Ngữ văn
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bốn |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: ngữ văn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CT MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Hà Nội, tháng 11 – 2012
Ts. Vũ Thị Ngọc Anh
Viện KHGDVN
Phát biểu mong đợi
……
I. MỤC TIÊU
2. Củng cố, bổ sung những hiểu biết về
ĐGKQHT môn Lịch sử ở THCS
( xây dựng ma trận)
Củng cố, bổ sung những hiểu biết về
CT môn Lịch sử ở THCS(chuẩn CT)
II. PHƯƠNG
PHÁP
Kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, bông tuyết……..
III.
NỘI DUNG
NỘI DUNG 1:
VỀ CT & CHUẨN CT MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Hoạt động 1
Hãy nêu những điểm mới của CTGDPT môn Lịch sử ở THCS
( ban hành theo QĐ số 16 ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT)
Những điểm mới
….
Hoạt động 2
Hãy nêu những điêù mà bạn tâm đắc nhất (nhiều nhất là 3)đối với CT môn Lịch sử ở THCS
Những điều tâm đắc
…
Hoạt động 3
Hãy nêu những điều mà bạn còn băn khoăn (nhiều nhất là 3)đối với CT môn lịch sử ở THCS
Chương trình môn LS bao gồm:
I. Vị trí: nêu vị trí của bộ môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông và vai trò đối với việc giáo dục học sinh.
2. Mục tiêu: nêu mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử ở phổ thông (bao gồm: Mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng, mục tiêu về tình cảm, thái độ, tư tưởng).
3. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình: nêu các quan điểm phát triển chương trình (phát triển, có kế thừa, tuân thủ các nguyên tắc: tính khoa học, tính cơ bản, tính dân tộc, tính khả thi).
4. Nội dung:
+ Các mạch nội dung: cách mạch nội dung từ lớp 1 đến lớp 12, xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm kết hợp đường thẳng.
+ Kế hoạch dạy học: nêu thời lượng của từng môn học ở từng cấp.
+ Nội dung dạy học từng lớp: Nêu nội dung dạy học của từng lớp từ lớp 4 đến lớp 12.
Chương trình môn LS bao gồm:
5.Giải thích- hướng dẫn
nêu lên những giải thích – hướng dẫn về
+ Mức độ chương trình ở TH, THCS và THPT.
+ về phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học.
+ Thiết bị dạy học được cung cấp và tự tạo
+ Nội dung đánh giá, một số hình thức đánh giá kết quả học tập của HS
+ Việc vận dụng chương trình theo vùng, miền và các đối tượng học sinh.
6.Chuẩn kiến thức, kĩ năng
nêu các mức độ cần đạt về kiến thức – kĩ năng đối với từng chủ đề từ lớp 4 đến lớp 12
Ví dụ: Chuẩn KT,KN- LỚP 7
Một số khái niệm
Chuẩn CT:Là yêu cầu về KT,KN, TĐ mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị KT, sau mỗi lớp, cấp học
Chuẩn KT,KN:Là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT,KN của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập
Đặc điểm của chuẩn CT:
Đặc điểm của chuẩn CT:
- Chi tiết, tường minh( mỗi đơn vị KT có yêu cầu rõ về mức độ nhận thức)
- có tính tối thiểu ( đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được )
- là thành phần của CT
* Vai trò
Vai trò của chuẩn KT,KN
Chuẩn KT,KN là căn cứ để:
Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá…
Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra dạy học, sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng
Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, của quá trình DH
Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi;đánh giá kết quả giáo dục môn học…
Yêu cầu DH bám sát chuẩn KT,KN
Yêu cầu chung:
Căn cứ vào chuẩn KT,KN để xác định mục tiêu bài học.
Nhằm đạt các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT,KN
Không quá tải, không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK
Yêu cầu DH bám sát
chuẩn KT,KN
Đối với CBQL:
Nắm vững yêu cầu DH bám sát chuẩn KT,KN
Đối với GV:
Bám sát chuẩn KT,KN để thiết kế bài học đạt mục tiêu cơ bản, tối thiểu
Không quá tải, không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK
Chú ý tính phù hợp khi mở rộng, liên hệ…
Hoạt động 4
Nêu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện theo hướng dẫn về điều chỉnh nội dung dạy học môn Lịch sử ở THCS
( tháng 8/2011).
Thuận lợi
….
Khó khăn
….
Hoạt động
Khi thiết kế kế hoạch bài học/giáo án, bạn thường dựa vào các tài lệu nào? Trong các tài liệu đó thì tài liệu nào là quan trọng nhất? Tại sao
Hoạt động
Thảo luận về một kế hoạch bài học/giáo án( trích đoạn)
Nội dung 2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ THCS
(XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KiỂM TRA)
Hoạt động 8
Nêu qui trình biên soạn bài kiểm tra (
1 tiết/ học kì để đánh giá kết quả học tập của học sinh)?
Khi lựa chọn nội dung đánh giá, bạn thường căn cứ vào những tài liệu nào? Tài liệu nào là quan trọng nhất? Vì sao
Theo bạn, mục đích quan trọng nhất của ĐGKQHT của HS là gì?
Bạn thường gặp những khó khăn gì khi thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử của HS THCS
Cơ sở pháp lý
Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và cấp THPT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:
Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp nhằm “xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục phải “căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học”
Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ( Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH)
Đánh giá kết quả học tập của HS cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của HS
Để biên soạn đề kiểm tra, cần thực hiện theo qui trình sau:
Bước 1.
Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc KT
Căn cứ chuẩn KT,KN của CT & thực tế HT của HS
Bước 2.
Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề KT viết có các hình thức sau:
* Đề KT tự luận
* Đề KT TNKQ
* Đề KT kết hợp cả TL & TNKQ ( nên có nhiều phiên bản khác nhau/ cho HS làm trước phần TNKQ, thu bài rồi mới phát đề tự luận)
Bước 3.
Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Lập một bảng có 2 chiều: một chiều là nội dung/ mạch KT,KN chính cần ĐG, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ :
- Nhận biết
- Thông hiểu
- Vận dụng ( thấp, cao)
*Trong mỗi ô là chuẩn KT,KN CT cần ĐG, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng điểm của các câu hỏi
* Số lượng CH từng ô tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần ĐG, thời gian làm bài KT & trọng số điểm qui định cho từng mạch KT, từng cấp độ nhận thức
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Một số lưu ý khi XDMT
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
Lưu ý ( tiếp)
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
Lưu ý (tiếp)
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
Căn cứ vào số điểm đã xác định để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4.
Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
Yêu cầu đối với
câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
CH phải ĐG được những nội dung quan trọng của CT
CH phải phù hợp với các tiêu chí ra đề KT và số điểm tương ứng
Câu dẫn phải đặt ra CH trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể
Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong SGK
Diễn đạt CH phải tường minh, dễ hiểu
Phương án nhiễu phải hợp lí
Phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của HS
Đáp án đúng của CH này phải độc lập với đáp án đúng của các CH khác
Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
Mỗi CH chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất
Không đưa ra phương án: Tất cả các đáp án trên đều đúng/ không có phương án đúng
Yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
CH phải đánh giá nội dung quan trọng của CT
CH phải phù phù hợp với các tiêu chí ra đề KT về mặt trình bày và số điểm tương ứng
CH yêu cầu Hs vận dụng KT vào tình huống mới
CH thể hiện nội dung và cấp độ cần đo
Nội dung CH đặt ra một yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó
Yêu cầ của CH phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin
Ngôn ngữ sử dụng trong CH phải truyền tải được hết những yêu cầu của đề KT
CH nên gợi ý về: Độ dài của bài luận, thời gian cũng như các tiêu chí cần đạt
Nếu CH yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho QĐ đó
thì CH phải nêu rõ mức độ HS phải lập luận để chứng minh quan điểm của mình
Bước 5.
Xây dựng hướng dẫn chấm( đáp án) và thang điểm
Yêu cầu:
- Nội dung: Khoa học và chính xác
- Cách trình bày: Cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề KT ( khuyến khích GV sử dụng KT Rubric trong tính điểm)
Bước 6.
Xem xét lại việc biên soạn đề KT
Đôí chiếu từng CH với hướng dẫn chấm/ đáp án
Đối chiếu từng CH với ma trận đề ( có phù hợp chuẩn không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian làm bài có phù hợp không?
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm
Thiết kế mục tiêu học tập
44
Sử dụng thang Bloom (đã chỉnh sửa vào năm 2001)
45
Sử dụng thang Bloom đã chỉnh sửa nhằm thiết kế
các mục tiêu học tập cho học sinh
Các động từ chính tương ứng với 6 cấp độ tư duy:
46
47
48
Hoạt động
Thực hành thiết kế đề kiểm tra 45 phút/học kì môn lịch sử ở THCS theo hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
(Kèm theo công văn số 8773/BGD&ĐT-GDTrH ngày
30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT)
Hoạt động
Thảo luận/ chia sẻ toàn lớp về đề kiểm tra (ma trận)
Kết luận
Đánh giá KQHT của HS là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn
Đổi mới đánh giá phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, …; Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó GV điều chỉnh hoạt động dạy học, hướng dẫn giúp đỡ HS phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu trong HT; các cấp quản lí cũng điều chỉnh các hoạt động dạy và học…( Thông báo số 287/TB-BGD&ĐT- 2009)
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bốn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)