Ngữ văn 6 (HK1_2009-2010)

Chia sẻ bởi Ngô Thanh Tuấn | Ngày 18/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 6 (HK1_2009-2010) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
Môn: NGỮ VĂN - Khối 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Tiếng Việt: (2,0 điểm).
Câu 1: (1,0 điểm).
Vẽ mô hình cụm danh từ và điền cụm từ sau đây vào mô hình:
“tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy”
Tìm danh từ trong đoạn văn sau: “Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi”
Câu 2: (1,0 điểm).
Tìm từ láy trong đoạn văn: “Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ có loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vành trắng toát,” (Tô Hoài).
II. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm).
Câu 1: (1.0 điểm).
Từ văn bản “Thầy bói xem voi”, em rút ra bài học gì?
Câu 2: (2.0điểm).
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
III. Tập làm văn: (5.0 điểm).
Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
 Hết  UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: NGỮ VĂN - Khối 6

I. Tiếng Việt: (2.0 điểm).
Câu 1:
a. Vẽ đúng mô hình: (0,25 điểm). Điền đúng vào mô hình: (0,25 điểm).
b. Tìm đúng các danh từ: ngày, vợ chồng, ông lão, cá, túp lều, bờ biển, chồng, lưới, vợ, nhà, sợi. (0,5 điểm).
(Nếu học sinh tìm thiếu, tùy theo mức độ theo khung điểm mà giáo viên ghi điểm).
Câu 2: (1.0 điểm)
Các từ láy: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, thỉnh thoảng, lồ lộ. (sai hoặc thiếu mỗi từ trừ 0,25 điểm).
II. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm).
Câu 1: Muốn hiểu biết sự việc, sự vật phải xem xét chúng một cách toàn diện (1.0 điểm).
Câu 2:
*Giống nhau: (1.0 điểm)
- Có những yếu tố tưởng tượng kì ảo hoang đường. (0,5 điểm).
- Sự ra đời thần kì, tài năng phi thường của các nhân vật. (0,25 điểm).
- Cùng là tác phẩm văn học dân gian (0,25 điểm).
*Khác nhau: (1.0 điểm)
+ Truyền thuyết: (0,5 điểm).
- Kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể
+ Cổ tích: (0,5 điểm).
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân đối với cái thiện, cái ác.
III. Tập làm văn: (5.0 điểm).
Yêu cầu chung: Xác định đúng thể loại “kể chuyện tưởng tượng”, học sinh nắm được phương pháp làm bài và kể bằng lời văn của học sinh.
Yêu cầu cụ thể:
Hình thức: Bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả: (1.0 điểm).
Nội dung: Tuỳ theo sự sáng tạo và thực tế bài làm của học sinh: (4.0 điểm).
Bố cục
Nội dung (những ý chính) cần đạt:
Điểm

Mở bài
- Giới thiệu về mình sau mười năm nữa (lúc đó mình bao nhiêu tuổi, có thể đang học Đại học, đi làm…).
- Hoàn cảnh (nhân dịp) trở lại thăm trường xưa.

0,5 điểm





Thân bài
Có thể kể theo trình tự sau đây:



- Những đổi thay của ngôi trường sau mười năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)