Ngu van

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hà | Ngày 21/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHÓM 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
I.Vị trí,mục đích,yêu cầu của môn tập làm văn ị ở THCS
1.Vị trí
Có vị trí vô cùng quan trọng:
+Là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao.
+Có mối tương quan chặt chẽ giữa văn bản và tiếng Việt.
2.Mục đích.
-Giúp học sinh nắm được các kiểu văn bản trong chương trình THCS:miêu tả,trần thuật,tường thuật,kể chuyện,thể loại văn nghị luận như giải thích,chứng minh,bình luận,các văn bản hành chính như đơn từ,biên bản, báo cáo……
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói và viết.
- Tập làm văn cũng trực tiếp tham gia rèn luyện một số đức tính cho học sinh:như lòng nhân ái, tính trung thực,sự kiên trì.
- Góp phần phát triển nhân cách,trí tưởng tượng,óc sáng tạo,phân biệt đúng sai,từ đó nuôi dưỡng tâm hồn học sinh vươn tới cái chân, thiện,mĩ.


3.Yêu cầu cần đạt
a)Giáo dục
Giúp học sinh hình thành:đức,trí,thể, mĩ(nhân cách) bộc lộ vốn tri thức,vốn sống tư tưởng,tình cảm của mình.
Uốn nắn sai lệch cho học sinh ,điều chỉnh cho học sinh một cách chính xác hơn.
b)Giáo dưỡng
Tập làm văn hệ thống củng cố kiến thức tiếng Việt và văn học.
Tập làm văn góp phần bồi dưỡng tâm hồn,trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái đẹp,hướng các em tới nhu cầu phát triển thẩm mĩ ……
c)Kĩ năng
Trong tập làm văn cần được rèn luyện là:kĩ năng phân tích đề,lập dàn ý,dùng từ,đặt câu,dựng đoạn……
- Các kĩ năng tạo lập,nói và viết các kiểu văn bản cho đúng với các phong cách chức năng,phong cách khẩu ngữ và phong cách văn hóa.


d)Tư duy
Yêu cầu phát triển năng lực tư duy cho học sinh qua năng lực sử dụng ngôn ngữ,giúp học sinh biết tích lũy vốn tri thức,biết đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề,biết huy động vốn tri thức,biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng,chặt chẽ có sức thuyết phục.
II. chương trình và sách giáo khoa tập làm văn ở THCS.
1, chương trình tập làm văn ở THCS.
Chương trình tập làm văn ở THCS được thực hiện khi tiến hành CCGD ở cấp học này(1986) và được chỉnh lí năm 1995. cụ thể là:
+ Lớp 6 - Trần thuật
- Miêu tả
- Tập phát biểu cảm nghĩ
- Viết thư
+ Lớp 7: -Tường thuật
- Kể chuyện
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học
- Đơn từ
+ Lớp 8: - Chứng minh
- Giải thích
- Phân tích nhân vật
- Biên bản

- Lớp 9: - Bình luận
- Phân tích tác phẩm
-báo cáo
Chươrng trình tập làm văn ở THCS thể hiện khá rõ mối quan hệ giữa Văn- Tiếng việt- Tập làm văn qua hệ thống bài văn mẫu được chọn lọc chủ yếu từ sách văn học, qua các thao tác, kĩ năng dùng từ- đặt câu- dựng đoạn.
2, sách giáo khoa tập làm văn.
Sách giáo khoa dùng chung cho giáo viên và học sinh.
Sách tham khảo(cách làm một bài tập làm văn).
III. Nguyên tắc dạy và học tập làm văn.
Nguyên tắc 1: Dạy và học TLV xuất phát từ chủ thể của học sinh và giờ dạy TLV, học sinh tự tham gia vận động để hình thành kiến thức

-
2. Nguyên tắc 2: Từ thực hành đến lí thuyết tới vaanj dụng ở mức độ cao.
3. Nguyên tắc 3:
- Sau bất kì một bài lí thuyết thì có hệ thống bài tập phong phú và đa dạng.
Các bài tập đưa ra rèn luyện cho học sinh kiến thức kĩ năng và thái độ.
=>được xây dựng từ rễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Có 3 kiểu:
+ tìm hiểu chung về thể loại.
+ TLV về các kĩ năng, các thao tác bộ phận.
+ Bài tập làm văn tổng hợp.
IV. Phương pháp dạy học các nội dung trong chương trình ngữ văn THCS.
A. Quy trình dạy một kiểu bài làm văn gồm các bước sau:
Bước 1:tìm hiểu chung về thể loại từ ví dụ đến ghi nhớ.
Bước 2: tìm hiểu đề, tìm ý.
bước 3: lập daàn ý.
bước 4: dựng đoạn và liên kết đoạn.
bước 5: tập làm văn miệng hoặc văn nói.
Bước 6: làm bài viết.
B. Phương pháp dạy lí thuyết.
1. Phương pháp quy nạp.
a.Khái niệm : Quy nạp là phương pháp quan trọng trong lí thuyết tlv bằng việc phân tích các ví dụ, các mẩu văn rồi rút ra những kiến thức thuộc về li thuyết.
mẫu văn trong giờ tlv chính là nội dung văn bản mang tính định hướng nội dung lí thuyết cần hình thành, mẫu văn có thể là một câu,một đoạn, chuỗi đoạn văn. ,mỗi câu cần tương ứng với kiến thức tưng nội dung.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu văn là khi đưa vào mẫu văn nào thi tương ứng vời tiêu chuẩn ấy.
b.tổ chức dạy.
- Tổ chức cho học sinh quan sát mẫu.
Phân tích mẫu bằng xây dựng câu hỏi: Nêu câu hỏi và trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá.
Rút ra khái niệm ứng với ghi nhớ trong sách giáo khoa của học sinh.
2. Phương pháp diễn dịch.
a. khái niệm: phương pháp diễn dịch trong dạng tlv là đưa học sinh đén thẳng khái niệm trước khi tiếp xúc với mẫu.
b. tổ chức dạy.
- Tiếp xúc với khái niệm bằng hình thức cho học sinh đọc khái niệm, giáo viên đọc khái niệm hoặc chiếu khái niệm.
- Phân tích mẫu để khắc sâu lí thuyết đã học ở trên.
C. Phương pháp dạy thực hành.
Thực hành trong tập làm văn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy tập làm văn ở THCS.
Những yêu cầu và nội dung thực hành trong tập làm văn thường được bố trí xen kẽ với việc học lí thuyết.
Cũng có khi yêu cầu thực hành được tách ra thành phần luyện tập, làm bài tập.Mặt khác, những tiết tập miệng,những bài kiểm tra viết thì chủ yếu vẫn là yêu cầu và nội dung thực hành.
Có thể thấy chương trình tập làm văn, Sách giáo khoa tạp làm văn THCS đều quan tâm đến vấn đề thực hành :Thực hành trong lí thuyết, thực hành trong rèn luyện kĩ năng và thao tác làm văn. Thực hành sáng tạo bài văn (làm văn).
Dù yêu cầu và nội dung thực hành ở mức độ nào,ở kiểu bài nào,ở bước nào trong quy trình học 1 loại văn cũng nên quy về một cách nhìn khái quát, những điều chung nhất, những lưu ý quan trọng khi dạy thực hành làm văn ở THCS là:
1.Thực hành làm văn phải dựa trên cơ sở thông hiểu lí thuyết làm văn.
-Lí thuyết làm văn là những nội dung, những vấn đề lí thuyết có tính chất định hướng.Thực hành làm văn để củng cố, khắc sâu,khẳng định, tái hiện lí thuyết.
-Đối với học sinh,sự thông hiểu lí thuyết chính là việc nắm được các khái niệm về loại văn,về kĩ năng (dàn ý, dựng đoạn ,liên kết đoạn…)
2. Thực hành làm văn phải dựa trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn.
-Đối với mỗi loại văn trong chương trình, SGK đã xây dựng một hệ thống bài tập gồm: Bài tập tìm hiểu về một loại văn. Bài tập rèn luyện các kĩ năng làm văn. Bài tập tổng hợp.
-Việc thực hành làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong SGK là học sinh đã có được môi trường giao tiếp.










3. Thực hành làm văn phải hướng tới hình thành kĩ năng làm văn.
-Thực hành trong tập làm văn là thực hành tìm hiểu về đặc điểm loại văn, phân tích đề-tìm ý-lập dàn ý,dựng đoạn -tập miệng ,làm bài viết hoàn chỉnh,dùng từ đặt câu.
-Lặp lại nhiều lần thành thói quen, thành thạo các thao tác trong quá trình học tập làm văn, đó là kĩ năng làm văn.
-Chú ý: cần tránh kiểu thực hành rời rạc, không tập trung, không hệ thống, không gây hứng thú học tập và hứng thú sáng tạo cho HS.
4.Thực hành làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá.
-Thực hành tập làm văn diễn ra rất phong phú,sinh đọng dưới nhiều hình thức và ở nhiều khâu trong một thể văn.
-Sự kiểm nghiệm và đánh giá trong việc thực hành làm văn có thể HS tự cảm nhận,hoặc do các em trong lớp nhận xét, hoặc do ý kiến của giáo viên.
-Cuối cùng sự kiểm nghiệm và đánh giá thực hành làm văn thể hiện rõ nhất trong bài kiểm tra,bài viết ở lớp( hoặc ở nhà).
D.Phương pháp dạy tiết : Tìm hiểu chung về một loại văn
Trong chương trình tập làm văn THCS tất cả các loại văn đều có tiết mở đầu là tìm hiểu chung về loại văn đó.
Với kiểu bài dạy HS sẽ biết được những đặc điểm, bản chất của một loại văn cũng như yêu cầu khi làm loại văn đó.
SGK đã trình bày kiểu bài này theo cấu trúc sau: các bài tập là những văn liệu làm cơ sở, các câu hỏi tìm hiểu,phân tích mẫu, các tri thức lí thuyết, các bài tập để đọc thêm hoặc luyện tập.
Nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Có thể thực hiện giờ dạy theo các bước sau đây:
-Bước 1: cho HS quan sát mẫu văn và hướng dẫn phân tích mẫu văn.
-Bứơc 2: rút ra khái niệm khái quát về loại văn.
-Bước 3: làm bài tập để củng cố, khắc sâu lí thuyết đã học.
Kiểu bài tìm hiểu chung là sự mở đầu, khám phá đặc trưng một loại văn.
E.Phương pháp rèn luyện các kĩ năng làm văn
1.Kĩ năng phân tích đề tìm ý, lập dàn ý.
a.Phân tích đề:
Đề văn chứa đựng những yêu cầu về nội dung,tư tưởng ,kĩ năng, thể loại khi học một loại văn nào đó trong chương trình .
Vì vậy muốn phân tích đúng yêu cầu của đề phải đọc kĩ đề, xem xét những yêu cầu của đề ra thoog qua việc phân tích kết cấu,nội dung,mức độ,thể loại…
b.Tìm ý:
- Qúa trình phân tích đề cũng là quá trình tìm ý cho nội dung của đề văn.Ý của đề nằm trong từ ngữ, trong hình ảnh,trong khái niệm, trong giới hạn, trong kết cấu của đề.
-Giáo viên phải biết hướng dẫn,gợi tìm để HS tự tìm tự phát hiện các ý của đề.
c. Lập dàn ý:
-Sau khi đã xác định dược yêu cầu của đề, tìm được ý của đề thì đến bước lập dàn ý.
-Dàn ý phải là một hệ thống luận điểm của bài viết vừa thể hiện nội dung cần được trình bày vừa giúp người đọc tiếp nhận dễ dàng ý định làm bài, tác động đến người đọc cả về nhận thức và tình cảm.
-Khi lập dàn ý cần tổ chức cho HS triển khai và mở rộng các luận điểm thành các luận cứ.Hệ thống luận điểm, luận cứ phải logic khoa học.
2. Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn.
a.Dựng đoạn:
-Đoạn văn được triển khai từ ý và các ý trong dàn bài.
-Trong đoạn văn chúng ta thấy một cách đại thể ở góc độ vị trí thì có đoạn mở bài,đoạn trong thân bài,đoạn kết bài.
-Kĩ năng dựng đoạn gắn vối kĩ năng tập miệng trên lớp.Có triển khai ý thành đoạn mới có thể tiến hành tập miệng được.
b.Liên kết đoạn văn:
-Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh trong đó đoạn văn là đơn vị cơ sở tạo nên văn bản.
-Rèn kĩ năng liên kết đoạn văn là rèn việc sử dụng các liên kết để bài văn chặt chẽ,liền mạch, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
-Tổ chức cho HS sắp xếp,nối kết các đoạn cho hợp lí, lựa chọn từ ngữ dể liên kết ,tìm ghép liên kết cho thích hợp.
3. Kĩ năng nói và viết bài tập làm văn.
a.Kĩ năng nói
-Kĩ năng nói trong tập làm văn chỉ được giới hạn trong chương trình của giờ tập miệng,thời gian bộ hạn chế mà yêu cầu ren luyện kĩ năng nói thì cao và lâu dài.
- Rèn luyện kĩ năng nói trong tập làm văn giáo viên có thể sử dụng các hình thức phù hợp với từng tiết bài,từng loại văn.
b. Kĩ năng viết
-Sau khi đã thực hiện các bước: tìm hiểu loại văn; phân tích đề, tìm ý ,lập dàn ý; dựng đoạn,liên kết đoạn; tập miệng là đến việc rèn luyện kĩ năng trình bày văn bản dưới hình thức viết-làm bài văn.
-Việc rèn luyện kĩ năng viết được tiến hành xen kẽ trong các tiết phân tích đề, tìm ý,lập dàn ý, tập miệng
G. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài.
Ra đề: đề mở, đề có sẵn.
Đề tập làm văn phải có tinh tư tưởng cao.
Đề bài phải đảm bảo có tính khoa học và tính sư phạm.
Bài văn phải có tinh thẩm mĩ.
2. Chấm bài tập làm văn.
a. phương pháp và quá trình chấm bài làm văn gồm các bước:
Bước 1: xây dựng đáp án và biểu điểm về hai phương diện nội dung và hình thức
Bước 2: chấm từng bài, xếp loại bài để so sánh và điều chỉnh biểu điểm cho hợp lí
Bước 3: Giáo viên ghi nhận xét những đoạn hay, chỗ thiếu xót của học sinh, lời phê phải chân thực,không gay gắt.
Có sổ ghi điểm, sổ lưu giữ những tiến bộ hay kém đi của từng học sinh
Tổng kết kết quả bài làm của học sinh để xếp loại, đánh giá những ai được tuyên dương.
3. Trả bài tập làm văn
Giáo viên phải ghi lại đề bài lên bảng
Xác định nội dung yêu cầu của đề
Lập dàn ý sơ lược của bài văn để học sinh theo dõi
Nhận xét, đánh giá kêt quả bài làm của học sinh
Nhận xét chung: ưu điểm,nội dung, hình thức.
Nhận xét về khuyết điểm
Nhận xét riêng nếu có với những bài thật sâu sắc hoặc kém
Công bố điểm cho học sinh, lấy điểm vào sổ
Dặn học sinh ôn lại lí thuyết bài văn hoặc ra thêm đề cho học sinh luyện tập ở nhà.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)