Người mẹ thân thương
Chia sẻ bởi Cao Văn Hạnh |
Ngày 10/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Người mẹ thân thương thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Người mẹ thân thương
TT - Tuy không sinh ra tôi nhưng người phụ nữ ấy lại hết lòng quan tâm, chăm sóc tôi như người cùng huyết thống. Bà là mẹ vợ tôi.
Tôi về làm rể mẹ tháng 9-1997. Vợ tôi là con đầu, dưới còn hai em trai. Sau ngày cưới gần một năm, chúng tôi dọn về nhà mẹ. Có người nói: “Trai ở nhà vợ như chó chui gầm chạn”, tôi chẳng hề quan tâm. Tôi nghĩ mình sống tốt sẽ có người thương, gặp điều may mắn.
Là bộ đội hải quân làm nhiệm vụ ở hải đảo xa xôi nên tôi thường xuyên vắng nhà. Hai lần vợ sinh nở đều một tay mẹ chăm sóc. Lúc vợ ốm con đau một mình mẹ lo liệu. Hàng xóm bảo “cháu bà nội, tội bà ngoại”. Mẹ vợ tôi cười: “Cháu nào cũng là cháu. Mình chăm nó, về già nó sẽ chăm mình”.
Tháng 5-2005, khi tôi đang ở đảo Trường Sa thì nghe tin sét đánh ngang tai. Mẹ vợ tôi bị nhũn não, tắc mạch máu ổ bụng, tắc động mạch chủ hai chi dưới, phải cưa đôi chân mới có thể cứu sống. Đêm ấy tôi đã khóc. Khóc vì thương mẹ cả đời khổ cực, khóc vì từ đây không còn thấy dáng mẹ hao gầy đi bằng đôi chân nữa.
Ngày mẹ lên bàn mổ, cả nhà tôi nín thở. Các dì từ ngoài Bắc vào túc trực sẵn sàng lo hậu sự. Hơn sáu giờ căng thẳng, các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống mẹ tôi.
Sau ba ngày hôn mê, tỉnh dậy mẹ hẫng hụt vì đôi chân không còn nữa. Bà cứ đòi lao đầu xuống đất chết cho xong. Bố tôi động viên: “Bà phải sống để nhìn thấy hai thằng con trai tốt nghiệp đại học nữa chứ!”. Từ đảo Trường Sa tôi viết thư về động viên mẹ: “Mẹ phải sống và yên tâm chữa bệnh. Bên cạnh mẹ đã có bố và chúng con”. Mẹ tôi không đòi chết nữa vì mẹ hiểu niềm tin yêu của bố tôi và cả gia đình dành cho mẹ.
Thời gian dần trôi, vết thương dần lành lặn. Mẹ tôi bắt đầu cuộc sống mới của người tàn tật. Tập bò, tập đi bằng hai cùi chân, tập trèo lên xe lăn. Những lúc như thế vết thương rớm máu, mồ hôi ra như tắm. Sự khát khao đi bằng đôi chân đã khiến mẹ tôi kiên trì luyện tập chẳng quản đêm ngày. Những lần đôi chân giả áp vào mỏm xương cụt là bao nhọc nhằn mồ hôi và nước mắt của mẹ. Mẹ khóc, cả nhà đều khóc.
Từ chuyện vệ sinh, ngủ nghỉ đều có người giúp đỡ, mẹ tôi đã tự làm được. Bà bảo: “Ngồi không buồn chân tay lắm. Chi bằng làm một việc gì đó có ích cho chồng con”. Niềm lạc quan đó đã giúp mẹ phần nào đỡ đau đớn mỗi khi trái gió trở trời.
Ngày ngày mẹ tôi vẫn ngồi trên xe lăn vào bếp nhặt rau nấu ăn cho cả nhà, để sau một ngày lao động mệt nhọc gia đình tôi lại hạnh phúc quây quần bên mâm cơm. Tôi học ở mẹ vợ nhiều điều từ tính kiên nhẫn và tình thương con vô bờ bến. Trong sâu thẳm lòng mình, từ lâu tôi đã xem bà là mẹ ruột của mình.
TT - Tuy không sinh ra tôi nhưng người phụ nữ ấy lại hết lòng quan tâm, chăm sóc tôi như người cùng huyết thống. Bà là mẹ vợ tôi.
Tôi về làm rể mẹ tháng 9-1997. Vợ tôi là con đầu, dưới còn hai em trai. Sau ngày cưới gần một năm, chúng tôi dọn về nhà mẹ. Có người nói: “Trai ở nhà vợ như chó chui gầm chạn”, tôi chẳng hề quan tâm. Tôi nghĩ mình sống tốt sẽ có người thương, gặp điều may mắn.
Là bộ đội hải quân làm nhiệm vụ ở hải đảo xa xôi nên tôi thường xuyên vắng nhà. Hai lần vợ sinh nở đều một tay mẹ chăm sóc. Lúc vợ ốm con đau một mình mẹ lo liệu. Hàng xóm bảo “cháu bà nội, tội bà ngoại”. Mẹ vợ tôi cười: “Cháu nào cũng là cháu. Mình chăm nó, về già nó sẽ chăm mình”.
Tháng 5-2005, khi tôi đang ở đảo Trường Sa thì nghe tin sét đánh ngang tai. Mẹ vợ tôi bị nhũn não, tắc mạch máu ổ bụng, tắc động mạch chủ hai chi dưới, phải cưa đôi chân mới có thể cứu sống. Đêm ấy tôi đã khóc. Khóc vì thương mẹ cả đời khổ cực, khóc vì từ đây không còn thấy dáng mẹ hao gầy đi bằng đôi chân nữa.
Ngày mẹ lên bàn mổ, cả nhà tôi nín thở. Các dì từ ngoài Bắc vào túc trực sẵn sàng lo hậu sự. Hơn sáu giờ căng thẳng, các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống mẹ tôi.
Sau ba ngày hôn mê, tỉnh dậy mẹ hẫng hụt vì đôi chân không còn nữa. Bà cứ đòi lao đầu xuống đất chết cho xong. Bố tôi động viên: “Bà phải sống để nhìn thấy hai thằng con trai tốt nghiệp đại học nữa chứ!”. Từ đảo Trường Sa tôi viết thư về động viên mẹ: “Mẹ phải sống và yên tâm chữa bệnh. Bên cạnh mẹ đã có bố và chúng con”. Mẹ tôi không đòi chết nữa vì mẹ hiểu niềm tin yêu của bố tôi và cả gia đình dành cho mẹ.
Thời gian dần trôi, vết thương dần lành lặn. Mẹ tôi bắt đầu cuộc sống mới của người tàn tật. Tập bò, tập đi bằng hai cùi chân, tập trèo lên xe lăn. Những lúc như thế vết thương rớm máu, mồ hôi ra như tắm. Sự khát khao đi bằng đôi chân đã khiến mẹ tôi kiên trì luyện tập chẳng quản đêm ngày. Những lần đôi chân giả áp vào mỏm xương cụt là bao nhọc nhằn mồ hôi và nước mắt của mẹ. Mẹ khóc, cả nhà đều khóc.
Từ chuyện vệ sinh, ngủ nghỉ đều có người giúp đỡ, mẹ tôi đã tự làm được. Bà bảo: “Ngồi không buồn chân tay lắm. Chi bằng làm một việc gì đó có ích cho chồng con”. Niềm lạc quan đó đã giúp mẹ phần nào đỡ đau đớn mỗi khi trái gió trở trời.
Ngày ngày mẹ tôi vẫn ngồi trên xe lăn vào bếp nhặt rau nấu ăn cho cả nhà, để sau một ngày lao động mệt nhọc gia đình tôi lại hạnh phúc quây quần bên mâm cơm. Tôi học ở mẹ vợ nhiều điều từ tính kiên nhẫn và tình thương con vô bờ bến. Trong sâu thẳm lòng mình, từ lâu tôi đã xem bà là mẹ ruột của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Văn Hạnh
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)