Ngu van 6
Chia sẻ bởi Dương Thị Hòa |
Ngày 17/10/2018 |
99
Chia sẻ tài liệu: ngu van 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ LẦN II
TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT
Ngày thi 21/5/2018
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm )
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách chọn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự.
Câu2. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
(Nguyễn Du)
Phần in đậm trong hai câu thơ trên là:
Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp
C. Thành phần trạng ngữ D. Thành phần khởi ngữ.
Câu 3. Từ “đầu” trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
Đầu bạc răng long. B . Đầu non cuối bể.
C .Đầu súng trăng treo. D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên.
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Chắc chắn ngày mai anh ấy đến
Câu 5. Trong khổ thơ: “Trần trụi với thiên nhiên,
hồn nhiên như cây cỏ,
ngỡ không bao giờ quên ,
cái vầng trăng tình nghĩa."
tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ, ẩn dụ. B. Nhân hóa, ẩn dụ.
C. Nhân hóa, so sánh. D. So sánh, liệt kê.
Câu 6. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”
A. Phép nối. B. Phép lặp.
C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa.
Câu 7. Văn bản nào sau đây chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất?
A. Văn bản khoa học. B. văn bản chính luận
C. Văn bản hành chính công vụ D. Văn bản nghệ thuật.
Câu 8. Từ ngữ xưng hô trong hội thoại chủ yếu được căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
A. Đối tượng giao tiếp. B. Nội dung giao tiếp.
C. Thời gian giao tiếp. D. Không gian giao tiếp.
PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
( Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì? Tìm một câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản?
Câu 2. Hãy cho biết người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã nhận được của nhau cái gì? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 3. Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
Câu 4. Từ câu chuyện trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận bộc lộ suy nghĩ của mình về việc tử tế trong cuộc sống.
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Phân tích các khổ thơ sau:
Ðất nước bốn nghìn
TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT
Ngày thi 21/5/2018
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm )
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách chọn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự.
Câu2. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
(Nguyễn Du)
Phần in đậm trong hai câu thơ trên là:
Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp
C. Thành phần trạng ngữ D. Thành phần khởi ngữ.
Câu 3. Từ “đầu” trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
Đầu bạc răng long. B . Đầu non cuối bể.
C .Đầu súng trăng treo. D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên.
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Chắc chắn ngày mai anh ấy đến
Câu 5. Trong khổ thơ: “Trần trụi với thiên nhiên,
hồn nhiên như cây cỏ,
ngỡ không bao giờ quên ,
cái vầng trăng tình nghĩa."
tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ, ẩn dụ. B. Nhân hóa, ẩn dụ.
C. Nhân hóa, so sánh. D. So sánh, liệt kê.
Câu 6. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”
A. Phép nối. B. Phép lặp.
C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa.
Câu 7. Văn bản nào sau đây chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất?
A. Văn bản khoa học. B. văn bản chính luận
C. Văn bản hành chính công vụ D. Văn bản nghệ thuật.
Câu 8. Từ ngữ xưng hô trong hội thoại chủ yếu được căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
A. Đối tượng giao tiếp. B. Nội dung giao tiếp.
C. Thời gian giao tiếp. D. Không gian giao tiếp.
PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
( Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì? Tìm một câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản?
Câu 2. Hãy cho biết người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã nhận được của nhau cái gì? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 3. Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
Câu 4. Từ câu chuyện trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận bộc lộ suy nghĩ của mình về việc tử tế trong cuộc sống.
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Phân tích các khổ thơ sau:
Ðất nước bốn nghìn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)