Ngu van 6 Tiet 71+72 ngu van dia phuong yen bai
Chia sẻ bởi Ngọc Thị Cản |
Ngày 21/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Ngu van 6 Tiet 71+72 ngu van dia phuong yen bai thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
I. Tìm hiểu chung về di tích danh thắng Yên Bái
Hãy kể tên các di tích danh thắng em biết?
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THÁC BÀ
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tìm hiểu chung về di tích danh thắng Yên Bái
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THÁC BÀ
Cách Hà Nội 180km theo quốc lộ 2 về phía Tây, hồ Thác Bà không chỉ nổi tiếng với nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam mà còn là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, diện tích vùng hồ 23.400ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, dài 80km, rộng từ 10 – 15 km, độ sâu 45 - 60m.
Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể đến thăm động Thuỷ Tiên, động Xuân Long với muôn hình vạn trạng nhũ đá, núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đảo Trinh Nam, đền Thác Bà…gắn với những huyền thoại bí ẩn. Thăm quan hồ Thác Bà, du khách được hòa mình với thiên nhiên trong những cánh rừng già xen kẽ với hàng ngàn đồi đảo, những dãy núi đá vôi trong bồng bềnh sông nước. Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng, tại mảnh đất này, năm 1285, đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan giặc Nguyên Mông và trong những năm kháng chiến chống Mỹ, động Thuỷ Tiên là nơi làm việc của Tỉnh uỷ Yên Bái. Thắng cảnh hồ Thác Bà đã được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử - văn hoá và được Nhà nước xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia. Hồ Thác Bà từ lâu đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người dân Yên Bái.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Vùng hồ Thác Bà là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em như Dao (quần trắng), Tày, Nùng, Cao Lan, Phù Lá…hội tụ sắc mầu văn hoá dân tộc với những lễ hội truyền thống độc đáo. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức đặc sản của hồ như cá vền, cá lăng, các quả, cá măng đậm, cá chiên, cá bống trắng…, hay tham quan các đảo cây ăn quả như bưởi Đại Minh từ lâu đã nổi tiếng với vị thơm, ngon và được ngắm nhìn đàn cò hàng ngàn con mỗi khi hoàng hôn buông xuống.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng một khu du lịch trung tâm hồ Thác Bà. Tổng diện tích quy hoạch của khu trung tâm là 206 ha, bao gồm 5 khu chức năng trung tâm đón tiếp - điều hành, khu vui chơi giải trí, khu khách sạn - dịch vụ - thương mại, khu nghỉ sinh thái, khu tháp viễn thông và thể thao mạo hiểm. Đây sẽ là một khu du lịch sinh thái đặc sắc của phía Bắc
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Vùng chè xanh bên bờ hồ Thác Bà
Có một vùng chè nổi tiếng từ lâu, quần thể những đồi chè có hình bát úp. Khách đi từ Hà Nội trên Quốc lộ 37, cách Tp.Yên Bái 16km bỗng gặp một xứ sở huyền diệu, đó là hồ Thác Bà.
Nơi đây có những nét đặc sắc của một tỉnh miền núi. Du khách đến đây không chỉ vui chơi quanh các hòn đảo lớn, nhỏ mà còn có thể thấy những hòn đảo xanh với những luống chè hình xoáy vòng tròn của Cty chế biến xuất khẩu Văn Hưng, một nhà máy chè lớn của tỉnh Yên Bái.
Thu hoạch chè ven hồ Thác Bà
Đồi chè Văn Hưng Yên Bái
Đồi chè úp trên Hồ Thác Bà
Đóng gói chè xuất khẩu
Vùng chè xanh bên bờ hồ Thác Bà
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Hằng tháng, hằng năm nhà máy chế biến và xuất khẩu hàng trăm tấn chè xanh, chè đen sang các nước trên thế giới. Nơi đây tụ hội nhiều gia đình công nhân từ các tỉnh miền xuôi Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ lên sinh sống và lập nghiệp cùng đồng bào địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số anh em gắn bó với cây chè.
Thời kỳ đổi mới, Văn Hưng đón nhận phần thưởng cao quý : Anh hùng Lao động của Đảng, Nhà nước trao tặng . Những đồi chè ngút ngàn búp tươi đang thu hoạch và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Công nhân quanh những đồi chè bên hồ thi đua mở đường quanh đảo để làm giàu cho gia đình và xã hội.
Với diện tích tự nhiên hàng nghìn hec-ta đồi chè, xen kẽ những cây ăn quả, Văn Hưng hứa hẹn trở thành một vùng nguyên liệu cây công nghiệp dồi dào, một vùng đảo, đồi hấp dẫn của tỉnh Yên Bái.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Huyền ảo Hồ Thác
Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt gương hồ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. Du khách được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại... và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.
Được công nhận là Di sản văn hoá dân tộc từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn du khách thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.
Thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc, chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng đã được Công ty Du lịch-Thương mại Yên Bái đầu tư, giới thiệu khách du lịch đến nghỉ ngơi thăm quan. Tại đây, du khách được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân bản địa. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có nhiều hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Năm qua, thôn đã đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Đến với các làng mạc vùng hồ Thác để thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn dân dã của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, móm thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm. Du khách cũng có thể ghé chân vào những quán ăn nổi sát hồ để thưởng thức những món ăn đặc sản hồ Thác như ba ba, cá lăng, cá quả hay những món ăn chế biến từ cá trạch, cá bò...
Với nhiều cơ sở kinh doanh thương mại- du lịch đạt chất lượng cao như khách sạn Hào Gia, khách sạn Đồng Tâm... đặc biệt khách sạn Hạnh Hoa Viên, một trong những khách sạn với quy mô trên 10 ha, 51 phòng nghỉ cùng hệ thống dịch vụ như: bể bơi, hội trường gồm 600 đến 800 chỗ ngồi phục vụ các cuộc hội nghị, toạ đàm lớn, đại tiệc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, ăn uống được đánh giá tốt nhất Yên Bái hiện nay sẽ là điểm dừng chân tiếp sức cho những hành trình tiếp theo của du khách.
Đến với nhà nghỉ Thung Lũng Xanh hay nhà nghỉ Sơn Trang du khách sẽ được thưởng thức một thức uống vừa lạ vừa quý – Tửu Lá. Thứ rượu được ngâm ủ, trưng cất từ men của lá rừng, từ rễ của cây rừng. 72 thứ rễ và cũng chững ấy loại rượu gắn với bí quyết gia truyền ba đời và những câu chuyện đời, chuyện nghề của 2 người đàn bà đẹp, giàu nghi lực và thành đạt ở vùng đất lũ Văn Chấn Yên Bái.
Thác Bà hiền hoà và quyến rũ - điểm đến tiềm năng đang đón mời sự kiếm tìm và khám phá của các nhà đầu tư và du khách thập phương.
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
Cửa hang Động Thuỷ Tiên
Đền thờ ở cửa động Thuỷ Tiên
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
CÁC THẦY CÔ GIÁO TRƯỜNG THCS VIỆT CƯỜNG
chụp Ảnh lưu niệm ở cửa Động Thuỷ Tiên
CẢNH TRONG HANG ĐỘNG THUỶ TIÊN
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động thuỷ tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
BIA MỘ CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ HY SINH KHI XÂY DỰNG THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
HỒ THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ CẢNH TỪ XA NHÌN LẠI
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh hồ Thác Bà
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
Nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Yên Bái, từ lâu, Đền Tuần Quán đã nổi tiếng là một ngôi Đền tôn nghiêm, cổ kính với nhiều chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị.
Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân. Theo tích xưa, Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Lịch sử ghi lại: Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần, vì đã có công hộ quốc tý dân nên được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong là Đức chúa quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung. Ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.
Cùng với thời gian, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh đã khiến Đền bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tôn nghiêm của dân tộc, năm 1992 Đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang. Năm 2005, Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Từ đây, Đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài tỉnh, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nét trang nghiêm, tôn kính hoà quyện với thiên nhiên, trời đất càng làm tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết, thanh tịnh của ngôi Đền.
Hàng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội (Ngày hội Mẹ) để tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh, người đã có công giúp nhân dân khai khẩn ruộng nương, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài phần hội, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị văn hoá thủa xưa trong truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Với những nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc, cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.
Bỏ qua những toan tính, những bộn bề nơi phố xá để tìm lại cho mình chút khoảng lặng từ bi trong cõi lòng giữa chốn tâm linh, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thoát nhẹ nhàng. Gìn giữ những nét đẹp muôn đời của tổ tông mà lớn hơn cả là nét đẹp văn hoá trong tâm hồn người Việt chứa đựng bên mái đền thân thuộc sẽ luôn ẩn chứa những giá trị huyền bí để mỗi người dân hướng về cái thiện, về với cội nguồn dân tộc trong dịp hành hương đầu xuân.
Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
Quần thể di tích đền Ðại Cại thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 80km. Quần thể di tích lịch sử này bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh.
Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt là suối Ðại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Ðền Ðại Cại có từ thời hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Ðền Ðại Cại, đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Ðức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cấnh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sư men ngà rạn trang trí hình cánh sen rất đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với sông Chảy vẫn còn lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh. Bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của đình Bến Lăn Ngày 21/3/1997, bảo tàng tỉnh Yên Bái đã khảo sát khu miếu Hắc Y và đã tìm thấy tháp đất nung cổ. Ðây là một phát hiện rất quan trọng vì ở miền núi cao cũng có một chùa tháp đất nung đồ sộ. Vật liệu xây dựng là những viên gạch đất nung có kích thước 450x245x100 mm. Trên tháp có hoạ tiết hoa văn trang trí như lá đề, hoa cúc, hoa sen đều bằng đất nung. Ðáp ứng tín ngưỡng của nhân dân, trân trọng các di sản văn hoá của cha ông ta để lại, khu di tích đền Ðại Cại được bảo tồn và trùng tu. Cho tới nay, hàng năm, khách thập phương từ nhiều nơi trong cả nước tới đây thắp hương cầu phúc, cầu may và chiêm ngưỡng hệ thống di chỉ còn lại của văn hoá thời Lý, Trần, Lê đang có ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Có thể nói, quần thể di tích khảo cổ này rất quan trọng không chỉ của riêng Yên Bái mà quan trọng đối với cả nước.
Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Bến phà Âu Lâu lịch sử - Tỉnh Yên Bái
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Nằm trên quốc lộ 13A, tuyến đường giao thông huyết mạch, cửa ngõ ra vào miền Tây Bắc Tổ quốc, bến phà Âu Lâu là một địa danh lịch sử in dấu nhiều chiến công oanh liệt . Bến phà Âu Lâu là một địa danh lịch sử in dấu nhiều chiến công oanh liệt Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bến phà đã vận chuyển hàng triệu tấn hàng hoá, đưa trên một triệu lượt người qua sông an toàn, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chiến sĩ qua đây an toàn, góp phần không nhỏ trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Với những thành tích đó, cán bộ công nhân viên bến Phà Âu Lâu đã được Ðảng, nhà nước tặng thưởng huân chương chiến thắng và nhiều huân huy chương kháng chiến. Bên bến phà Âu Lâu, một tượng đài đã được dựng lên để nhắc nhở về một thời hào hùng bất khuất.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, cửa ngõ vùng Tây Bắc. Địa hình phần lớn đồi núi, thung lũng, lắm thác nhiều ghềnh, đặc biệt là Mù Cang Chải, nơi sinh sống của đồng bào Mông, trước đây họ sống du canh du cư.
Nhưng từ ngày có chính sách định cư, đồng bào Mông đã làm thủy lợi, cấy lúa nước trên những chân ruộng bậc thang, đã đưa năng xuất lúa lên cao. Có những chân ruộng cấy được h Lục Yên – một tiềm năng du lịch
Trùng trùng điệp điệp với những dãy núi đá vôi và những dải đồi trầm mặc muôn hình vạn dạng tồn tại cùng với thời gian, Lục Yên là vùng đất có nhiều dấu tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chứa đựng biết bao truyền thuyết làm say đắm lòng người. Nơi dây còn được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi có thứ đá ruby quí hiếm và đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, là nghề làm tranh đá quí là những điểm đến đầy hấp dẫn.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Qua 2 tiết học với thời lượng ngắn ngủi tìm hiểu 1 số danh lam thắng cảnh ở Yên Bái em có cảm nhận gì về các danh lam thắng cảnh đó?
Tìm hiểu chung về di tích danh thắng Yên Bái
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THẮC BÀ
- Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
- Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
- Bến phà Âu Lâu lịch sử - Tỉnh Yên Bái
- Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Yên Bái
Sưu tầm thêm các danh lam thắng cảnh mà em biết?
Hãy kể tên các di tích danh thắng em biết?
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THÁC BÀ
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tìm hiểu chung về di tích danh thắng Yên Bái
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THÁC BÀ
Cách Hà Nội 180km theo quốc lộ 2 về phía Tây, hồ Thác Bà không chỉ nổi tiếng với nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam mà còn là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, diện tích vùng hồ 23.400ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, dài 80km, rộng từ 10 – 15 km, độ sâu 45 - 60m.
Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể đến thăm động Thuỷ Tiên, động Xuân Long với muôn hình vạn trạng nhũ đá, núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đảo Trinh Nam, đền Thác Bà…gắn với những huyền thoại bí ẩn. Thăm quan hồ Thác Bà, du khách được hòa mình với thiên nhiên trong những cánh rừng già xen kẽ với hàng ngàn đồi đảo, những dãy núi đá vôi trong bồng bềnh sông nước. Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng, tại mảnh đất này, năm 1285, đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan giặc Nguyên Mông và trong những năm kháng chiến chống Mỹ, động Thuỷ Tiên là nơi làm việc của Tỉnh uỷ Yên Bái. Thắng cảnh hồ Thác Bà đã được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử - văn hoá và được Nhà nước xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia. Hồ Thác Bà từ lâu đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người dân Yên Bái.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Vùng hồ Thác Bà là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em như Dao (quần trắng), Tày, Nùng, Cao Lan, Phù Lá…hội tụ sắc mầu văn hoá dân tộc với những lễ hội truyền thống độc đáo. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức đặc sản của hồ như cá vền, cá lăng, các quả, cá măng đậm, cá chiên, cá bống trắng…, hay tham quan các đảo cây ăn quả như bưởi Đại Minh từ lâu đã nổi tiếng với vị thơm, ngon và được ngắm nhìn đàn cò hàng ngàn con mỗi khi hoàng hôn buông xuống.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng một khu du lịch trung tâm hồ Thác Bà. Tổng diện tích quy hoạch của khu trung tâm là 206 ha, bao gồm 5 khu chức năng trung tâm đón tiếp - điều hành, khu vui chơi giải trí, khu khách sạn - dịch vụ - thương mại, khu nghỉ sinh thái, khu tháp viễn thông và thể thao mạo hiểm. Đây sẽ là một khu du lịch sinh thái đặc sắc của phía Bắc
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Vùng chè xanh bên bờ hồ Thác Bà
Có một vùng chè nổi tiếng từ lâu, quần thể những đồi chè có hình bát úp. Khách đi từ Hà Nội trên Quốc lộ 37, cách Tp.Yên Bái 16km bỗng gặp một xứ sở huyền diệu, đó là hồ Thác Bà.
Nơi đây có những nét đặc sắc của một tỉnh miền núi. Du khách đến đây không chỉ vui chơi quanh các hòn đảo lớn, nhỏ mà còn có thể thấy những hòn đảo xanh với những luống chè hình xoáy vòng tròn của Cty chế biến xuất khẩu Văn Hưng, một nhà máy chè lớn của tỉnh Yên Bái.
Thu hoạch chè ven hồ Thác Bà
Đồi chè Văn Hưng Yên Bái
Đồi chè úp trên Hồ Thác Bà
Đóng gói chè xuất khẩu
Vùng chè xanh bên bờ hồ Thác Bà
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Hằng tháng, hằng năm nhà máy chế biến và xuất khẩu hàng trăm tấn chè xanh, chè đen sang các nước trên thế giới. Nơi đây tụ hội nhiều gia đình công nhân từ các tỉnh miền xuôi Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ lên sinh sống và lập nghiệp cùng đồng bào địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số anh em gắn bó với cây chè.
Thời kỳ đổi mới, Văn Hưng đón nhận phần thưởng cao quý : Anh hùng Lao động của Đảng, Nhà nước trao tặng . Những đồi chè ngút ngàn búp tươi đang thu hoạch và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Công nhân quanh những đồi chè bên hồ thi đua mở đường quanh đảo để làm giàu cho gia đình và xã hội.
Với diện tích tự nhiên hàng nghìn hec-ta đồi chè, xen kẽ những cây ăn quả, Văn Hưng hứa hẹn trở thành một vùng nguyên liệu cây công nghiệp dồi dào, một vùng đảo, đồi hấp dẫn của tỉnh Yên Bái.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Huyền ảo Hồ Thác
Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt gương hồ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. Du khách được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại... và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.
Được công nhận là Di sản văn hoá dân tộc từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn du khách thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.
Thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc, chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng đã được Công ty Du lịch-Thương mại Yên Bái đầu tư, giới thiệu khách du lịch đến nghỉ ngơi thăm quan. Tại đây, du khách được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân bản địa. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có nhiều hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Năm qua, thôn đã đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Đến với các làng mạc vùng hồ Thác để thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn dân dã của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, móm thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm. Du khách cũng có thể ghé chân vào những quán ăn nổi sát hồ để thưởng thức những món ăn đặc sản hồ Thác như ba ba, cá lăng, cá quả hay những món ăn chế biến từ cá trạch, cá bò...
Với nhiều cơ sở kinh doanh thương mại- du lịch đạt chất lượng cao như khách sạn Hào Gia, khách sạn Đồng Tâm... đặc biệt khách sạn Hạnh Hoa Viên, một trong những khách sạn với quy mô trên 10 ha, 51 phòng nghỉ cùng hệ thống dịch vụ như: bể bơi, hội trường gồm 600 đến 800 chỗ ngồi phục vụ các cuộc hội nghị, toạ đàm lớn, đại tiệc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, ăn uống được đánh giá tốt nhất Yên Bái hiện nay sẽ là điểm dừng chân tiếp sức cho những hành trình tiếp theo của du khách.
Đến với nhà nghỉ Thung Lũng Xanh hay nhà nghỉ Sơn Trang du khách sẽ được thưởng thức một thức uống vừa lạ vừa quý – Tửu Lá. Thứ rượu được ngâm ủ, trưng cất từ men của lá rừng, từ rễ của cây rừng. 72 thứ rễ và cũng chững ấy loại rượu gắn với bí quyết gia truyền ba đời và những câu chuyện đời, chuyện nghề của 2 người đàn bà đẹp, giàu nghi lực và thành đạt ở vùng đất lũ Văn Chấn Yên Bái.
Thác Bà hiền hoà và quyến rũ - điểm đến tiềm năng đang đón mời sự kiếm tìm và khám phá của các nhà đầu tư và du khách thập phương.
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
Cửa hang Động Thuỷ Tiên
Đền thờ ở cửa động Thuỷ Tiên
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
CÁC THẦY CÔ GIÁO TRƯỜNG THCS VIỆT CƯỜNG
chụp Ảnh lưu niệm ở cửa Động Thuỷ Tiên
CẢNH TRONG HANG ĐỘNG THUỶ TIÊN
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động thuỷ tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
BIA MỘ CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ HY SINH KHI XÂY DỰNG THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà
HỒ THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ CẢNH TỪ XA NHÌN LẠI
Nhân dịp ngày 8-3 năm 2012 các thầy cô trường THCS Việt Cường thăm Động Thuỷ Tiên một danh lam thắng cảnh hồ Thác Bà
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
Nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Yên Bái, từ lâu, Đền Tuần Quán đã nổi tiếng là một ngôi Đền tôn nghiêm, cổ kính với nhiều chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị.
Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân. Theo tích xưa, Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Lịch sử ghi lại: Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần, vì đã có công hộ quốc tý dân nên được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong là Đức chúa quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung. Ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.
Cùng với thời gian, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh đã khiến Đền bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tôn nghiêm của dân tộc, năm 1992 Đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang. Năm 2005, Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Từ đây, Đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài tỉnh, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nét trang nghiêm, tôn kính hoà quyện với thiên nhiên, trời đất càng làm tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết, thanh tịnh của ngôi Đền.
Hàng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội (Ngày hội Mẹ) để tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh, người đã có công giúp nhân dân khai khẩn ruộng nương, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài phần hội, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị văn hoá thủa xưa trong truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Với những nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc, cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.
Bỏ qua những toan tính, những bộn bề nơi phố xá để tìm lại cho mình chút khoảng lặng từ bi trong cõi lòng giữa chốn tâm linh, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thoát nhẹ nhàng. Gìn giữ những nét đẹp muôn đời của tổ tông mà lớn hơn cả là nét đẹp văn hoá trong tâm hồn người Việt chứa đựng bên mái đền thân thuộc sẽ luôn ẩn chứa những giá trị huyền bí để mỗi người dân hướng về cái thiện, về với cội nguồn dân tộc trong dịp hành hương đầu xuân.
Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
Quần thể di tích đền Ðại Cại thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 80km. Quần thể di tích lịch sử này bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh.
Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt là suối Ðại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Ðền Ðại Cại có từ thời hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Ðền Ðại Cại, đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Ðức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cấnh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sư men ngà rạn trang trí hình cánh sen rất đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với sông Chảy vẫn còn lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh. Bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của đình Bến Lăn Ngày 21/3/1997, bảo tàng tỉnh Yên Bái đã khảo sát khu miếu Hắc Y và đã tìm thấy tháp đất nung cổ. Ðây là một phát hiện rất quan trọng vì ở miền núi cao cũng có một chùa tháp đất nung đồ sộ. Vật liệu xây dựng là những viên gạch đất nung có kích thước 450x245x100 mm. Trên tháp có hoạ tiết hoa văn trang trí như lá đề, hoa cúc, hoa sen đều bằng đất nung. Ðáp ứng tín ngưỡng của nhân dân, trân trọng các di sản văn hoá của cha ông ta để lại, khu di tích đền Ðại Cại được bảo tồn và trùng tu. Cho tới nay, hàng năm, khách thập phương từ nhiều nơi trong cả nước tới đây thắp hương cầu phúc, cầu may và chiêm ngưỡng hệ thống di chỉ còn lại của văn hoá thời Lý, Trần, Lê đang có ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Có thể nói, quần thể di tích khảo cổ này rất quan trọng không chỉ của riêng Yên Bái mà quan trọng đối với cả nước.
Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Bến phà Âu Lâu lịch sử - Tỉnh Yên Bái
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Nằm trên quốc lộ 13A, tuyến đường giao thông huyết mạch, cửa ngõ ra vào miền Tây Bắc Tổ quốc, bến phà Âu Lâu là một địa danh lịch sử in dấu nhiều chiến công oanh liệt . Bến phà Âu Lâu là một địa danh lịch sử in dấu nhiều chiến công oanh liệt Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bến phà đã vận chuyển hàng triệu tấn hàng hoá, đưa trên một triệu lượt người qua sông an toàn, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chiến sĩ qua đây an toàn, góp phần không nhỏ trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Với những thành tích đó, cán bộ công nhân viên bến Phà Âu Lâu đã được Ðảng, nhà nước tặng thưởng huân chương chiến thắng và nhiều huân huy chương kháng chiến. Bên bến phà Âu Lâu, một tượng đài đã được dựng lên để nhắc nhở về một thời hào hùng bất khuất.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, cửa ngõ vùng Tây Bắc. Địa hình phần lớn đồi núi, thung lũng, lắm thác nhiều ghềnh, đặc biệt là Mù Cang Chải, nơi sinh sống của đồng bào Mông, trước đây họ sống du canh du cư.
Nhưng từ ngày có chính sách định cư, đồng bào Mông đã làm thủy lợi, cấy lúa nước trên những chân ruộng bậc thang, đã đưa năng xuất lúa lên cao. Có những chân ruộng cấy được h Lục Yên – một tiềm năng du lịch
Trùng trùng điệp điệp với những dãy núi đá vôi và những dải đồi trầm mặc muôn hình vạn dạng tồn tại cùng với thời gian, Lục Yên là vùng đất có nhiều dấu tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chứa đựng biết bao truyền thuyết làm say đắm lòng người. Nơi dây còn được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi có thứ đá ruby quí hiếm và đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, là nghề làm tranh đá quí là những điểm đến đầy hấp dẫn.
Tiết 71+72 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 3 :DI TÍCH DANH THẮNG YÊN BÁI)
Qua 2 tiết học với thời lượng ngắn ngủi tìm hiểu 1 số danh lam thắng cảnh ở Yên Bái em có cảm nhận gì về các danh lam thắng cảnh đó?
Tìm hiểu chung về di tích danh thắng Yên Bái
-THẮNG CẢNH YÊN BÁI - HỒ THẮC BÀ
- Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử
- Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái
- Bến phà Âu Lâu lịch sử - Tỉnh Yên Bái
- Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Yên Bái
Sưu tầm thêm các danh lam thắng cảnh mà em biết?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngọc Thị Cản
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)