Ngữ văn 6

Chia sẻ bởi Đặng Hoài Bảo | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HANH
Tiết 85: Vượt thác
-Võ Quảng-
Chào mừng quý thầy cô đã về đây tham dự tiết học
I.Kiểm tra bài cũ
Bức tranh của em gái tôi
Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong bài này
Em cảm nhận được sự trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
Hãy nêu vài nét về tác giả Tạ Duy Anh
Tác giả Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Việt Dũng sinh ngày 9/9/1959 tại thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây. Các bút danh khác:Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm, Qúy Anh
Em hãy cho biết truyện có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào, kể theo ngôi thứ mấy và nghệ thuật miêu tả cùng phương thức biểu đạt
Truyện sử dụng biện pháp so sánh, kể theo ngôi thứ nhất trong vai người anh, truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể này cùng phương thức biểu đạt là tự sự
Bài mới
VƯỢT THÁC
-Võ Quảng-
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Võ Quảng sinh ngày 1/3/1920 quê ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Ông là một nhà văn nổi tiếng viết truyện cho thiếu nhi. Ông còn tham gia cách mạng. -Ông mất lúc 11 giờ 20 phút ngày 15/6/2007 tại Hà Nội.
1.Tác giả
2.Tác phẩm
- Vượt thác là tác phẩm trích từ chương XI của tác rác phẩm Quê nội
Các em thấy gì trong bức tranh
Trong tranh là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ và cảnh con người chống lại thác dữ. Cho thấy hình ảnh con người trong chiến đấu
II.Tìm hiểu khái quát
1.Đọc văn bản
Văn bản không kể được vì phương thức biểu đạt chính là miêu tả nên không có cốt truyện
Theo em văn bản này có kể được không? Vì sao?
2.Chú thích
Gió nồm: Gió thổi từ phía đông nam ngoài biển vào đất liền nước ta, dịu mát và ẩm ướt, thường có vào mùa hạ.
Bạt ngàn: Nhiều vô kể và trải ra trên một diện tích rất rộng
Dầu rái: cây gỗ lớn có thể cao tới 30-40m, dùng để lấy gỗ hoặc lấy dầu. Dầu rái dùng làm nguyên liệu trát ghe thuyền. Ở Việt Nam, cây dầu rái có nhiều ở vùng rừng núi miền Trung trung Bộ
Cỗ thụ: Cây to sống đã lâu năm (cổ: cũ, xưa ; thụ: cây
Chảy đứt đuôi rắn: Nước chảy mạnh và nhanh từ trên cao xuống, dòng chảy như bị ngắt ra.
3. Bố cục
Cù Lao: tên một nhân vật nhân vật thiếu niên trong truyện, con của Chú Hai, vì sinh ở ngoài đảo nên được đặt tên là Cù Lao (cù lao: đảo nhỏ)
Hòa Phước: Tên làng của nhân vật chính trong truyện
Rập ràng: (động tác) nhịp nhàng, nhanh và đều
Nhanh như cắt: (động tác) rất nhanh và dứt khoát, ví sự nhanh nhẹn của chim cắt(một loài chim ăn thịt và rất nhanh)
Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu
Lúp xúp:Nhiều cái gần nhau, thấp như nhau
Bài văn chia làm 3 phần
P1:Từ đầu…”thác nước”
P2:Tiếp theo…”thác Cổ Cò”
P3: Còn lại
III.Phân tích văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên
a) Đoạn sông ở đồng bằng
Em hãy đọc đoạn từ: “Gió nồm vừa thổi”….”chở mít ,chở quế” và cho biết rằng:
Cảnh hai bên bờ thế nào và dòng sông ra sao?
Hai bên bờ: Cảnh vật trù phú. Gió thổi
Cảnh dòng sông: Tấp nập thuyền bè. Thuyền nào cũng chở đầy mít, quế
- Cảnh vật hai bên bờ: Trù phú, đẹp đẽ
- Dòng sông : Thyền bè tấp nập
b) Đoạn sông có thác ghềnh
- Em hãy nêu cảnh hai bên bờ và trên bờ sông lúc này?
Cây cối um tùm, có nhiều cây cở thụ. Nước chảy mạnh, hiểm trở, xiết vô cùng
Vì sao sông lại thế?
Vì sông Thu Bồn ở miền Trung có sự hiểm trở vì có núi đòi cận Tây Nguyên
- Hai bên bờ: Cây cối um tùm
Hai bên sông: Nước chảy mạnh, hiểm trở, xiết
c) Đoạn sông gần đến Trung Phước
Em hãy cho biết đoạn sông gần đến Trung Phước thế nào?
Đoạn sông ít nguy hiểm hơn
- Dòng sông; Ít hiểm trở
Qua đây em có thể thấy dòng sông Thu Bồn thế nào?
Dòng sông Thu Bồn vô cùng hùng vĩ, có độ dốc lớn, nhiều thác, nước chảy, cảnh vật thay đổi
-> Dòng sông Thu Bồn vô cùng hùng vĩ, có độ dốc lớn, nhiều thác, nước chảy, cảnh vật thay đổi
Em còn thấy thiên nhiên miền Trung thế nào?
Thiên nhiên miền trung đa dạng, phong phú và giàu sức sống
-> Thiên nhiên miền trung đa dạng, phong phú và giàu sức sống
Bài có sử dụng nghệ thuật gì?
Nghệ thuật miêu tả, quan sát tưởng tượng
- Nghệ thuật miêu tả, quan sát tưởng tượng
2. Hình ảnh Dượng Hương Thư và con thuyền vượt thác
- Chống chọi với thiên nhiên
Vậy bài sử dụng động từ nào. Nó tả việc gì?
Bài dùng động từ: trụ, ghì, phóng. Tả công việc khẩn trương
Bài dùng động từ: trụ, ghì, phóng. Tả công việc khẩn trương
Hãy nêu các chi tiết tả dượng Hương Thư
+ Ngoại hình: Như pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lưa
+Hành động: Co người phóng sào, ghì chặt, thả sào, rút sào
Bài có dùng biện pháp tu từ nào? Để làm gì
So sánh. Đề cao sức mạnh con người
+ Ngoại hình: Như pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lưa
+Hành động: Co người phóng sào, ghì chặt, thả sào, rút sào
So sánh. Đề cao sức mạnh con người
IV Tổng kết
Ghi nhớ
- Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn
-Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt rất tự nhiên sinh động
TRÒ CHƠI “NHANH TRÍ LIỀN TAY”
Luật chơi như sau; Có tất cả 5 câu hỏi với 4 tổ; Tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4. mỗi tổ có 7 giây suy nghĩ trả lời. Sau 7 giây, tổ nào không có đáp án thì sẽ tính là 1 lần thua. Tổ nào quá 2 lần thua thì sẽ bị loại. Còn tổ nào chiến thắng sẽ nhận được phần quà bí mật. Tổ thua sẽ phải thụt dầu 10 cái mỗi người. Trường hợp có hai đội thắng thì có câu hỏi phụ cho hai tổ. Mà nếu qua câu hỏi phụ không quyết định được thì phần thưởng chia đều
7
6
5
4
3
2
1
Hết giờ
1, Tác giả Võ Quảng sinh năm nào ?
1920
2. Bài Vượt Thác trích từ đâu?
Quê nội
3. Bài Vượt thác trích từ chương mấy của bài
IX
4. Hai nhân vật chính trong bài vượt thác
Dượng Hương Thư và Cù Lao
5. Câu chuyện nói về cảnh thiên nhiên hùng vĩ đúng hay sai
Đúng
Câu hỏi phụ: Bài Quê Nội viết năm nào ?
1974
II. Dặn dò:
1. Về học bài làm bài tập Bài Vượt thác và hiểu nội dung bài
2. Chuẩn bị bài tiết sau
Buổi học cuối cùng
Chúc quý thầy cô mạnh khoẻ
Cảm ơn quý thầy cô tham dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoài Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)