Ngu van
Chia sẻ bởi Dương Thị Thanh Nhàn |
Ngày 21/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHẾ LAN VIÊN
(1920-1989)
I. Tiểu sử,con người,quan niệm thơ của Chế Lan Viên.
1.Tiểu sử.
-Chế Lan Viên (1920-1989),tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
-Quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
-Ông sinh trưởng trong môt gia đình viên chức nhỏ.
-Học đến hết bậc trung học sau đó đi dạy ở các tỉnh miền trung và làm báo ở Sài Gòn.
-Tập thơ đầu tay Điêu Tàn được viết lúc nhà thơ mới 16-17 tuổi, xuất bản năm 1937, đã gây được sự chú ý đặc biệt và đưa Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ mới hàng đầu.
-Năm 1940-1945, xã hội Việt Nam hết sức ngột ngạt và đen tối dưới ách thống trị của Nhật, Pháp nhiều nghệ sĩ không tìm thấy con đường đi, Chế Lan Viên rơi vào khủng hoảng.
-Suốt kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và làm báo ở liên khu IV.
-Năm 1949 ông được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam ở Quảng Trị.
-Sau 1954 Chế Lan Viên ra Hà Nội làm biên tập viên ở nhà xuất bản ở báo Văn Học của hội nhà văn.
-Năm 1975 ông chuyển vào ở TP HCM.
-Ngày 19/06/1989 Chế Lan Viên mất tại TP HCM.
-Năm 1966 ông được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Con người
-Chế Lan Viên là một nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi con đường nghệ thuật.
-Ông đã tìm nhiều khuynh hướng nghệ thuật và chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật nhưng nhà thơ không tự bằng lòng với mình, bởi:”Cái trang mơ ước một đời chư với tới” và khắt khe với chính mình.
3. Quan niệm
Thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
-Chế Lan Viên là chủ tướng của nhóm thơ Bình Định, với cái tên nghe khá rùng rợn Trường Thơ loạn. Thay mặt cho nhóm thơ này Chế Lan Viên đã có một tuyên ngôn về thơ nổi tiếng trong lời tựa tập Điêu Tàn” Hàn mặc tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi thêm: làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”
-Chính cái quan niệm độc đáo khác người này đã hướng hồn thơ Chế Lan Viên đến một thế giới đầy “kinh dị, lẻ loi và bí mật”
b. Thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp
-Cách mạng tháng tám thành công lịch sử cách mạng tháng tám thành công, cuộc đời và thơ Chế Lan Viên đã thoát khỏi “ thung lũng đau thương” và sự cô đơn, bế tắc để “tìm ra ánh sáng”, “hòa hợp với người”
-Trong thời gian kháng chiến, sự sáng tạo thơ của Chế Lan Viên chỉ dừng laị ở tập thơ Gửi Các Anh gồm 14 bài. Những năm tháng đó ông chủ yếu nghiền ngẫm, tìm tòi về phương thức thể thiện để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của cuộc đời mới.
-Ông đã trải qua những gian truân vất vả, và cảm nhận được không khí hào hùng, sôi động của dân tộc trong kháng chiến.
-Ông còn ghi lại những niềm vui bình dị của đời sống kháng chiến ở Một Bữa Cơm Thường Trong Bản Nhỏ.
=> Cuộc sống cách mạng và kháng chiến đã tạo điều kiện thuận lợi, chắp cánh cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật và bay theo đường dân tộc đang bay.
c. Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ
-Hình ảnh của cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng đi vào thơ ông ngày càng thêm đậm đà sâu sắc.
-Hình ảnh của những bà mẹ, người chị, người vợ “Những chàng áo vải” đã đi vào thơ Chế Lan Viên với vẻ đep chân chất bình dị, đáng tự hào. Cũng chính trong những năm tháng nước sôi lửa bỏng này, nhà thơ cảm nhận trọn vẹn hơn về vai trò to lớn của nhân dân.
-Với tình cảm nồng nàn, trí tuệ sắc sảo và sự gắn bó sâu sắc với hiện thực đời sống chiến tranh, Chế Lan Viên đã sáng tạo được nhiều vần thơ xúc động đậm đà chất chữ tình, hùng ca về vẻ đẹp tâm hồn tính cách của dân tộc VN trong kháng chiến chống Mĩ. Với các tác phẩm: cảm ơn, con đi sơ tán, đặt tên con, hoa thảo hoa vàng...
d. Những năm cuối đời của Chế Lan Viên
-Khi hoàn cảnh sống gặp không ít khó khăn nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo trong thời gian này ông trăn trở và suy ngẫm về cuộc sống đời thường, về bản thân để khẳng định chiều sâu thẳm trong tâm hồn mình “ tự tìm mình”
-Đặc biệt nhiều bài thơ trong Di Cảo, nhất là những bài thơ viết vào khoảng 1987-1988, người đọc nhận thấy sự dãi bày, tự vấn tâm tình của Chế Lan Viên.
-Chế Lan Viên nghĩ nhiều về cái chết để “đừng tuyệt vọng” , để sống những ngày còn lại có ích cho mai sau. Đó cũng là sự biểu hiện tam thế và lẽ sống cao quý của nhà thơ khi viết từ thế chi ca để lại cho người đời bằng những lời thơ tâm huyết giàu chất triết lí:
Anh tồn tại mãi
không bằng tuổi tên mà như tro bụi,
như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.
-Có thể nói trên từng chặng đường sáng tác, ngay cả khi nằm trên dường bệnh ông vẫn luôn sống hết mình cho thơ. Ông tìm tòi, sáng tạo với khát vọng để cho người đọc những vần thơ mới mẻ, đặc sắc, ông đã làm được điều đó.
II. phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên
Nhà thơ của trí tuệ và sự suy tưởng
-Với trí tưởng tượng phong phú sức liên tưởng kì diệu cách nhìn sự vật trong sự đối lập và luôn tranh luận, đối thoại, CLV chiếm lĩnh được thực tại cuộc sống để từ đó có cách suy ngẫm, triết lí sâu sắc, cũng như sự khái quát chính xác về những vấn đề trong đời sống.
-Thơ CLV có cảm xúc đằm thắm thiết tha thơ ông có khi mềm mại như lời ru của mẹ, như câu hò, điệu hát có sức ngân xa, thấm sâu trong tình cảm người đọc có khi mang nặng nghĩa tình và những nỗi trăn trở thao thức
-Tuy nhiên trong thơ CLV có khi cảm xúc và trí tuệ thiếu kết hợp hài hòa, khi đó thơ ông rơi vào sự cầu kì khó hiểu nhận thức của người đọc.
2. Hình ảnh thơ Chế Lan Viên
-Hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng:
Có hình ảnh khái niệm,hình ảnh kì ảo,hình ảnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hìn h ảnh đúc kết thành chuỗi theo lối liên tưởng bổ sung và đối lập.Trong thơ chế lan vien có những hình ảnh chân thực và chứa chan cảm xúc ,những hình ảnh được sáng tạo bằng chí tưởng tượng phong phú liên tưởng bất ngờ với cảm xúc dào dạt sâu lắng .
(1920-1989)
I. Tiểu sử,con người,quan niệm thơ của Chế Lan Viên.
1.Tiểu sử.
-Chế Lan Viên (1920-1989),tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
-Quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
-Ông sinh trưởng trong môt gia đình viên chức nhỏ.
-Học đến hết bậc trung học sau đó đi dạy ở các tỉnh miền trung và làm báo ở Sài Gòn.
-Tập thơ đầu tay Điêu Tàn được viết lúc nhà thơ mới 16-17 tuổi, xuất bản năm 1937, đã gây được sự chú ý đặc biệt và đưa Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ mới hàng đầu.
-Năm 1940-1945, xã hội Việt Nam hết sức ngột ngạt và đen tối dưới ách thống trị của Nhật, Pháp nhiều nghệ sĩ không tìm thấy con đường đi, Chế Lan Viên rơi vào khủng hoảng.
-Suốt kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và làm báo ở liên khu IV.
-Năm 1949 ông được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam ở Quảng Trị.
-Sau 1954 Chế Lan Viên ra Hà Nội làm biên tập viên ở nhà xuất bản ở báo Văn Học của hội nhà văn.
-Năm 1975 ông chuyển vào ở TP HCM.
-Ngày 19/06/1989 Chế Lan Viên mất tại TP HCM.
-Năm 1966 ông được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Con người
-Chế Lan Viên là một nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi con đường nghệ thuật.
-Ông đã tìm nhiều khuynh hướng nghệ thuật và chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật nhưng nhà thơ không tự bằng lòng với mình, bởi:”Cái trang mơ ước một đời chư với tới” và khắt khe với chính mình.
3. Quan niệm
Thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
-Chế Lan Viên là chủ tướng của nhóm thơ Bình Định, với cái tên nghe khá rùng rợn Trường Thơ loạn. Thay mặt cho nhóm thơ này Chế Lan Viên đã có một tuyên ngôn về thơ nổi tiếng trong lời tựa tập Điêu Tàn” Hàn mặc tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi thêm: làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”
-Chính cái quan niệm độc đáo khác người này đã hướng hồn thơ Chế Lan Viên đến một thế giới đầy “kinh dị, lẻ loi và bí mật”
b. Thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp
-Cách mạng tháng tám thành công lịch sử cách mạng tháng tám thành công, cuộc đời và thơ Chế Lan Viên đã thoát khỏi “ thung lũng đau thương” và sự cô đơn, bế tắc để “tìm ra ánh sáng”, “hòa hợp với người”
-Trong thời gian kháng chiến, sự sáng tạo thơ của Chế Lan Viên chỉ dừng laị ở tập thơ Gửi Các Anh gồm 14 bài. Những năm tháng đó ông chủ yếu nghiền ngẫm, tìm tòi về phương thức thể thiện để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của cuộc đời mới.
-Ông đã trải qua những gian truân vất vả, và cảm nhận được không khí hào hùng, sôi động của dân tộc trong kháng chiến.
-Ông còn ghi lại những niềm vui bình dị của đời sống kháng chiến ở Một Bữa Cơm Thường Trong Bản Nhỏ.
=> Cuộc sống cách mạng và kháng chiến đã tạo điều kiện thuận lợi, chắp cánh cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật và bay theo đường dân tộc đang bay.
c. Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ
-Hình ảnh của cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng đi vào thơ ông ngày càng thêm đậm đà sâu sắc.
-Hình ảnh của những bà mẹ, người chị, người vợ “Những chàng áo vải” đã đi vào thơ Chế Lan Viên với vẻ đep chân chất bình dị, đáng tự hào. Cũng chính trong những năm tháng nước sôi lửa bỏng này, nhà thơ cảm nhận trọn vẹn hơn về vai trò to lớn của nhân dân.
-Với tình cảm nồng nàn, trí tuệ sắc sảo và sự gắn bó sâu sắc với hiện thực đời sống chiến tranh, Chế Lan Viên đã sáng tạo được nhiều vần thơ xúc động đậm đà chất chữ tình, hùng ca về vẻ đẹp tâm hồn tính cách của dân tộc VN trong kháng chiến chống Mĩ. Với các tác phẩm: cảm ơn, con đi sơ tán, đặt tên con, hoa thảo hoa vàng...
d. Những năm cuối đời của Chế Lan Viên
-Khi hoàn cảnh sống gặp không ít khó khăn nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo trong thời gian này ông trăn trở và suy ngẫm về cuộc sống đời thường, về bản thân để khẳng định chiều sâu thẳm trong tâm hồn mình “ tự tìm mình”
-Đặc biệt nhiều bài thơ trong Di Cảo, nhất là những bài thơ viết vào khoảng 1987-1988, người đọc nhận thấy sự dãi bày, tự vấn tâm tình của Chế Lan Viên.
-Chế Lan Viên nghĩ nhiều về cái chết để “đừng tuyệt vọng” , để sống những ngày còn lại có ích cho mai sau. Đó cũng là sự biểu hiện tam thế và lẽ sống cao quý của nhà thơ khi viết từ thế chi ca để lại cho người đời bằng những lời thơ tâm huyết giàu chất triết lí:
Anh tồn tại mãi
không bằng tuổi tên mà như tro bụi,
như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.
-Có thể nói trên từng chặng đường sáng tác, ngay cả khi nằm trên dường bệnh ông vẫn luôn sống hết mình cho thơ. Ông tìm tòi, sáng tạo với khát vọng để cho người đọc những vần thơ mới mẻ, đặc sắc, ông đã làm được điều đó.
II. phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên
Nhà thơ của trí tuệ và sự suy tưởng
-Với trí tưởng tượng phong phú sức liên tưởng kì diệu cách nhìn sự vật trong sự đối lập và luôn tranh luận, đối thoại, CLV chiếm lĩnh được thực tại cuộc sống để từ đó có cách suy ngẫm, triết lí sâu sắc, cũng như sự khái quát chính xác về những vấn đề trong đời sống.
-Thơ CLV có cảm xúc đằm thắm thiết tha thơ ông có khi mềm mại như lời ru của mẹ, như câu hò, điệu hát có sức ngân xa, thấm sâu trong tình cảm người đọc có khi mang nặng nghĩa tình và những nỗi trăn trở thao thức
-Tuy nhiên trong thơ CLV có khi cảm xúc và trí tuệ thiếu kết hợp hài hòa, khi đó thơ ông rơi vào sự cầu kì khó hiểu nhận thức của người đọc.
2. Hình ảnh thơ Chế Lan Viên
-Hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng:
Có hình ảnh khái niệm,hình ảnh kì ảo,hình ảnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hìn h ảnh đúc kết thành chuỗi theo lối liên tưởng bổ sung và đối lập.Trong thơ chế lan vien có những hình ảnh chân thực và chứa chan cảm xúc ,những hình ảnh được sáng tạo bằng chí tưởng tượng phong phú liên tưởng bất ngờ với cảm xúc dào dạt sâu lắng .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)