Nguồn lực phát triển kinh tế Nhật Bản

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Long | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Nguồn lực phát triển kinh tế Nhật Bản thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH NGÀY HÔM NAY !
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
Nguồn lực phát triển kinh tế Nhật Bản
Nguồn lực kinh tế xã hội
Nguồn lực tự nhiên
Vị trí địa lý
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Khí hậu
Tài nguyên
Dân cư
Văn hóa
Chính trị
1.1. Vị trí địa lý
Nhật Bản nằm ở Phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vì là một Quốc đảo, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
1. Nguồn lực tự nhiên
5/9/2014
Tọa độ địa lý:
Điểm cực Đông: 24016’ 59’’ B, 153059’ 11’’ Đ.
Điểm cực Tây: 24026’ 58’’ B, 1220 56’ 01” Đ.
Điểm cực Bắc: 45033’ 21’’ B, 148045’14” Đ.
Điểm cực Nam: 20025’ 31”B, 1360 04’11” Đ.
Diện tích:
Trên đất liền: 3779067 km², rộng thứ 60 trên thế giới.
Lãnh hải: 3091 km².
Ảnh hưởng
Thuận lợi
Khó khăn
Mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển
Tiền đề để phát triển các ngành kinh tế biển
Vì là 1 đảo quốc và nằm ở tiếp xúc của một số lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. NB có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất.
Thuận lợi
Khó khăn
5/9/2014
Một số hình ảnh thiên tai xảy ra ở Nhật Bản
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.
Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.
Bản đồ địa hình Nhật Bản
Địa Hình



a; Núi non: Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Ví dụ Núi Phú Sĩ: độ cao tuyệt đối: 3776m, Kitadake :3193m...

.


b; Bình Nguyên: Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto

c; Bồn địa và cao nguyên: Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau).
d; Sông, hồ
1.1.2. Khí hậu
Nhật Bản phần lớn có khí hậu ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
Hokkaido: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshu, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn

Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 độ đo được vào 16/8/2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản.
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Vì cách cấu tạo địa thế trẻ không thuận lợi cho việc hình thành khoáng sản.
Chủ yếu tập trung trên các đảo Hokkaido, Bắc đảo Kiuxiu và Honsu.
Sắt: Trữ lượng không đáng kể và hàm lượng không cao.
Than: trữ lượng khoảng 21 tỷ tấn, phẩm chất kém, phân bố chủ yếu ở Bắc đảo Kiuxiu ,Tây Nam của đảo Honsu, Trung của đảo Hokkaido.
Đồng: trữ lượng tương đối lớn, các mỏ đồng phân bố trên đảo Hokkaido và Xicocu.
Dầu mỏ: không đáng kể có ít ở bờ biển Tây Bắc của đảo Honsu.
Vàng : tập trung chủ yếu ở Bắc đảo Hokkaido, Đông Nam của đảo Honsu.
Chì, kẽm: phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây Nam của đảo Hônsu,và phía Tây Nam của đảo Hokkaido.
Khí tự nhiên: phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Bắc và Đông Nam của đảo Honsu.
Kim loại hỗn hợp: phân bố chủ yếu ở Đông Bắc của đảo Kixiu. Phía Tây Nam và Đông Bắc của đảo Honsu.
5/9/2014
Tài nguyên khác :
Cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng có tiềm năng và đang được khai thác mạnh ở Nhật Bản với hệ thống các đồi núi lớn mang lại giá trị cao và là nơi bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
Các hải đảo Nhật Bản trải dài trên 24 vĩ độ nên nguồn tài nguyên về động thực vật rất phong phú đa dạng.Thực vật và động vật tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác
Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tầu đánh cá rất lớn, hoạt động trong các hải phận quốc tế. Nhật Bản cũng khai thác mạnh ngành du lịch với các khách sạn, các sân golf và loại kỹ nghệ này càng bành trướng,Nhật Bản có nhiều vũng vịnh biển đẹp phục vụ cho du lịch đang được đầu tư và khai thác một cách có hiệu quả.
5/9/2014
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ








THUẬN LỢI
Phát triển ngành kinh tế biển
Khai thác lâm sản với nhiều loaị
gỗ quý trữ lượng tương đối lớn
Phát triển đa dạng sinh học,các
loại hình du lịch sinh thái












KHÓ KHĂN
Tài nguyên khoáng sản nghèo
nàn không đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng trong nước
Phải nhập khẩu nguyên
liệu từ nước ngoài
Các nguồn tài nguyên khoáng
sản trữ lượng thấp khó khai
thác
laohsshsdcdbckb
5/9/2014
2: Nguồn lực kinh tế xã hội
Dân cư
Đặc điểm dân số
Tháng 7- 2010: dân số Nhật Bản lên tới gần 127 triệu người và xếp thứ 10 trên thế giới.
Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số thành phố lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km2.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi.
Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế:
Dân số Nhật Bản có xu hướng già hóa nhanh chóng nên ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế:
+ Nhật Bản sẽ phải đối mặt với những khó khăn về lực lượng lao động suy giảm mạnh.
+ Khoảng cách giữa số người già yếu không lao động với số người ở độ tuổi lao động ngày càng lớn. Đó là gánh nặng đáng kể cho người đang đi làm.
+ GDP sẽ giảm nếu không tăng sản lượng lao động.
+ Cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng khi phải chi ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội quá nhiều.
+ Dân số đang lão hóa,thu hẹp và nhu cầu cũng giảm xuống.Điều này làm giảm sự khao khát đẩu tư của các doanh nghiệp ,nhà máy vì vậy tình trạng thất nghiệp của giới trẻ có nguy cơ tăng cao.
- Con người Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:
+ Người Nhật vốn lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao do đó năng suất lao động cao.
+ Thời gian làm việc trung bình một ngày của họ là 9 tiếng.
+ Con người Nhật rất ham học hỏi, quan sát từ những cái nhỏ nhất, sự cầu tiến cùng với sự sáng tạo đã giúp họ bắt kịp rất nhanh với các nước phát triển, từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới đến nền văn hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của mình.
+ Mức sống của người dân cao, theo báo cáo của IMF cho thấy GDP bình quân đầu người trong  năm 2009 của Nhật Bản là 39.573 USD. Nhật Bản có chỉ số phát triển con người (HDI – Chỉ số đánh giá một cách tổng quát về sự phát triển con người và sự phát triển của quốc gia) xếp thứ 8 trong 10 nước dẫn đầu thế giới và là nước dẫn đầu ở Châu Á tính cho năm 2007
Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc,trong khi đó dân số NB là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao NB lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?
5/9/2014
Văn hóa Nhật Bản

1. Đặc điểm
Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại.
Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần.
Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc.
Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại.
Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc
3. Một số nét văn hóa đặc trưng

Văn hóa trà đạo
Đấu vật sumo
Trang phục Kimono
Rượu Sake
3. Tác động của văn hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội
+ Sự khu biệt địa lý, thuần nhất văn hóa và không bị nước ngoài đô hộ đó làm nên vị thế riêng của Nhật Bản.
+ Dân tộc thuần nhất, tôn giáo hài hòa, phát triển văn hóa công ty- là những yếu tố làm cho Nhật Bản có chỗ đứng cao trong cạnh tranh quốc tế.
+ Văn hoá ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thông qua sự thúc đẩy các giá trị được chia sẻ trong cộng đồng. Các giá trị đó cũng quy định cách thức mà các thành viên của cộng đồng thực hiện trong các quá trình sản xuất mang tính kinh tế.
+ Văn hoá có thể ảnh hưởng đến tính công bằng - chẳng hạn như bằng việc ghi nhớ những nguyên tắc đạo đức như sự quan tâm đến mọi người hay sự thiết lập các cơ chế để những khúc mắc có thể được bày tỏ.
+ Văn hóa có thể được xem như là có ảnh hưởng hay thậm chí quyết định đến mục tiêu kinh tế và xã hội của cộng đồng
Văn hoá NB ngày nay là kết tinh thành quả lao động, đấu tranh với môi trường tự nhiên khắc nghiệt , đấu tranh với chính mình hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản. Nó cũng là sự kết hợp sáng tạo linh hoạt những giá trị văn hoá bản địa cùng với các giá trị văn hoá nước ngoài. Cũng vì vậy mà nó là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây và là nơi thể hiện rõ nét Nhất sự sáng tạo và thích nghi uyển chuyển với môi trường tự nhiên và xã hội của dân tộc Nhật!
5/9/2014
2.3.CHÍNH TRỊ
2.3.1.Thể chế chính trị
Có 7 thời kì
Thời kì đồ đá:
+30,000–10,000 TCN: Chưa biết chính quyền tối cao
Thời kì cổ đại :
+10,000–300 TCN
+900 TCN – 250 SCN
+Khoảng 250–538
Thời kì trung cổ:
+ 538–710
+710–794
+794–1185
Thời kì phong kiến:
+1185–1333: Mạc phủ kamakura
+1333–1336: Thiên hoàng
+1336–1392 Mạc phủ Ashikaga
+1467–1573
Các thị tộc địa phương
Thị tộc Yamato
Thiên Hoàng
5/9/2014
+1573–1603: Mạc phủ Ashikaga, Daimyo, Oda nobunaga,T Hideyoshi
+1573–1603: Mạc phủ Ashikaga, Daimyo, Odanobunaga, Toyotomy, T Hideyoshi
Hiện đại hóa:
+ 1603–1868 Mạc phủ Togunawa
Thời hiện đại:
+1868–1912
+1912–1926 Thiên hoàng
+1926–1945
- Đương thời:
+1945–1952: Chỉ huy tối cao của khối đồng minh
+1952–1989
+1989-hiện tại
Dân chủ nghị viện
5/9/2014
5/9/2014
5/9/2014
5/9/2014
5/9/2014
5/9/2014
Cám ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe!
Hokkaido
77.981,87 km²
Honsu
Diện tíchlà 227.945,15 km², chiếm 60% diện tích NB
Sikoku
Kiusiu
35.640 km²
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)