Ngu van
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hà |
Ngày 21/10/2018 |
76
Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KHÁI QUÁT TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN
Nhóm 3
I.Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn trong văn học
Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu lớn nhất ở Âu – Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế giới. Vào đầu thế kỉ XVIII, từ “lãng mạn “ vẫn được dùng để chỉ tất cả những gì hoang đường, kì lạ, khác thường, chỉ có ở trong sách vở chứ không có ở trong hiện thực. Đến khoảng giữa thế kỉ XVIII, chủ nghĩa lãng mạn trở thành một thuật ngữ chỉ một trào lưu văn học mới đối lập với trào lưu cổ điển chủ nghĩa.
II.Văn học lãng mạn Việt Nam
1.Hoàn cảnh ra đời của văn học lãng mạn Việt Nam
- Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến.
- Do kết quả của việc khai thác thuộc địa.
- Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng tình cảm mới cùng với giao lưu văn hóa Đông Tây.
- Những quá trình mới của cuộc sống, những vấn đề mới, những xung đột mới đòi hỏi có cách thức phản ánh và lí giải nghệ thuật về chúng tất yếu dẫn tới sự thay thế về những cái mốc trong văn học.
- Đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, hoàn cảnh văn hóa xã hội ở Việt Nam mới đầy đủ những điều kiện chín muồi để chủ nghĩa lãng mạn ra đời . Đến năm 1932 chủ nghĩa lãng mạn mới thực sự xuất hiện trong văn học Việt Nam.
2. Gía trị và hạn chế
Gía trị:
* Nội dung :
- Chủ nghĩa lãng mạn nói chung là sự thể hiện trên lĩnh vực mĩ học bất hòa bất mãn với xã hội với thực tại.
- Khao khát dân chủ tự do, văn minh, tiến bộ, tỏ thái độ bất hòa bất mãn với chủ nghĩa thực dân tàn bạo, hống hách với những tập đoàn phong kiến hủ bại.
- Chống lễ giáo phong kiến lạc hậu đấu tranh cho tình yêu và hôn nhân tự do, cho hạnh phúc lứa đôi, khát vọng tự do của con người.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. VD: Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn MặcTử.
* Nghệ thuật :
- Thơ mới góp phần quyết định thành công của cuộc cách mạng về thể loại thơ.
- Giải phóng khỏi tính ước lệ, những niêm luật trong thơ cũ.
- Sử dụng rộng raĩ các tu từ.
b. Hạn chế:
Do hình thành và phát triển trong hoàn cảnh thuộc địa nên văn học lãng mạn co những mặt hạn chế : tự do tư tưởng ,tầm văn hóa- tri thức ,điều kiện vật chất
1.Thời kì 1932-1935(thời kì ra đời và chiến thắng)
a . Thơ mới
- Thời kì mới ra đời, thơ mới mang niềm vui sướng của lớp người trẻ lần đầu tiên được tiếp xúc với bao ngày bị ngăn chặn bởi ước lệ cổ điển. Được mở rộng tầm mắt, cởi trói tâm hồn, cảm xúc ngỡ ngàng, bừng nở đã làm nên những vần thơ tươi xanh và cuốn hút.
vd: Thế Lữ,Lưu Trọng Lư .
Cái tôi ở thời kì này còn e dè, ngượng ngập, chưa bộc lộ được đủ đầy mọi ham muốn cá nhân của mình, chưa dám làm mình một cách thoải mái. Thể hiện rõ nhất ở cảm xúc tình yêu : thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp.
Cái tôi thơ mới thời kì này mang tình yêu nước ngậm ngùi xa xăm.
Vd : Giây phút chạnh lòng, Nhớ rừng, Bên sông đưa khách của Thế Lữ.
- Sau niềm vui buổi đầu xuất hiện cái tôi thơ mới đã rất sớm buồn chán tự cảm thấy lạc lõng và nuôi mộng thoát li.Nỗi chua xót của cái tôi thơ mới: một mặt là tự muốn khẳng định mình mong tìm một chỗ đứng xứng đáng giữa cuộc đời, một mặt lại bất lực có nhu cầu trốn chạy bởi chợ đời đen bạc, phũ phàng chẳng phải chốn dung thân.
b,Tự Lực Văn Đoàn.
Đây là thời kì mới ra đời. Với tư tưởng chóng lễ giáo phong kiến hủ bại.
Vd: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng.
Ở chặng đường này, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã nhân danh chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ để chống lại sự hà khắc, tính chất ích kỉ, tàn nhẫn của lễ giáo phong kiến. Nó đấu tranh cho tình yêu và hôn nhân tự do, cho hạnh phúc lứa đôi chân chính của thanh niên, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi sự áp bức của chế độ gia đình phong kiến gia trưởng.
- Ở chặng đường này, tiểu thuyết tự lực văn đoàn có sức thu hút mạnh mẽ đối với thanh niên thành thị đương thời.
2. Thời kỳ 1936-1939.
a, Thơ mới.
Cuộc tranh luận mới-cũ đến đây căn bản đã chấm dứt. Thơ mới chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn.
Đây là thời kỳ Thơ mới phát triển rầm rộ nhất, đạt đến độ sung mãn nhất.
Cái tôi Thơ mới không còn dè dặt, không mộng sầu man mác như trước nữa mà công khai, mạnh dạn bày tỏ những ước muốn, khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ và cả những khổ đau riêng tư của mình.
Vd: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử….
b, Tự lực văn đoàn.
Là chặng đường chống lễ giáo phong kiến, cải tạo đời sống cho nông thôn , cải thiện đời sống cho dân quê.
Tiểu thuyết Tự lực , văn đoàn lập tức chuyển đề tài: đề tài chống phong kiến vẫn tiếp tục được đề cập đến , nhưng vấn đề dân cày , quan tâm đến thân phận người dân quê trở thành vấn đề nổi lên hàng đầu , giữ vị trí chủ đạo .
Mở rộng đề tài ra khỏi phạm vi của gia đình , đời tư , tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi hẳn vào đề tài chính trị xã hội.
Tư tưởng cải cách xã hội của các nhà tiêu thuyết tự lực văn đoàn ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như: Xanhximông , Rôbớtôoen ….
Vd : Thạch Lam , Nhất Linh , Trần Tiêu ……….
3. Thời kì 1939 – 1945
Thơ mới .
Mặt trận Dân chủ Đông Dương tan rã . Đế quốc thực dân , phong kiến trở lại đàn áp dã man , bóc lột vơ vét . Đại chiến thế giới lần thứ hai ngày càng lan rộng .
- Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động vốn đã cơ cực lại càng thêm khốn đốn trăm chiều ….. Trước cơn sóng gió của xã hội , Thơ mới vốn mang mầm bế tắc từ trước giờ đây đi đến khủng hoảng . chưa bao giờ lí trí bị khinh bỉ , cái vô thức , siêu hình được phụng thờ như những năm này.
vd : Chế Lan Viên , nhóm Xuân Thu ............
b. Tự lực văn đoàn.
- Chặng đường thứ ba của tiểu thuyêt Tự lực văn đoàn bắt đầu khi Mặt trận Dân chủ Đông Dương chấm dứt ( tháng 9/1939).
- Nhìn một cách bao quát , mỗi cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ở chặng đường cuối cùng này là( một quyển tiểu thuyết không có chuyện) .
- Ở chặng đường này chỉ còn là những con người vô lí tưởng mang tâm trạng chán trường , sống buông thả , tuyệt vọng và vô trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. triết lí của họ mang màu sắc hiện sinh chủ nghĩa , chỉ còn biết đến đòi hỏi cá nhân và kêu gọi hưởng thụ "ở đời làm gì có việc gì quan trọng , làm gì có việc gì thiêng liêng , chỉ có hiện tại biết hưởng hiện tại hơn người khác đó là cái hơn".
- Có thể nói tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ở chặng đường cuối cùng này đã bộc lộ rất rõ những hạn chế , tiêu cực về nội dung tư tưởng .
vd : bướm trắng , băn khoăn, đẹp .....
Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
Hoàn cảnh ra đời
Tiểu thuyết Tố Tâm được viết xong năn 1922, in lần đầu năm 1925 ở nhà xuất Châu Phương, Hà Nội.
2.Tóm tắt tiểu thuyết “ Tố Tâm ”.
Tiểu thuyết Tố Tâm viết về chuyện tình của Tố Tâm và Đạm Thủy.
Trong một lần về quê nghỉ tết, Đạm Thủy – một sinh viên Cao đẳng Sư Phạm – vì bị mất ví và giấy tờ cần thiết nên có cơ hội gặp Tố Tâm, cô con gái lớn xinh đẹp, nết na của bà án. Tố Tâm khi còn bé học chữ nho, sau học trường Pháp – Việt, đỗ sơ học, rất yêu văn chương, đã thầm yêu Đạm Thủy từ khi đọc văn thơ của chàng trên báo.
Nay do tình cờ gặp gỡ Đạm Thủy, tình yêu giữa hai người nảy nở và càng trở nên sâu nặng. Nhưng đó là một mối tình vô vọng, gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng. Tuy nhiên Tố Tâm và Đạm Thủy vẫn thường xuyên trao đổi những bức thư tình và hễ có điều kiện là hai người đi chơi cùng nhau. Trước tình yêu trong sáng của Tố Tâm, đã có lúc Đạm Thủy muốn vứt bỏ sự nghiệp cùng nàng trốn đi một nơi nào đó để cùng hưởng hạnh phúc nhưng nghĩ đến gia thân lại đành thôi. Khi bà án ốm nặng bà muốn Tố Tâm nhận lời lấy cậu Tú B để yên bề gia thất. Tố Tâm vì thương mẹ đã chiều theo ý bà. Lấy chồng xong, Tố Tâm nhuốm bệnh, 36 ngày sau thì qua đời.
3.Nội dung và nghệ thuật tác phẩm
a. Nội dung
- Qua tác phẩm Tố Tâm độc giả thấy được chính lễ giáo phong kiến là trở lực chia rẽ mối tình đẹp đẽ của đôi trai gái.
- Tác phẩm góp phần đề cao tự do yêu thương và hạnh phúc cá nhân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một người phụ nữ dám tách tình yêu hoàn toàn ra khỏi nghĩa vợ chồng.
- Cái chết của Tố Tâm chính là cái tư tưởng cũ và mới.
b. Nghệ thuật
- Tính ước lệ tượng trưng, tính ám dụ và ẩn dụ được đẩy lên hàng đầu, nhằm giáo dục con người vươn tới cái cao thượng của nhân cách theo chuẩn mực đạo lí luân hường.
- Cốt truyện được nới lỏng, trọng tâm của tác phẩm chuyển từ sự kiện sang nhân vật, từ những điều trông thấy sang những điều cảm thấy, từ thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm của nhân vật.
- Kết cấu theo quy luật tâm lí.
- Nhiều tình huống tâm lí nhân vật được khai thác, nhiều tình huống của hành động nhân vật được miêu tả, tát cả đều hướng tới việc phô bày tâm lí của nhân vật.
- Xây dựng nhân vật tập trung vào quá trình tâm lí và các trạng thái tình cảm của nhân vật.
- Sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí.
Nhóm 3
I.Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn trong văn học
Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu lớn nhất ở Âu – Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế giới. Vào đầu thế kỉ XVIII, từ “lãng mạn “ vẫn được dùng để chỉ tất cả những gì hoang đường, kì lạ, khác thường, chỉ có ở trong sách vở chứ không có ở trong hiện thực. Đến khoảng giữa thế kỉ XVIII, chủ nghĩa lãng mạn trở thành một thuật ngữ chỉ một trào lưu văn học mới đối lập với trào lưu cổ điển chủ nghĩa.
II.Văn học lãng mạn Việt Nam
1.Hoàn cảnh ra đời của văn học lãng mạn Việt Nam
- Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến.
- Do kết quả của việc khai thác thuộc địa.
- Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng tình cảm mới cùng với giao lưu văn hóa Đông Tây.
- Những quá trình mới của cuộc sống, những vấn đề mới, những xung đột mới đòi hỏi có cách thức phản ánh và lí giải nghệ thuật về chúng tất yếu dẫn tới sự thay thế về những cái mốc trong văn học.
- Đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, hoàn cảnh văn hóa xã hội ở Việt Nam mới đầy đủ những điều kiện chín muồi để chủ nghĩa lãng mạn ra đời . Đến năm 1932 chủ nghĩa lãng mạn mới thực sự xuất hiện trong văn học Việt Nam.
2. Gía trị và hạn chế
Gía trị:
* Nội dung :
- Chủ nghĩa lãng mạn nói chung là sự thể hiện trên lĩnh vực mĩ học bất hòa bất mãn với xã hội với thực tại.
- Khao khát dân chủ tự do, văn minh, tiến bộ, tỏ thái độ bất hòa bất mãn với chủ nghĩa thực dân tàn bạo, hống hách với những tập đoàn phong kiến hủ bại.
- Chống lễ giáo phong kiến lạc hậu đấu tranh cho tình yêu và hôn nhân tự do, cho hạnh phúc lứa đôi, khát vọng tự do của con người.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. VD: Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn MặcTử.
* Nghệ thuật :
- Thơ mới góp phần quyết định thành công của cuộc cách mạng về thể loại thơ.
- Giải phóng khỏi tính ước lệ, những niêm luật trong thơ cũ.
- Sử dụng rộng raĩ các tu từ.
b. Hạn chế:
Do hình thành và phát triển trong hoàn cảnh thuộc địa nên văn học lãng mạn co những mặt hạn chế : tự do tư tưởng ,tầm văn hóa- tri thức ,điều kiện vật chất
1.Thời kì 1932-1935(thời kì ra đời và chiến thắng)
a . Thơ mới
- Thời kì mới ra đời, thơ mới mang niềm vui sướng của lớp người trẻ lần đầu tiên được tiếp xúc với bao ngày bị ngăn chặn bởi ước lệ cổ điển. Được mở rộng tầm mắt, cởi trói tâm hồn, cảm xúc ngỡ ngàng, bừng nở đã làm nên những vần thơ tươi xanh và cuốn hút.
vd: Thế Lữ,Lưu Trọng Lư .
Cái tôi ở thời kì này còn e dè, ngượng ngập, chưa bộc lộ được đủ đầy mọi ham muốn cá nhân của mình, chưa dám làm mình một cách thoải mái. Thể hiện rõ nhất ở cảm xúc tình yêu : thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp.
Cái tôi thơ mới thời kì này mang tình yêu nước ngậm ngùi xa xăm.
Vd : Giây phút chạnh lòng, Nhớ rừng, Bên sông đưa khách của Thế Lữ.
- Sau niềm vui buổi đầu xuất hiện cái tôi thơ mới đã rất sớm buồn chán tự cảm thấy lạc lõng và nuôi mộng thoát li.Nỗi chua xót của cái tôi thơ mới: một mặt là tự muốn khẳng định mình mong tìm một chỗ đứng xứng đáng giữa cuộc đời, một mặt lại bất lực có nhu cầu trốn chạy bởi chợ đời đen bạc, phũ phàng chẳng phải chốn dung thân.
b,Tự Lực Văn Đoàn.
Đây là thời kì mới ra đời. Với tư tưởng chóng lễ giáo phong kiến hủ bại.
Vd: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng.
Ở chặng đường này, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã nhân danh chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ để chống lại sự hà khắc, tính chất ích kỉ, tàn nhẫn của lễ giáo phong kiến. Nó đấu tranh cho tình yêu và hôn nhân tự do, cho hạnh phúc lứa đôi chân chính của thanh niên, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi sự áp bức của chế độ gia đình phong kiến gia trưởng.
- Ở chặng đường này, tiểu thuyết tự lực văn đoàn có sức thu hút mạnh mẽ đối với thanh niên thành thị đương thời.
2. Thời kỳ 1936-1939.
a, Thơ mới.
Cuộc tranh luận mới-cũ đến đây căn bản đã chấm dứt. Thơ mới chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn.
Đây là thời kỳ Thơ mới phát triển rầm rộ nhất, đạt đến độ sung mãn nhất.
Cái tôi Thơ mới không còn dè dặt, không mộng sầu man mác như trước nữa mà công khai, mạnh dạn bày tỏ những ước muốn, khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ và cả những khổ đau riêng tư của mình.
Vd: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử….
b, Tự lực văn đoàn.
Là chặng đường chống lễ giáo phong kiến, cải tạo đời sống cho nông thôn , cải thiện đời sống cho dân quê.
Tiểu thuyết Tự lực , văn đoàn lập tức chuyển đề tài: đề tài chống phong kiến vẫn tiếp tục được đề cập đến , nhưng vấn đề dân cày , quan tâm đến thân phận người dân quê trở thành vấn đề nổi lên hàng đầu , giữ vị trí chủ đạo .
Mở rộng đề tài ra khỏi phạm vi của gia đình , đời tư , tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi hẳn vào đề tài chính trị xã hội.
Tư tưởng cải cách xã hội của các nhà tiêu thuyết tự lực văn đoàn ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như: Xanhximông , Rôbớtôoen ….
Vd : Thạch Lam , Nhất Linh , Trần Tiêu ……….
3. Thời kì 1939 – 1945
Thơ mới .
Mặt trận Dân chủ Đông Dương tan rã . Đế quốc thực dân , phong kiến trở lại đàn áp dã man , bóc lột vơ vét . Đại chiến thế giới lần thứ hai ngày càng lan rộng .
- Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động vốn đã cơ cực lại càng thêm khốn đốn trăm chiều ….. Trước cơn sóng gió của xã hội , Thơ mới vốn mang mầm bế tắc từ trước giờ đây đi đến khủng hoảng . chưa bao giờ lí trí bị khinh bỉ , cái vô thức , siêu hình được phụng thờ như những năm này.
vd : Chế Lan Viên , nhóm Xuân Thu ............
b. Tự lực văn đoàn.
- Chặng đường thứ ba của tiểu thuyêt Tự lực văn đoàn bắt đầu khi Mặt trận Dân chủ Đông Dương chấm dứt ( tháng 9/1939).
- Nhìn một cách bao quát , mỗi cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ở chặng đường cuối cùng này là( một quyển tiểu thuyết không có chuyện) .
- Ở chặng đường này chỉ còn là những con người vô lí tưởng mang tâm trạng chán trường , sống buông thả , tuyệt vọng và vô trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. triết lí của họ mang màu sắc hiện sinh chủ nghĩa , chỉ còn biết đến đòi hỏi cá nhân và kêu gọi hưởng thụ "ở đời làm gì có việc gì quan trọng , làm gì có việc gì thiêng liêng , chỉ có hiện tại biết hưởng hiện tại hơn người khác đó là cái hơn".
- Có thể nói tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ở chặng đường cuối cùng này đã bộc lộ rất rõ những hạn chế , tiêu cực về nội dung tư tưởng .
vd : bướm trắng , băn khoăn, đẹp .....
Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
Hoàn cảnh ra đời
Tiểu thuyết Tố Tâm được viết xong năn 1922, in lần đầu năm 1925 ở nhà xuất Châu Phương, Hà Nội.
2.Tóm tắt tiểu thuyết “ Tố Tâm ”.
Tiểu thuyết Tố Tâm viết về chuyện tình của Tố Tâm và Đạm Thủy.
Trong một lần về quê nghỉ tết, Đạm Thủy – một sinh viên Cao đẳng Sư Phạm – vì bị mất ví và giấy tờ cần thiết nên có cơ hội gặp Tố Tâm, cô con gái lớn xinh đẹp, nết na của bà án. Tố Tâm khi còn bé học chữ nho, sau học trường Pháp – Việt, đỗ sơ học, rất yêu văn chương, đã thầm yêu Đạm Thủy từ khi đọc văn thơ của chàng trên báo.
Nay do tình cờ gặp gỡ Đạm Thủy, tình yêu giữa hai người nảy nở và càng trở nên sâu nặng. Nhưng đó là một mối tình vô vọng, gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng. Tuy nhiên Tố Tâm và Đạm Thủy vẫn thường xuyên trao đổi những bức thư tình và hễ có điều kiện là hai người đi chơi cùng nhau. Trước tình yêu trong sáng của Tố Tâm, đã có lúc Đạm Thủy muốn vứt bỏ sự nghiệp cùng nàng trốn đi một nơi nào đó để cùng hưởng hạnh phúc nhưng nghĩ đến gia thân lại đành thôi. Khi bà án ốm nặng bà muốn Tố Tâm nhận lời lấy cậu Tú B để yên bề gia thất. Tố Tâm vì thương mẹ đã chiều theo ý bà. Lấy chồng xong, Tố Tâm nhuốm bệnh, 36 ngày sau thì qua đời.
3.Nội dung và nghệ thuật tác phẩm
a. Nội dung
- Qua tác phẩm Tố Tâm độc giả thấy được chính lễ giáo phong kiến là trở lực chia rẽ mối tình đẹp đẽ của đôi trai gái.
- Tác phẩm góp phần đề cao tự do yêu thương và hạnh phúc cá nhân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một người phụ nữ dám tách tình yêu hoàn toàn ra khỏi nghĩa vợ chồng.
- Cái chết của Tố Tâm chính là cái tư tưởng cũ và mới.
b. Nghệ thuật
- Tính ước lệ tượng trưng, tính ám dụ và ẩn dụ được đẩy lên hàng đầu, nhằm giáo dục con người vươn tới cái cao thượng của nhân cách theo chuẩn mực đạo lí luân hường.
- Cốt truyện được nới lỏng, trọng tâm của tác phẩm chuyển từ sự kiện sang nhân vật, từ những điều trông thấy sang những điều cảm thấy, từ thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm của nhân vật.
- Kết cấu theo quy luật tâm lí.
- Nhiều tình huống tâm lí nhân vật được khai thác, nhiều tình huống của hành động nhân vật được miêu tả, tát cả đều hướng tới việc phô bày tâm lí của nhân vật.
- Xây dựng nhân vật tập trung vào quá trình tâm lí và các trạng thái tình cảm của nhân vật.
- Sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)