Ngữ văn: GT Câu trong TP văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn: GT Câu trong TP văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi
viết văn.
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
I* Câu: Có rất nhiều định nghĩa về câu nhưng ở đây chỉ nêu một định nghĩa phù hợp nhất: " Câu là một chuỗi từ ( tập hợp từ) được sắp xếp theo quy tắc ngữ pháp Việt nam và diễn đạt một ý trọn vẹn".
Các loại câu trong tác phẩm văn học gồm: câu đơn, câu đảo, câu treo, câu xen, câu phức, câu không dùng từ nối, câu sóng đôi( trong đó câu đơn và câu phức là hai kiểu câu chính).
1, Câu đơn: Câu chủ yếu có ba thành phần cơ bản: chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ(bổ ngữ).
Câu đơn có thể được "biến hoá" thành câu ngắn(còn gọi là câu tinh lược) khi nó bị bớt đi một thành phần ngữ pháp nào đó, chẳng hạn những câu thiếu chủ ngữ, chỉ có động vị ngữ, rất thích hợp để diễn tả những gì thanh, mạnh. Ví dụ: "Chửi, kêu. Đấm. Đá.Thụi. Bịch...như mưa vào đầu...."( Nguyễn Công Hoan). Hoặc: Mưa! Gió. Não nùng.
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
2, Câu đảo: Câu có sự đảo ngược trật tự thông thường của các thành phần ngữ pháp; thành phần nào đảo ngược lên trước là thành phần được nhấn mạnh.
3, Câu treo: Là câu bị bỏ lửng, không được viết hết, dùng trong trường hợp cần nói một cách tế nhị, kín đáo. Ví dụ:
" Thác bức rèm chân chợt thấy mà...".
"Nét thu gợn sóng hình như thể...".
4, Câu xen: là câu có thêm các thành phần phụ để tăng sắc thái biều cảm, có khi khinh thường. Ví dụ: " Nhà chị đông xá, cơm đã chín chưa?"
" Gớm, mụ Nghị ác quá!". " Ghê nhỉ, cái con ranh ma này".
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
5, Câu phức: thường có nhiều mệnh đề. Có thể là những câu dài, liên tục có sự mở rộng các thành phần ngữ pháp.
6, Câu sóng đôi: có các mệnh đề tồn tại song song và với ý nghĩa đối nhau hoặc bổ sung cho nhau. Ví dụ: "Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã kiên quyết đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đã phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập".(Hồ Chí Minh).
II* Phương thức chuyển nghĩa: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, vật hoá, tượng trưng,....
1,+ ẩn ngữ: phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống điều muốn nói. Ví dụ: Trong Kiều có câu "Tình trong như đã...mặt ngoài còn e".
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
2,+ So sánh: "trẻ em như búp trên cành".
3,+ ẩn dụ: cũng là so sánh, nhưng là so sánh bên trong, so sánh ngầm, bởi vì ở đó chỉ còn tồn tại vế bị so sánh nhưng người ta vẫn nhận ra vế so sánh;
Ví dụ: " Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".
* Phúng dụ hay nói bóng hoặc ám chỉ, là một biện pháp chuyển nghĩa trong nghệ thuật ngôn từ, một kiểu hình tượng, một nguyên tắc tư duy và tổ chức trong nghệ thuật nói chung( có thể coi phúng dụ là một dạng thức ẩn dụ nhưng với quy mô lớn hơn, không chỉ ở cấp độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm".
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
4,+ Hoán dụ: chỉ là sự đổi tên sự vật, thay thế cái này bằng một cái khác có sự gần gũi về quan hệ, từ đó nhấn một ý cần biểu hiện nào đó; hoặc lấy bộ phận thay cho toàn thể. Ví dụ: "Bàn tay ta làm nên tất cả".
Hoặc lấy địa điểm thay cho người sống ở địa điểm đó:
" Mình về với Bác dường xuôi,
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người".
5,+ Tỉ(còn gọi là tỉ dụ)- một phương thức tu từ. Tỉ gồm so sánh(ví von) và ẩn dụ.
Ví dụ: " Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".
Hoặc(Bs) : " Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn,
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím".
( Phương pháp tu từ về từ: so sánh, nhân cách hoá, ẩn dụ, hoán dụ; dùng điệp từ, điệp ngữ,....nhằm khắc hoạ sâu sắc, nhấn mạnh sự việc, hiện tượng, cảnh vật; ví dụ: Núi rừng trùng trùng, điệp điệp.).
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
6,+ Tượng trưng: là một ẩn dụ đặc trưng, một qui ước khiến mọi người đều hiểu rõ từ ngữ này có thể hiển thị một đối tượng khác ngoài cái nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ: "Búa liềm không sợ súng gươm bao giờ".
7, Nhân cách hoá: Coi các sự vật, hiện tượng có thể có những hành động, hoạt động, suy nghĩ, có nhận thức, tình cảm như con người. Hay nhân cách hóa: Biện pháp tu từ trong văn học, gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người .Thủ pháp nhân cách hóa thường được dùng trong truyện ngụ ngôn. ( Nguồn: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Nh%C3%A2n_c%C3%A1ch_ho%C3%A1 )
Ví dụ(bs):
" Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu, về đâu,
Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ".
Hoặc(bs); "Lúa níu anh trật dép"- Thơ Hoàng Trung Thông.
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
8,+ Vật hoá: là cách đồng nhất con người với các vật khác để tỏ tình cảm thiết tha trân trọng: " Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác".
Hoặc( bs): " Em không Phải là chiều mà nhuộm anh đến tím".
Hoặc có thể để tỏ sự khinh ghét.
Ví dụ: "Một toán quĩ rầm rầm rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó râu dê".
9,+ Nói tăng(còn gọi là ngoa dụ, cường điệu, phóng đại, khoa trương): là cách nói quá sự thật vốn có của sự vật, hiện tượng để tăng cường sức biểu hiện của nó. Ví dụ:
"Lúc khó thì chẳng ai nhìn,
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em".
Hoặc( bs): "Mũi thì mười tám gánh lông,
Chồng thương, chồng bảo râu rồng trời cho".
Hoặc( bs): "Con rận bằng con ba ba,
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh".
Câu trong tác phẩm văn học và một vài chú ý về ngữ pháp khi viết văn.
+ Nói giảm( còn gọi là khinh từ, uyển ngữ, nhã ngữ) lại là cách nói dưới mức vốn có của sự vật, hiện tượng để làm cho ý cần nói trở nên nhẹ nhàng, tinh tế:
Ví dụ: "Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường".
+Chơi chữ (hay lộng ngữ) là phương thức sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt nhằm tạo nên một nét nghĩa bổ sung, bất ngờ, tồn tại song song với nét nghĩa chính; có thể đó là chơi chữ đồng ngữ khác âm:
Ví dụ: "Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cày thì không".
Hoặc chơi chữ đồng âm khác nghĩa:
" Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả".

( TVT- VPTDTH- Suu t?m trong giỏo trỡnh Lý lu?n van h?c c?a DHTH van & DHSP Van).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)