Ngựa trong truyền thuyết TT TG .ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Ngựa trong truyền thuyết TT TG .ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hình tượng
Ngựa trong
Truyền thuyết-thần thoại
Việt Nam & thế giới
Nhân dịp Tết năm Ngựa 2014
Giới thiệu
Trong các Truyền thuyết-Thần thoại của các nền văn hóa Đông-Tây, hình tượng con ngựa luôn để lại dấu ấn đặc biệt. Kể cả trong văn hóa tâm linh (Đạo Phật, Đạo Ki-Tô, Đạo Hồi, Đạo Indu..) con ngựa cũng như là “nhân vật” đi vào lịch sử.
Nhân Tết Giáp Ngọ (2014) mời các bạn tham khảo vài tư liệu.
-----------------------------------------------------
PHH sưu tầm - Nguồn: Wikipedia,tienphong Oline
Ngựa sắt của Thánh gióng

Người Việt Nam không ai không biết truyền thuyết “Thành Gióng”- Người đã cưỡi ngựa sắt dẹp giặc Ân
Tượng đài Thánh Gióng mới được xây dựng trên đỉnh núi Sóc - Sóc Sơn – Hà Nội tương truyền là nơi ngài đã cưỡi ngựa sắt bay lên trời sau khi giặc tan.
Hình tượng Thánh Gióng với Ngựa sắt vừa oai hùng vừa giản dị gần gũi trong tâm trí dân Việt Nam. Nhiều tượng đài, tranh dân gian còn ghi lại
Tượng Thánh Gióng tại ngã 6 Phù Đổng, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngựa trong
Thần thoại Hy Lạp
Pegasus có cánh như chim đại bàng, lông trắng muốt, là con của thần biển Poseidon và Medusa. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại quái vật Chimera, thần Zeus biến Pegasus thành một chòm sao trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, thơ ca, sách báo và phim ảnh.
Sleipnir - Thần thoại Bắc Âu
Sleipnir có 8 chân, sở hữu sức mạnh vô song. Sleipnir còn có thể tới địa ngục Nifheim do nữ thần Hel cai quản. Hermod, con trai thần Odin, từng cưỡi sinh vật này xuống địa ngục để cứu anh trai Balder. Sleipnir được Odin xem là con ngựa vĩ đại nhất của loài ngựa.
Ngựa Uchchaihshravas - Đạo Hindu
Trong thần thoại Ấn Độ, Uchchaihshravas là một con ngựa có 7 đầu, trắng như tuyết, biết bay và xuất hiện vào giai đoạn Khuấy Biển Sữa (Churning of the Milk Ocean). Uchchaihshravas được coi là con ngựa tốt nhất, xuất hiện đầu tiên và là vua của các loài ngựa.
Ngựa
Al-Buraq với Đạo Hồi
Theo truyền thuyết của đạo Hồi, Al-Buraq là phương tiện di chuyển của các nhà tiên tri. Cái tên Al-Buraq bắt nguồn từ tiếng Arab trong đó "buraq" có nghĩa là "tia chớp".
Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến loài ngựa này được ghi chép trong kinh Quran. Nhà tiên tri Muhammad cùng với thiên thần Jibril (Grabiel) đã cưỡi chúng từ thánh địa Mecca tới Jerusalem, sau đó lên thiên đường chuyện trò với thánh Allah trong "Cuộc du hành ban đêm". Al-Buraq có lông màu trắng, đôi cánh mọc ở thân và đôi khi được mô tả mang khuôn mặt người
4 con ngựa trong Sách Khải huyền - Thần thoại Kito giáo
 4 con ngựa được nhắc đến trong Sách Khải huyền của Kito giáo như Phán xét cuối cùng về ngày tận thế. Chúng có màu sắc riêng biệt lần lượt là trắng, đỏ, đen và xanh xám hoặc xanh lá cây ánh vàng. Những con ngựa này trở thành nhân vật trung tâm trong Thuyết Mạt thế trong gần một thiên niên kỷ, đồng thời được biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.
Kanthaka - Thần thoại Phật giáo
 Kanthaka được mô tả "có chiều dài 18 cubit (1 cubit tương đương 45,72 cm) và chiều cao tương xứng... và bộ lông trắng". Đây là con ngựa yêu của Đức Phật Siddhartha Gautama. Đức Phật đã cưỡi trên lưng Kanthaka trốn khỏi cung điện của gia đình khi ông quyết định trở thành nhà tu hành. Sau khi chết, Kanthaka được tái sinh thành một học giả và tu luyện đạt được giác ngộ.
Tulpar - Thần thoại Thổ Nhĩ Kỳ
"Tulpar" trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Á cũng có nghĩa là "ngựa có cánh". Tulpar xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại ở khu vực này. Một trong những truyền thuyết kể lại rằng, anh hùng dân gian người Tuvan, Oskus-ool, đã sử dụng những gì còn lại của con ngựa Tulpar yêu quý để tạo ra cây đàn violon đầu tiên.
Chollima - Thần thoại Đông Á
Chollima (nghĩa là "thiên lý mã") là con ngựa thần với sải cánh rộng và có thể di chuyển 400 km một ngày. Chollima được miêu tả sinh động trong văn hóa các nước Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản. Tương truyền, loài ngựa này xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ III trước Công Nguyên, dưới triều đại nhà Tần. Ngày nay, Chollima là biểu tượng của sự tiến bộ và phát triển kinh tế ở Triều Tiên.
Con ngựa thành Troia
Đây là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Troia trong cuộc chiến thành Troia. Sau 10 năm chiến đấu ở thành Troia, quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troia bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troia, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy. Bụng ngựa chứa đầy lính. Khi quân Troia no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào.
Hình tượng
Con ngựa thành Troia
Biểu tượng con ngựa thành Troia tại quê hươngThành Troy được xây dựng lần đầu tiên khoảng trong niên đại 3.000 năm trước Công nguyên. Qua thời gian hàng ngàn năm, Troy được xây thêm và mở rộng để ngày nay hậu thế chiêm ngưỡng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)