Ngữ văn

Chia sẻ bởi Đinh Hồng Hà | Ngày 21/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: ngữ văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. Mục đích , yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
VD1 :
Nguyễn An Ninh ( 1900 - 1943)là nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng trước CM tháng 8. 1945.
Quê ở xã Mĩ Hoà huyện Hóc Môn tỉnh Gia Định ( Nay thuộc TP HCM).
Nguyễn An Ninh tốt nghiệp khoa Luật tại Đại học Xooc – bon ở Pháp năm 1920. Sau đó ông đi tìm hiểu một số nước Châu Âu như : Đức, Hà Lan, Bỉ, Italia...Ông trở về nước năm 1922.
Trong thời gian ở Châu Âu, Nguyễn An Ninh đã từng liên hệ với các nhà yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường cũng đã tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc và nhóm làm báo “ Người cùng khổ “. Về nước ông chủ yếu viết báo và diễn thuyết chống chế độ nên đã nhiều lần bị bắt và chịu cảnh tù đày. Lần cuối cùng (Năm 1939) ông bị kết án 5 năm tù phải đi đày ở Côn Lôn, bị hành hạ đến kiệt sức và chết trong tù.
Nguyễn An Ninh để lại nhiều bài báo, bài diễn thuyết đặc sắc, nhất là những bài chính luận “ Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” ( Bút danh Nguyễn Tịnh, in trên báo Lacloche Fêléc, tháng 12. 1925) là một trong những bài chính luận xuất sắc đó.
VD2:
Trần Văn A biệt danh “ A thi sỹ “ sinh năm 1992.
Quê ở làng....xã....huyện ...tỉnh Hoà Bình. Sở thích : Đọc thơ, truyên...A có một trí nhớ đặc biệt nên nhớ bài học rất nhanh.
Mười năm liền A luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Trong năm học 2008 – 2009 Trần Văn A đạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn văn, có rất nhiều bài thơ, truyện ngắn của A được đăng trên báo Văn nghệ của tỉnh, báo hoa học trò , Văn học tuổi trẻ...
Với những thành tích đó tương lai A sẽ trở thành một người nổi tiếng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật...
1. Khái niệm.
- Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
( Nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, một cán bộ, giáo viên, học sinh...)
2. Mục đích.
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới
+ Trong cơ quan nhà nước giúp nhà quản lý : tìm hiểu,theo dõi, phân công công việc hợp lý, hiệu quả, giới thiệu cán bộ lãnh đạo, giúp lãnh đạo sử dụng con người.
+ Trong cuộc sống : Giúp ta lựa chon bạn phù hợp...
+ Các nhà văn, nhà thơ : Nắm được tiểu sử của họ giúp ta hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đó.
- Ngoài ra việc tìm hiểu một nhân vật để viết tiểu sử tóm tắt phần nào cho thấy khả năng thu thập khai thác thông tin của người viết về nhân vật được nói tới.
3. Yêu cầu
* Thông tin khách, quan chính xác về người được tóm tắt tiểu sử.
( Ghi cụ thể , chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm )
* Nội dung, độ dài văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
* Văn phong cô đọng, trong sáng, rõ ràng, không dung biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt.
- Sưu tầm những tài liệu liên quan đến đối tượng chúng ta viết tiểu sử.
- Nguồn tài liệu phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biểu.
* TL : Tìm hiểu về đối tượng, sưu tầm các nguồn tài liệu để có đầy đủ thông tin cần thiết.
2. Viết tiểu sử tóm tắt.
* Chuẩn bị viết tiểu sử
- Tìm hiểu đối tượng viết ( ai ).
- Sưu tầm các nguồn tài liệu để thu thập các thông tin cần thiết.
- Xác định nội dung cơ bản cần tóm tắt.
- Viết tóm tắt tiểu sử.
* Nội dung viết tiểu sử.
- Nguồn gốc : Họ tên thường dùng (Bí danh nếu có ), năm sinh, quê quán, gia đình, sở thích, năng lực đặc biệt.
- Quá trình trưởng thành : Tháng năm sinh sống, hoạt động, địa điểm, thời gian, thành tích nổi bật, vị trí...
- Sự nghiệp văn học ( Nếu là các nhà văn, thơ ): các tác phẩm chính, nội dung, nghệ thuật, vai trò của nhà văn nhà thơ trong nền văn học dân tộc.
* Tiểu sử nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị ( Mục đích : tìm hiểu, nghiên cứu...).
+ Nét chính về thân thế.
+ Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp.
+ Đánh giá chung.
* Giới thiệu nhân vật với mục đích giao lưu.
+ Tên thường dùng, biệt danh ( nếu có ).
+ Năm sinh
+ Quê quán, sở thích, năng lực đặc biệt.
+ Thành tích nổi bật.
III. Luyện tập.
Làm bài tập 1, 2 SGK – Tr 55
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
1. Khái niệm.
2. Mục đích.
3. Yêu cầu.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt.
2. Viết tiểu sử tóm tắt.
III. Luyện tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hồng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)