ta đặt ra những câu hỏi kiểu như: tại sao chúng ta lại phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng trong khi những con côn trùng mà chúng ta tìm cách giết lại bổ hơn những loại cây mà chúng ăn?Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người.
Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng.Người Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng...
Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores).. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.
Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả dạng trưởng thành lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng, và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây.
Kiến vàng được xem là loại thiên địch lợi hại. Các bệnh thường gặp trên cam quýt như: Greening, sâu vẽ bùa, bệnh do bọ xít nhện…đều giảm nhiều khi nuôi kiến vàng trong vườn. Kiến vàng từ lâu đã được xếp vào hàng thiên địch lợi hại của ruộng đồng, vườn tược.
Ngoài các loài côn trùng có ích thì trên đồng ruộng cũng luôn có các loài ký sinh có ích, đó là các loài ong, ruồi ký sinh. So với thiên địch, ký sinh thường có các ký chủ cụ thể. Do vậy chúng thường ít được quan tâm, trừ những loài lớn, có màu rực rỡ. Tuy nhiên hiệu quả của chúng đối với mật độ sâu hại vô cùng quan trọng. Có rất nhiều loài ký sinh trên ruộng lúa, xin giới thiệu những loài quan trọng:
1. Ong cự ký sinh sâu non
Tên khoa học là Itoplectis narangae. Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo.
2. Ong ký sinh hình đèn lồng
Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm ở lá lúa. Để ký sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau đó chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.
3. Ong vàng ký sinh sâu đục thân
Có tên khoa học là Xanthopimpla Loài ong này ký sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng sâu đục thân trong thân cây lúa.
4. Ong đen kén trắng lập thể
Tên khoa học là Cotesia. Có nhiều loài ong Cotesia trên ruộng lúa. Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ.
5. Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh
Tên khoa học là Tomosvaryella subvirescens, Ruồi đầu to đậu trên lưng rầy và đẻ trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. Sau khi phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc dưới gốc cây.
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Các nhà khoa học thử nghiệm tạo ra một loại vaccine bệnh cúm gia cầm từ trong tế bào của côn trùng. Người ta này có thể giúp sản xuất vaccine nhanh hơn, với số lượng lớn trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm gia cầm.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loại vaccine có tên FluBIOk, dựa vào một loại virút (có tên là baculovirus) có thể gây bệnh cho các loài côn trùng để làm rối loạn những thành phần của nó.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, hóa chất trong cơ thể một loài kiến tại Trung Quốc có thể giúp con người tạo ra những dược phẩm chống viêm, giảm đau và khống chế nhiều bệnh khác.
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ phân tích những hóa chất mà họ chiết xuất từ Polyrhacis lamellidens - một loại kiến mà người Trung Quốc thường sử dụng trong những bài thuốc cổ truyền và phát hiện ra Polyketide - một chất chuyển hóa có tác dụng bảo vệ và liên lạc trong tế bào. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng Polyketide có thể ngăn ngừa chứng viêm khớp, nhiễm khuẩn và nhiều bệnh khác. Polyketide cũng được tìm thấy trong cơ thể nhiều loại thực vật, nấm và vi khuẩn.
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Đáng chú ý là, TS Đái Huy Ban cùng các đồng nghiệp Trần Đinh Toại, Lưu Tham Mưu (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã công bố nghiên cứu về một loài Đông trùng hạ thảo Asaria sp.Theo nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo Asaria sp có 17 axid amin, trong đó, aspartic và glumatic có hàm lượng rất cao
* Côn trùng và ứng dụng chữa bệnh:
Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ:
- Axít phoócmích do kiến tiết ra có thể chữa được các cơn đau thấp khớp, viêm khớp, viêm dây thần kinh thực vật.
- Khi ong đốt, nọc do nó tiết ra có tác dụng chữa các bệnh về máu, kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể, chống viêm nhiễm và giảm đau.
- Sâu kén bám vào các vết lở loét hút các chất độc làm vết thương chóng lành, lên da non.
- Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.
Bộ mặt mới của côn trùng thời nay
Tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một trong những kẻ thù lớn nhất của loài người: muỗi Anopheles - đang được các nhà khoa học xem như thượng khách.Chúng được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và sinh sản.Nhưng chúng sẽ cho ra đời thế hệ những con muỗi biến đổi gen có khả năng chống lại chính căn bệnh do chúng lan truyền: bệnh sốt rét!
Bộ mặt mới của côn trùng thời nay
Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình nhất về công nghệ côn trùng biến đổi gen đang được thí nghiệm để hạn chế những mặt hại của côn trùng và tận dụng tối đa lợi ích từ chúng mang lại trong Y học, trong nông nghiệp …
Và những nguy cơ tiềm tàng
Tuy nhiên, những người phản đối công nghệ gen đã và đang theo dõi bước đi của ngành khoa học còn non trẻ này với cái nhìn nhiều ngờ vực và lo lắng. Điều mà họ lo ngại nhất là một cuộc cạnh trạnh để sinh tồn sẽ diễn ra giữa côn trùng biến đổi gen và côn trùng tự nhiên cũng như việc môi trường sinh thái có thể bị phá vỡ nếu như những thí nghiệm và ứng dụng loại này vượt ra khỏi vòng kiểm soát. Rồi lại còn nguy cơ gen lạ được cấy vào sẽ biến đổi tính cách của động vật?
Và những nguy cơ tiềm tàng
Những lo ngại đó hoàn toàn có cơ sở, bởi ngay cả các nhà khoa học đang theo đuổi công nghệ biến đổi gen cho côn trùng cũng tỏ vẻ nghi ngại và rất thận trọng. Cho đến nay chúng ta còn biết quá ít về những đàn côn trùng biến đổi gen mặc dù chúng do chính mình tạo ra. Chúng sẽ phát triển thế nào? Mức độ ổn định của chúng đến đâu và liệu gen biến đổi đó có nhảy sang những loài khác không? Tất cả những vấn đề đó cần phải được nghiên cứu kỹ càng.
III. Kết luận
Các nhà khoa học tin rằng côn trùng đông gấp hàng tỷ lần so với con người, vì thế Trái đất này chứa đựng hàng nghìn bí mật chưa được khám phá về côn trùng.Những loài côn trùng được coi là mới với khoa học thì chỉ mới với chúng ta thôi vì côn trùng đã tồn tại trên hành tinh chúng ta từ lâu rồi. Điều chúng ta biết về côn trùng là chúng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái.
Chính vì vậy, con người cần phải học cách chấp nhận côn trùng. Hãy chung sống với chúng như những người bạn
Xin chân thành cảm ơn Thầy và các bạn đã chú ý theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thái Khương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)