Ngu van

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hà | Ngày 26/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

BÀI :3 - :9
dạy: 3
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
1.2. Kĩ năng:
-Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh o sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
1.3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình.
2.Trọng tâm:
Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
3.Chuẩn bị :
GV: Những câu ca dao có nội dung tương tự.
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa của các câu ca dao.
4..Tiến trình :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
(Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? (7đ)
HS kể. HS, GV nhận xét.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Kết thúc truyện, cuộc chia tay nào đã không xảy ra?(1đ)
A. Cuộc chia tay giữa hai anh em.
B. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ.
C. Cuộc chia tay giữa hai con búp bê: Em Nhỏ và Vệ Sĩ.
D. Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và bạn bè.
Nhận xét, chấm điểm.
(Câu hỏi kiểm tra bài :
( Em hiểu ca dao là gì? Dân ca là gì?(2đ)
( Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật.
( Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
ND bài học

Giới thiệu bài : Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của anh chị em ruột thịt. Mái ấm gia đình, dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng tránh mưa, là nơi mỗi ngày khi bình minh thức dậy ta đến với công việc, làm lụng hay học tập để đóng góp phần mình cho xã hội và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân. Rồi khi màn đêm buông xuống, là nơi ta trở về nghỉ ngơi, tìm niềm an ủi động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình… Gia đình là tế bào xã hội. Chính nhờ lớn lên trong tình yêu gia đình, tình cảm ấy như mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ thể hiện trong ca dao - dân ca, mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.

Em hiểu ca dao là gì? Dân ca là gì?
Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật.
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Ca dao, dân ca thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
Thế nào là ca dao, dân ca?
HS trả lời, GV diễn giảng.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK/35
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
Bài 1: Là lời của mẹ ru con: tiếng ru “Ru hơi, ru hỡi, ru hời” và tiếng gọi “Con ơi”, nội dung bài cũng góp phần khẳng định như vậy.
Bài 2: Là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Đối tượng mà lời ca hướng về rất rõ “Trông về quê mẹ”, không gian “ngõ sau” ;“bên sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ.
Bài 3: Là lời của con cháu nói với ông bà (người thân) về nỗi nhớ ông bà. Đối tượng của nỗi nhớ ông bà là hình ảnh gợi nhớ “nuộc lạt mái nhà”.
Bài 4: Có thể là lời của ông bà hoặc cô bác nói
với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau. Điều này được xác định bởi nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)