Ngữ văn 10 - cuối năm 2011

Chia sẻ bởi Trần Nam Chung | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 10 - cuối năm 2011 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kỳ II
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC NĂM HỌC: 2010-2011

Môn : Văn 10
Thời gian làm bài: 90phút

Câu 1:(2đ)
Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu sau:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”
( Ca dao
Câu 2: (2đ)
Có ý kiến cho rằng: “Lời ăn tiếng nói của một bộ phận học sinh ngày nay có nhiều biểu hiện thiếu văn minh, lịch sự”. Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình trước ý kiến trên trong đoạn văn 25 dòng.

Câu 3: (6đ)
Sự tự ý thức của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

----------Hết---------




SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kỳ II
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC NĂM HỌC: 2010-2011

Môn : Văn 10
Thời gian làm bài: 90phút
Câu 1:(2đ)
Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu sau:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”
( Ca dao
Câu 2: (2đ)
Có ý kiến cho rằng: “Lời ăn tiếng nói của một bộ phận học sinh ngày nay có nhiều biểu hiện thiếu văn minh, lịch sự”. Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình trước ý kiến trên trong đoạn văn 25 dòng.

Câu 3: (6đ)
Sự tự ý thức của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

----------Hết--------

ĐÁP ÁN VĂN LỚP 10
Năm học 2010-2011
Câu 1 (2 đ)
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
+ So sánh - ẩn dụ: Thân em - củ ấu gai (0,5 đ)
+ Đối giữa 2 vế trong câu (0,5 đ)
Ruột trong thì trắng/vỏ ngoài thì đen
Phân tích: (1 đ)
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn - giá trị thực của người con gái trong xã hội xưa.

Câu 2: (2đ)
Đây là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau. Nhưng về cơ bản cần:

-Về mặt hình thức: (0.5đ)
+Đảm bảo những yêu cầu về hình thức của một đoạn văn (viết hoa và lùi đầu dòng chữ cái đầu tiên; coá dấu chấm câu ở cuối đoạn)
+Đảm bảo số dòng (từ 23 đến 27 dòng)
+Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

-Về mặt nội dung: (1.5đ)
+ Nêu được vấn đề cần nghị luận và quan điểm của mình.(0.25 đ)
+ Giải thích: Lời ăn tiếng nói của học sinh là cách giao tiếp, ứng xử, nói năng của học sinh với thầy cô giáo, với mọi người nói chung.(0.25 đ)
+Lời ăn tiếng nói của một bộ phận HS có nhiều biểu hiện xuống dốc
٭Biểu hiện: Cư xử thiếu văn hóa, nói tục, chửi bậy; nói năng vô lễ, xúc phạm, tục tằn, thô lỗ, vô lễ, xúc phạm, …(025đ)
٭Nguyên nhân: Học sinh bắt chước người lớn, học đòi những cái xấu, coi việc chửi bậy nói tục là bình thường nên thành thói quen; sự quản lý, giáo dục của gia đình nhà trường chưa chặt....(0.25 đ)
٭Hậu quả: Đánh mất dần giá trị, nhân cách của bản thân; đạo đức của học sinh xuống dốc trầm trọng; ô nhiễm môi trường giáo dục, xã h ội thiếu văn minh lành mạnh…(0.25 đ)
٭ Biện pháp- bài học: Tích cực tu dưỡng đạo đức; gia đình nhà trường cần quản lý chặt chẽ hơn và xử lý nghiêm khắc…(0.25 đ)

Câu 3: (6đ)
HS có thể có nhiều cách triển khai vấn đề, GV cần tôn trọng bài viết của các em. Nhưng về cơ bản HS phải nêu được một số ý như sau:
-Giới thiệu tác giả, đoạn trích (0.5đ)
-Triển khai vấn đề:
+Nêu đôi nét về thân phận bẽ bàng của Kiều khi nàng ở chốn lầu xanh (0.5đ)
“ Biết bao….Trường Khanh”
+Người phụ nữ xưa hầu như không có sự tự ý thức vì họ thường được giáo dục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nam Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)