Ngu van

Chia sẻ bởi Dương Thị Huyền | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiết 25-25a- Gỉang văn
Bên kia sông Đuống
( Hoàng Cầm )
A.Tác giả : Hoàng Cầm ( 1922 ).
- Quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh ( Hà Bắc).Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.Từ nhỏ, ông đã sống trong không khí dân ca, có năng khiếu làm thơ và ngâm thơ rất sớm.
-Tham gia Cách mạng năm 1944. Sau Cách mạng, tham gia quân đội và hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến.
-Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại
( thơ, kịch thơ, văn xuôi)
B/ Bài thơ :
I-Hoàn cảnh sáng tác – cảm xúc chủ đạo- bố cục bài thơ :
1.Hoàn cảnh sáng tác:
+Sông Đuống ( sông Thiên Đức) chia tỉnh Bắc Ninh làm 2 phần : Hữu ngạn ( bờ Nam) và tả ngạn ( bờ Bắc).
+ Quê hương, gia đình Hoàng Cầm ở Nam phần tỉnh Bắc Ninh, ngay bên bờ sông Đuống.
+ Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc.
+ Một đêm giữa tháng 4/ 1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động viết bài thơ.
2-Cảm xúc chủ đạo của bài thơ :
Bài thơ là niềm xót xa - tiếc nhớ của nhà thơ gửi về quê hương trong cảnh điêu tàn.
3- Bố cục bài thơ: 2 phần
- Phẩn 1: Cảm xúc của nhà thơ về quê hương bị giặc giày xéo.
+ Tiểu đoạn 1 : Ấn tượng chung về một miền quê bên kia Sông Đuống.
+ Tiểu đoạn 2 : Hình ảnh quê hương trong quá khứ và quê hương trên tại.
+ Phần 2: Bộ đội về làng, quê hương được giải phóng.
II. Phân tích :
* Phần 1: Cảm xúc về quê hương bị giặc giày xéo.
1. Ấn tượng chung về một miền quê bên kia sông Đuống:
a/ 3 câu đầu :
- Nghệ thuật phiếm chỉ kết hợp nghệ thuật phân thân (cách nhà thơ tự tách đội dòng cảm xúc thành “em”và “anh” để tự bộc lộ giãy bày nỗi niềm đau xót về quê hương bị giặc giày xéo)
- Gịong thơ nhẹ nhàng, tha thiết…
=> 3 câu thơ là lời động viên, an ủi gần gũi, thiết tha và ân cần của nhà thơ đối với bản thân và cô gái Kinh Bắc trước nỗi đau về quê hương.
b/7 câu tiếp :
- Hình ảnh quê hương trong tâm tưởng nhà thơ qua hình ảnh:
+Dòng sông quê hương khi chưa có giặc:
…một dòng lấp lánh
…nghiêng nghiêng…
…xanh xanh…
…biêng biếc.
 Hình ảnh dòng sông đẹp hiện lên như một sinh thể có tâm hồn, chảy dọc thời gian từ ngày xưa cho tới hiện tại .

-Từ láy gợi hình, gợi cảm
- Gịăc đến:
Quê hương đẹp quê hương đau.
Dòng sông đẹp  dòng sông đau.
…sao nuối tiếc
…sao xót xa như rụng bàn tay
+ Hình ảnh so sánh để diễn tả nỗi đau độc đáo : nỗi đau tinh thần được cụ thể hoá thành nỗi đau thể xác  cực tả tình yêu thương và nỗi xót xa tiếc nhớ của nhà thơ về quê hương khi bị giặc tàn sát.
2.Cảm xúc của nhà thơ về quê hương trong quá khứ và hiện tại khi giặc đến:
a/Quê hương trong quá khứ :
-Tươi đẹp, trù phú , đậm sắc màu dân tộc:
+ Lúa nếp thơm nồng,
+ Tranh Đông Hồ …tươi trong.
+ Màu dân tộc sáng bừng… giấy điệp
Bằng cách sử dụng những tính từ gợi tả + liệt kê…  đoạn thơ gợi tả một khung cảnh quê hương trong sáng, đẹp giàu.
- Cảnh lễ hội, đề chùa, di tích văn hoá:
+ …hội hè, đình đám.
…núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp…
…chuông chùa văng vẳng…
 cảnh quê hương ngập tràn trong khát vọng thanh bình, hạnh phúc của một thời bình yên.
-Cuộc sống và khung cảnh sinh hoạt :
+ Chợ Hồ, chợ Sủi…đua chen
+ Bãi Trầm Chỉ… nghẽn lối.
 Cảnh sầm uất, đông vui, nhộn nhịp của quê hương trong cuộc sống đời thường.
-Hình ảnh người dân quê hương :
…cụ già phơ phơ tóc trắng.
…em sột soạt quần nâu
…nàng mội cắn chỉ…
…khuôn mặt búp sen…
 hình ảnh đẹp, mộc mạc, giản dị,trong sáng …( nhất là hình ảnh các cô gái Kinh Bắc duyên dáng , đáng yêu…) làm nổi bật lên vẻ đẹp của người dân Kinh Bắc đậm sắc màu văn hoá.
* Tóm lại,
quê hương xưa trong tâm tưởng nhà thơ là một quê hương tươi đẹp – thanh bình, đậm sắc màu của một nền văn hoá cảnh – văn hoá người rực rỡ.
=> Cảm xúc của nhà thơ :
Yêu thương- gắn bó và tự hào.
b/ Hình ảnh quê hương khi giặc đến:
- Không khí bao trùm lên toàn cảnh quê hương :
+ …khủng khiếp
…ngùn ngụt…hung tàn

+ Ruộng khô
Nhà cháy…
..đàn lợn…chia lìa
Đám cưới chuột…tan tác..
=> Đau thương, tang tóc
-Gía trị vật chất và giá trị tinh thần bị kẻ thù thiêu huỷ
- Hình ảnh người dân quê hương :


+ Mẹ già :
còm cõi
bước cao thấp
Lòng đói, dạ sầu
Từ ngữ, hình ảnh gợi tả sự vất vả , đau thương của người mẹ
+ Con thơ
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc giày vò…
-Từ gợi tả, gợi cảm  hình ảnh bơ vơ, tội nghiệp đáng thương
-Hình ảnh kẻ thù :
+ Chó ngộ…
+ Lũ quỷ…

=> thái độ của nhà thơ : căm thù, khinh bỉ
*Tóm lại, quê hương khi giặc đến : đau thương – tang tóc >< quê hương yên bình và tươi đẹp trong quá khứ.
=> Cảm xúc của nhà thơ : Xót xa, tiếc nuối
nghệ thuật ẩn dụ dân gian
để chỉ kẻ thù tàn bạo, vô nhân tính
* Phần 2 : Quê hương vùng lên khi có bộ đội về làng:
- Đoạn thơ diễn tả cảm xúc : Xót thương  uất ức  căm hờn :
…đã có đất này chép tội
…không biết nguôi hờn.
- Nhịp thơ gấp tình thế cách mạng dâng đến cao trào.
-nghệ thuật đối thoại … tình cảm quân dân ấm áp…
-Những câu thơ cuối : thể hiện ước mơ về một cuộc sống thanh bình, quê hương được hồi sinh .
* Những đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện:
- Thể thơ, vần điệu tự do, tiết tấu nhịp nhàng.
-Lời thơ tha thiết, giàu cảm xúc
-Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu tính nhạc, tính hoạ.
- Cách sử dụng câu hỏi tu từ kết hợp phép điệp “Bây giờ …đi đâu về đâu
Bây giờ tan tác về đâu”
 gợi tâm trạng bơ vơ, đau đớn và tiếc nuối…của nhà thơ về quê hương.
III/ Chủ đề : Bài thơ
- là nỗi nhớ thương, đau xót về quê hương bị giặc tàn phá .
-là lòng căm thù giặc sâu sắc đã tàn phá quê hương.
-Là niềm tin về quê hương được giải phóng…
=> tình yêu quê hương - đất nước – yêu nhân dân tha thiết của nhà thơ.
C/ Tổng kết :
“Bên kia sông Đuống” là một tình yêu – là nỗi đau- là niềm tự hào của nhà thơ về quê hương cũng là của mọi người dân Việt Nam với quê hương mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)