Ngu van 7

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Xuân | Ngày 21/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ngu van 7 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

XEC VAN TEC
ĐÔN KI HÔ TÊ
1. Khái niệm phục hưng
Sau thời kì cổ đại của HL, Thiên chúa giáo ra đời và sự lớn mạnh của nhà nước phong kiến và Giáo hội đã đặt ra những chuẩn mực mới. Cái tôi thời kì cổ đại bị rơi xuống hàng thứ yếu. Hình ảnh ông vua quyền uy trên ngai vàng giữ vị trí độc tôn.
Văn học chủ yếu tập trung ca ngợi vua chúa, người anh hùng của thời đại là người biết phụng sự vua chúa đến hơi thở cuối cùng…
Khi khoa học phát triển, châu Âu chìm trong “Đêm trường trung cổ”, họ hoài nghi về các tín điều được răn dạy trong kinh thánh, muốn xác lập một nguyên tắc sống mới.
Châu Âu có phong trào học tập cổ đại, xem các giá trị nhân văn thời cổ đại là tiêu chuẩn cho kỉ nguyên mới. Phục hưng là khôi phục lại văn hoá, tư tưởng nhân văn HL cổ đại và phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. (TK XIV - XVI)
2. Cuộc đời và sự nghiệp Xécvantéc
Xécvantéc sinh năm 1547 tại Ancla Đơ Hennaex, gần thủ đô Manđrit. Cha ông là thầy thuốc nghèo đông con.Ông chịu nhiều cực khổ thời nhỏ, gia đình di chuyển lận đận để kiếm sống.
Quá trình học tập của ông gián đoạn, cuối cùng ông tốt nghiệp học viện nhân văn (Hunmanist academy). Ông dời Tây Ban Nha sang Ytali và một năm sau, ông gia nhập quân đội Tây Ban Nha. Xécvantéc chứng kiến những đổi thay Tây Ban Nha là cường quốc mở rộng đầu tư ở các thuộc địa.
Năm 1571 ông tham gia trận thuỷ chiến Lêpantô chống quân Thổ Nhĩ Kì. Ông bị cướp biển Bắc Phi bắt giữ làm tù binh để đòi tiền chuộc. Gia đình không có tiền chuộc,triều đình không quan tâm, nên ông bị cầm tù 5 năm ở Angiơ. Thời gian này ông có điều kiện tiếp xúc với văn hoá hồi giáo, hiểu biết sự xung đột Hồi Giáo và Thiên chúa giáo
Năm 1580 khoản chuộc giảm giá, ông được bạn bè, gia đình quyên góp tiền chuộc, mua lại tự do cho ông và bắt đàu sáng tác thơ. 1852 Xécvantéc chung sống với Anna Pranca Đơ Rôjax, hai người sinh được cô con gái Isaben. Đến năm 1584 Xécvantéc chia tay Anna để kết hôn với Catalina Đơ Salaza, nhưng không có con. Ngày 22 tháng 4 năm 1616 ông qua đời.
Tóm tắt tiểu thuyết Đôn Kihôtê.
Cha sứ Pêrô Pêrex và bác thợ cạo Nicôlax trong làng cùng cháu gái và mụ quản gia đốt hết số sánh trong thư viện. Khi bình phục Đôn Kihôtê không tìm thấy sách cho là tên pháp sư Phrextôn trả thù gây ra.
Lần thứ hai cùng với Xantrô Panxa, bác nông dân hiền lành đồng ý làm giám mã cho Đôn Kihôtê, và hứa sẽ cho làm thống đốc vài hòn đảo. Qua cánh đồng Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió. Đến cảng, đánh thắng kị sĩ Vixcaia sau khi bị chém mất nửa cái mũ và nửa cái tai. Đôn Kihôtê bị đánh nhừ tử vì con ngựa Rôxinantê trêu ghẹo lũ ngựa cái của lũ lái la. Đôn Kihôtê không trả tiền trọ nên Xantrô Panxa bị bọn lái buôn chơi trò tung hứng. Gặp đoàn tù khổ sai Đôn Kihôtê cứu họ lại bị chính họ ném đá bị thương vì bắt bọn họ đi tìm công nương Đunxinêa để tấn dương công trạng, bị một trận nhừ tử, phải trốn vào núi, sau đó Cha sứ Pêrô Pêrex và bác thợ cạo Nicôlax đi tìm và khênh chàng lên xe bò đưa về nhà.
Lên đường
thứ ba hai thầy trò bằng việc đi thăm nàng Đunxinêa. Một cô thôn nữ xấu xí, Đôn Kihôtê lại ngộ nhận là nàng Đunxinêa bị phù phép. Chặn đoàn xe chở sư tử, do phản đối lói sống an nhàn của nhà quí tộc Đôn Điegô, Đôn Kihôtê chiến thắng. Gặp vợ chồng công tước, họ bày trò mua vui cho Xantrô Panxa làm thống đốc đảo. Bác giám mã tỏ ra tài ba, công bằng khi cai trị. Biến thành trò đùa, nên mất tự do, hai thầy trò bỏ đi, gặp đám thanh niên thành thị chán đời muốn làm mục đồng…Cậu tú Caraxcô muốn cứu Đôn Kihôtê, bèn giả trang thành hiệp sĩ Vầng trăng bàn thách đấu với Đôn Kihôtê với điều kiện, người thua sẽ không được phép đi làm hiệp sĩ nữa. Đôn Kihôtê bị đánh ngã, phải trở về nhà, không lâu sau thì qua đời.
Đôn ki hô tê nhỡn th?y Cối xay gió
Thầy trò Đônkihôtê và Xantrô đánh nhau với cối xay gió
Đônki hô tê bi Cối xay gió đánh
Trở về
Đônkihôtê trốn thư viện
Đọc- hiểu Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió
Bối cảnh chạm trán với cối xay gió với tên khổng lồ hung tợn
Hành động của Đôn Kihôtê trở thành điển tích nhằm chỉ những
người bình thường trong hành động của họ thiếu thực tế, không
mang lại kết quả. Phẩm chất cơ bản của chàng hiệp sĩ Đôn Kihôtê
là giàu trí tưởng tượng và kiên quyết sống, hành động
Đánh nhau với cối xay gió thuộc phần đầu của chương 8 có tựa đề “Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn Kihôtê với cối xay gió và những sự việc đáng ghi nhớ khác”trí tưởng tượng và kiên quyết sống, hành động
Bối cảnh hai thầy trò đối thoại với nhau về tương lai gần của “thống đốc” Xantrô Panxa và Xantrô nghĩ đến cái gánh nặng của mình phải mang cả việc không xứng đáng làm hoàng hậu của bà vợ quê mùa của mình
“Xantrô, hãy trông chờ thượng đế. Người sẽ dành cho vợ anh một địa vị thích hợp. Còn anh cũng chớ quá tự hạ mình không dám nhận chức thống đốc
Thưa ngài, tôi không dám thế nữa. Vả chăng có một ông chủ tốt bụng như ngài, tôi tin chắc sẽ được xếp đặt đúng nơi đúng chỗ và sẽ gánh vác được công việc” (tr79. T1)
“Vận may, dun rủi kiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn. Này anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thấy mấy chục tên khổng lồ hung tợn kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng, với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quí” (tr 80. T1)
Nhận thức
Nhận thức của hai người trái ngược nhau
+ Đôn Kihôtê Khổng lồ hung tợn, có cánh tay dài, kết liễu đời chúng, giàu sang phú quí nhờ chiến lợi phẩm.
+ Xantrô Những tên khổng lồ nào cơ? Câu hỏi phủ nhận, dù anh ta đang mơ đến chức thống đốc của hòn đảo nào đó. “Xin ngài hãy coi chừng. Cái mà ngài tưởng là khổng lồ chỉ là những cối xay gió, còn vật trông giống cánh tay là những cánh quạt” (tr 81.T1)
Người đọc đồng ý với Xantrô, cùng cười vì sự điên rồ thái quá của Đôn Kihôtê. Tiếng cười toat ra từ lối tương phản giữa thực tế và tưởng tượng, giữa tỉnh và điên.
Nhận thức của Đôn Kihôtê lại đặt trong cái nhìn lạ hoá. Nguyên tắc tồn tại của thế giới là có vấn đề, như kiểu Hămlét nhận ra Đan Mạch là chốn ngục tù ghê tởm, song mọi người sông trong thế giới ấy đâu có ý thức được như Hămlét
Nhìn cối xay gió chàng hiệp sĩ xác định: đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất. Trước suy nghĩ và hành động điên rồ đáng buồn cười trên, song không thể không thừa nhận điểm sáng nhân văn trong các hành động đó.
Hành động
Đôn Kihôtê đơn thương độc mã, thúc con ngựa Rôxinantê xông lên, thái độ khẳng định của chàng hiệp sĩ qua các cụm từ miêu tả: Chẳng thèm để ý, trong bụng đinh ninh, chẳng những không chú ý, mà cũng chẳng buồn quan sát.
Xecvantéc tài tình trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bình
thường của mình. Thế giới thực không có nghĩa lí gì đối với
Đôn Kihôtê cả những lời khuyên ngăn tỉnh táo cũng thế.
Thủ pháp đắc địa để tác giả hợp lí hoá hành động điên rồ
của Đôn Kihôtê .
Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Brianrêô đi nữa, các ngươi cũng sẽ phải đền tội. (Khổng lồ đi kèm với sức khoẻ phi thường và nhiều cánh tay). Chàng không thể nào ý thức mình đang đánh nhau với cối xay gió mà với chàng là sự thách thức
Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Brianrêô đi nữa, các ngươi cũng sẽ phải đền tội. (Khổng lồ đi kèm với sức khoẻ phi thường và nhiều cánh tay). Chàng không thể nào ý thức mình đang đánh nhau với cối xay gió mà với chàng là sự thách thức của thế lực tội ác và nhiệm vụ của chàng là bắt chúng phải đền tội.
Chàng cầu xin tình thương giúp đỡ để chàng vượt qua thử thách này. Đôn Kihôtê lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rôxinantê phi thẳng tới chiéc cối xay gió gần nhất
Điểm nhìn trần thuật ở đây rất khách quan, đặt bên ngoài nhân vật và nhất quán. Đoạn đối thoại hai người thể hiện sự điên rồ của chàng, thì qua lời kể thấy sự phát triển lôgic của sự điên rồ đó. Đỉnh điểm của xung đột được giải quyết khi Đôn Kihôtê đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay gió và ngay lúc đó “gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”
Thất bại
Xecvantéc sử dụng phép đối nghịch để miêu tả
Trước trận đấu
Sau trận đấu
Thét lớn
Dịu giọng
Cầu cứu nàng Đunxinêa
Không nhắc gì đến nàng
Lăm lăm ngọn giáo
Ngọn giáo gãy tan tành
Thúc Rôxinantê
phi thẳng tới
Cả người lẫn ngựa
ngã chổng kềnh
Bên trên là tiếng cười hài hước, cười anh chàng đi đánh nhau với cối xay gió
Bên dưới là tiếng cười mỉa mai, chua chát, con người bất lực trước những tên khổng lồ xấu xa.
Lạc quan
Niềm tin chiến thắng ấy giúp Đôn Ki hô tê vượt qua mọi trở ngại, mọi đau đớn về thể xác để tiếp tục cuộc phiêu lưu tìm kiếm những chuyện mạo hiểm khác của mình. “Hai thầy trò đi về phía cảng Lapixee vì theo Đôn Kihôtê, con đường này có nhiều người qua lại tất sẽ gặp nhiều chuyện mạo hiểm khác ”
Bản lĩnh tinh thần nhân văn phục hưng thể hiện rõ ở điểm này: thất bại không hề làm trang hiệp sĩ nản chí. Con người Đôn Kihôtê luôn luôn lạc quan và luôn củng cố niềm tin qua sách vở, qua tình nhân, và thậm chí qua cả khát vọng làm nở mặt nở mày cho con cháu ở tương lai. Đôn Kihôtê noi gương một hiệp sĩ Tây Ban Nha bị gãy gươm trong một trận đấu giống như mình vừa gãy giáo, bèn nhổ cây sồi làm vũ khí, giết chết
nhiều kẻ địch nên được tặng biệt hiệu hiẹp sĩ diệt địch.
Tính đối thoại trong nôn từ của hai thầy trò cũng góp phần kiến tạo nhièu diện mạo tâm lí khác nhau. Mục đích cuối cùng là đưa nhân vật và người đọc vào cái kết vui vẻ, quên đi nỗi đau thể xác, hoà vào tiéng cười lạc quan.
Nhân vật lưỡng diện
Lưỡng diện là chỉ biện pháp phân đôi trong một nhân vật thành hai con người, hai tính cách. Có khi biện pháp này được vận dụng để xây dựng các cặp nhân vật vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng bổ trợ cho nhau.
Đôn Kihôtê
Xantrô Panxa
Cao lêu đêu, gầy sắt seo
Béo phì lùn tịt
Can đảm
Nhát gan
Cưỡi ngựa
Cưỡi lừa
Trang bị vũ khí toàn thân
Ung dung trên lưng lừa với bầu rượu
Thức khóc
Ngủ hát
ốm vì không ăn được
Ăn đến nỗi nghẹn thở
Sống thế giới ảo,
mộng muội, điên rồ
Tỉnh táo , không chịu tham gia vào các hành động phi thường của chủ
Con người phi thực tế
Con người thực tế
Lý tưởng bình đẳng, tự do vì hạnh phúc của mọi người
Đồng ý làm giám mã, vì ước mơ được cai trị một hòn đảo
KẾT LUẬN
Tính lưỡng diện ở hai nhân vật, đặc biệt nhân vật Đôn Kihôtê cũng được xây dựng theo lối lưỡng diện. Bi kịch của Đôn Kihôtê là bi kịch của một người gầy còm, yếu ớt lại có khát vọng lớn lao nên suốt đời chẳng thể nào biến ước mơ thành hiện thực. Tuy nhiên tính lưỡng diện bộc lộ rõ nhất là qua các trạng thái điên và tỉnh của Đôn Kihôtê. Bề mặt là câu chuyện về chàng hiệp sĩ là chuyện của người bất bình thường, song nếu hiểu ở tầng sâu ngữ nghĩa văn bản, hình tượng Đôn Kihôtê chẳng điên rồ chút nào. Từ một chàng quí tộc nghèo, không cợ con, sống cuộc đời thanh bạch, chỉ có một đam mê duy nhất là tiểu thuyết hiệp sĩ, bỗng nhiên con người xấp ngũ tuần này nảy ra ý định đi phiêu lưu “Làm các việc mà các trang hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy, để tiếng thơm lưu truyền mãi mãi”(tr31. T1).
Tính lưỡng diện ở nhân vật Đôn Kihôtê được biểu hiện ở nhận thức và hành động. Nhận thức bản chất xã hội mà chàng sống, phải đi làm viẹc thiện. Và biết rõ: “Ngày nay, lười biếng thắng siêng năng, nhàn rối thắng cần mẫn, phi nghĩa thắng chính nghĩa, ngạo mạn thắng dũng cảm, lí thuyết thắng thực hành”. Song chàng quyết tâm hành động, không quản mọi gian nguy, kể cả tính mạng mình, hòng làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực, nhưng lí tưởng của Đôn Kihôtê chẳng thể nào thực hiện được. (chuyện Đôn Kihôtê can thiệp vào chuyện lão chủ đối xử thô bạo với chú bé Anđrêx. Song khi chàng bỏ đi vì tin vào lời hứa của lão chủ, chú bé Anđrêx lại bị đánh đập tàn bạo hơn.)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)