Nguon goc noel
Chia sẻ bởi  Da Agh |
Ngày 27/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: nguon goc noel thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ngôi Sao Giáng Sinh:
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương, mộc dược và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Hang Đá và Máng Cỏ:
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.
Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse. Trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chiến tranh, nghèo đói và độc tài.
Ngày này, người ta vẫn dựng máng cỏ trong gia đình để tưởng niệm nơi Chúa Giêsu ra đời. Theo truyền thống, mỗi gia đình theo đạo thiên chúa sẽ dựng một máng cỏ ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà vào ngày chủ nhật trước Noel. Máng cỏ phải dựa lưng vào tường, xung quanh được trát bằng đất bùn, mái được lợp bằng một viên đá tảng, các thanh củi dùng để làm kèo. Người ta còn dùng thêm trái thông, sợi rơm và sỏi trắng lượm từ bờ biển, để trang trí sao cho khung cảnh trông thật tự nhiên. Ngoài ra, không thể thiếu tượng của đức mẹ Maria đang bồng Chúa Hài Nhi, thánh Giuse, những người chăn cừu, cừu, bò, thiên thần và một ngôi sao.
Gia đình sẽ cầu nguyện trước máng cỏ trong ngày lễ. Chiếc máng cỏ sẽ ở trong nhà đến tận ngày mùng 2 tháng hai, ngày chúa Giêsu được làm lễ rửa tội.
Cây Thông Noel:
Vào mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy, người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên, hơn 500 năm trước trong mùa Giáng sinh, người ta dùng thông làm cây Christbaum, thông xanh tươi, có mùi thơm màu xanh biểu tượng cho sự sống. Nến mang đến ánh sáng hy vọng. Vào ngày đông chí, họ trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mỳ. Lần đầu tiên mà cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Noël là ở Đức. Truyền thuyết kể lại rằng vào cuối thế kỷ VII, thánh Boniface (sinh vào năm 680) đã cố gắng thuyết phục các đạo sỹ rằng cây sồi không phải là cây thánh bằng cách cho đốn một những cây thông nhỏ.
Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Ðức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Đến thế kỷ thứ 11, cây thông Noël còn được gán cho biểu tượng là cây thiên đường. Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ, để gợi lại hình ảnh trái cấm của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Noël được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethleem chiếu sáng trên bầu trời khi chúa hài nhi ra đời. Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị thần cư ngụ ở phương đông ( « rois mages » ) Gaspard, Melchior và Balthasar đến gặp chúa. Đã từng có giả thuyết khoa học cho đó chính là sao chổi Halley. Mãi đến thế kỉ 19 thì cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 182. cây sồi. Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mọi vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của Chúa Jesus. Bởi vậy mà vào lễ Noël, người Đức đã từng có truyền thống trồng
Vòng Hoa Mùa Vọng:
Mùa Giáng sinh bắt đầu với 4 tuần mùa vọng từ ngày Chúa nhật Adventsonntag ngày 27 cuối tháng 11 hay ngày 3 tháng 12 và chấm dứt vào đêm 24.12 Heiligen Abend. Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus"/Ankunft", có nghĩa là đến. Theo tài liệu, mùa vọng đầu tiên được tổ chức tại thành phố Ravenna Ý vào thế kỷ thứ 5. Đến thế kỷ thứ 6 thời Đức giáo hoàng Gregor, mùa vọng có 6 Chúa nhật đến lễ ba Vua, nhưng đến thời Đức Giáo hoàng Pius V, mùa vọng chỉ còn 4 Chúa nhật.
Lần đầu tiên mùa Vọng ở Đức năm 1839 sử dụng "Advantkranz“ trong phòng lớn nhà "Rauhe Haus“ của mục sư Johann, mỗi ngày thắp một cây nến, trên khung gỗ hình tròn có 4 cây nến lớn màu đỏ, và 19 cây nến nhỏ. Cho đến đêm Giáng sinh căn phòng rực sáng, ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Những năm sau người ta trang trí thêm những nhánh thông xanh, từ năm 1860 có sự thay đổi vòng hoa hình tròn là những nhánh thông xanh, 23 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần cho sự chờ đợi ngày Chúa ra đời. Vì thế là vòng hoa mùa vọng ra đời lần đầu tiên được treo trong nhà thờ ở Köln năm 1925 cho đến năm 1935 phổ biến rộng rãi khắp nơi. Vòng hoa đường kính lớn nhỏ khác nhau, phần trong làm bằng rơm khô, chung quanh bọc lá thông xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Nhiều gia đình gắn thêm trái hồ đào trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kito hữu. Bốn cây nến này được lần lượt thắp lên mỗi tuần ý nghiã hướng chúng ta về với ánh sáng tránh xa tội lỗi.. Mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến!
Chuông Thánh Đường:
Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
Nơ Bướm (Bows) và Ruy Băng (Ribbons):
Thể hiện sự kết hiệp của chúng ta trong thiện ý muôn đời.
Mau Sắc Mùa Noel:
Đỏ: Máu Chúa đổ ra vì tội lỗi của nhân loại (John 19:34)
Xanh: Chúng ta có cuộc sống vĩnh cữu trong Chúa Kitô (John 3:16-17)
Trắng: Đức tinh khiết của Đức Kitô (2 Corinthians 5:21)
Vàng: Vương quyền của Đức Kitô (Isaiah 9:6-7)
Ký Hiệu Xmas:
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Ðức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương, mộc dược và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Hang Đá và Máng Cỏ:
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.
Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse. Trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chiến tranh, nghèo đói và độc tài.
Ngày này, người ta vẫn dựng máng cỏ trong gia đình để tưởng niệm nơi Chúa Giêsu ra đời. Theo truyền thống, mỗi gia đình theo đạo thiên chúa sẽ dựng một máng cỏ ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà vào ngày chủ nhật trước Noel. Máng cỏ phải dựa lưng vào tường, xung quanh được trát bằng đất bùn, mái được lợp bằng một viên đá tảng, các thanh củi dùng để làm kèo. Người ta còn dùng thêm trái thông, sợi rơm và sỏi trắng lượm từ bờ biển, để trang trí sao cho khung cảnh trông thật tự nhiên. Ngoài ra, không thể thiếu tượng của đức mẹ Maria đang bồng Chúa Hài Nhi, thánh Giuse, những người chăn cừu, cừu, bò, thiên thần và một ngôi sao.
Gia đình sẽ cầu nguyện trước máng cỏ trong ngày lễ. Chiếc máng cỏ sẽ ở trong nhà đến tận ngày mùng 2 tháng hai, ngày chúa Giêsu được làm lễ rửa tội.
Cây Thông Noel:
Vào mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy, người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên, hơn 500 năm trước trong mùa Giáng sinh, người ta dùng thông làm cây Christbaum, thông xanh tươi, có mùi thơm màu xanh biểu tượng cho sự sống. Nến mang đến ánh sáng hy vọng. Vào ngày đông chí, họ trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mỳ. Lần đầu tiên mà cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Noël là ở Đức. Truyền thuyết kể lại rằng vào cuối thế kỷ VII, thánh Boniface (sinh vào năm 680) đã cố gắng thuyết phục các đạo sỹ rằng cây sồi không phải là cây thánh bằng cách cho đốn một những cây thông nhỏ.
Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Ðức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Đến thế kỷ thứ 11, cây thông Noël còn được gán cho biểu tượng là cây thiên đường. Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ, để gợi lại hình ảnh trái cấm của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Noël được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethleem chiếu sáng trên bầu trời khi chúa hài nhi ra đời. Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị thần cư ngụ ở phương đông ( « rois mages » ) Gaspard, Melchior và Balthasar đến gặp chúa. Đã từng có giả thuyết khoa học cho đó chính là sao chổi Halley. Mãi đến thế kỉ 19 thì cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 182. cây sồi. Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mọi vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của Chúa Jesus. Bởi vậy mà vào lễ Noël, người Đức đã từng có truyền thống trồng
Vòng Hoa Mùa Vọng:
Mùa Giáng sinh bắt đầu với 4 tuần mùa vọng từ ngày Chúa nhật Adventsonntag ngày 27 cuối tháng 11 hay ngày 3 tháng 12 và chấm dứt vào đêm 24.12 Heiligen Abend. Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus"/Ankunft", có nghĩa là đến. Theo tài liệu, mùa vọng đầu tiên được tổ chức tại thành phố Ravenna Ý vào thế kỷ thứ 5. Đến thế kỷ thứ 6 thời Đức giáo hoàng Gregor, mùa vọng có 6 Chúa nhật đến lễ ba Vua, nhưng đến thời Đức Giáo hoàng Pius V, mùa vọng chỉ còn 4 Chúa nhật.
Lần đầu tiên mùa Vọng ở Đức năm 1839 sử dụng "Advantkranz“ trong phòng lớn nhà "Rauhe Haus“ của mục sư Johann, mỗi ngày thắp một cây nến, trên khung gỗ hình tròn có 4 cây nến lớn màu đỏ, và 19 cây nến nhỏ. Cho đến đêm Giáng sinh căn phòng rực sáng, ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Những năm sau người ta trang trí thêm những nhánh thông xanh, từ năm 1860 có sự thay đổi vòng hoa hình tròn là những nhánh thông xanh, 23 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần cho sự chờ đợi ngày Chúa ra đời. Vì thế là vòng hoa mùa vọng ra đời lần đầu tiên được treo trong nhà thờ ở Köln năm 1925 cho đến năm 1935 phổ biến rộng rãi khắp nơi. Vòng hoa đường kính lớn nhỏ khác nhau, phần trong làm bằng rơm khô, chung quanh bọc lá thông xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Nhiều gia đình gắn thêm trái hồ đào trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kito hữu. Bốn cây nến này được lần lượt thắp lên mỗi tuần ý nghiã hướng chúng ta về với ánh sáng tránh xa tội lỗi.. Mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến!
Chuông Thánh Đường:
Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
Nơ Bướm (Bows) và Ruy Băng (Ribbons):
Thể hiện sự kết hiệp của chúng ta trong thiện ý muôn đời.
Mau Sắc Mùa Noel:
Đỏ: Máu Chúa đổ ra vì tội lỗi của nhân loại (John 19:34)
Xanh: Chúng ta có cuộc sống vĩnh cữu trong Chúa Kitô (John 3:16-17)
Trắng: Đức tinh khiết của Đức Kitô (2 Corinthians 5:21)
Vàng: Vương quyền của Đức Kitô (Isaiah 9:6-7)
Ký Hiệu Xmas:
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Ðức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Â Da Agh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)