Ngữ văn 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồ Hải |
Ngày 26/04/2019 |
99
Chia sẻ tài liệu: ngữ văn 10 thuộc Tiếng Anh 11
Nội dung tài liệu:
Hầu hết người Việt đều biết cụ Nguyễn Du (1765 – 1820) qua tập Truyện Kiều. Nhưng ngoài Truyện Kiều, Cụ còn nhiều tác phẩm khác:Thanh Hiên thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Thi Tập… Trong số những bài thơ của Cụ có bài ” Độc Tiểu Thanh Ký ” làm cho hậu học có nhiều suy nghĩ và tồn nghi. Dưới đây là: Bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký”, tóm tắt ý nghĩa của ” Độc Tiểu Thanh Ký” và phần góp ý của người biên soạn: I. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký”
讀 小 青 記 西 湖 花 苑 盡 成 墟, 獨 吊 窗 前 一 紙 書. 脂 粉 有 神 憐 死 後, 文 章 無 命 累 焚 餘. 古 今 恨 事 天 難 問, 風 韻 奇 冤 我 自 居. 不 知 三 百 餘 年 後, 天 下 何 人 泣 素 如.
Độc Tiểu Thanh Ký
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
- Dịch nghĩa:
Độc Tiểu Thanh Ký
Vườn hoa bên Tây hồ đã thành bãi hoang rồi, Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được, Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
- Dịch thơ:
Độc Tiểu Thanh Ký
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Vũ Tam Tập
Độc Tiểu Thanh Ký
Hoa kiểng hồ Tây hoá bãi hoang Bên song bi cảm đọc thư tàn Hữu thần son phấn chôn còn hận Vô mệnh văn chương đốt chẳng tan Kim cổ oán hờn trời khó hỏi Phong lưu oan khuất tớ ngùi mang Ba trăm năm nữa làm sao biết Ai khóc thương nàng phận trái ngang ?!
Nguyễn Minh Thanh cảm dịch
II. Tóm tắt ý nghĩa của “Độc Tiểu Thanh Ký”:
” Độc Tiểu Thanh Ký “có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của chính nàng Phùng Tiểu Thanh viết. Đó là người con gái rất đẹp, có thật , sống cách cụ Nguyễn Du khoảng 300 năm trước , đời Minh Thành Tổ (Trung Hoa). Nàng con nhà quan tài sắc vẹn toàn. Nhưng do sự tranh chấp ngôi báu của Minh triều họ Chu. Phía cha nàng ủng hộ bị thất bại, ông bị giết. Gia cảnh sa sút, nàng phải làm lẽ nên bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ ký sự về chính đời mình. Bà vợ cả vẫn chưa hết máu Hoạn Thư, tìm đến và đốt tập thơ ký sự. Nhưng còn lại một số bài, nên người đời gọi là “Phần Dư tập”. Nhân dịp đi sứ Trung Quốc cụ Nguyễn Du đã đọc được “Phần Dư tập*”. (Có chỗ cho rằng Nguyễn Du đọc “Phần Dư tập” trước khi đi Sứ). Qua đó, cuộc đời ngang trái của Tiểu Thanh đã để lại niềm bi cảm sâu xa cho Nguyễn Du. Và Cụ đã sáng tác bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” rất bi thương ai oán..!!
III. Phần góp ý của người biên soạn:
1 – Về Chữ “Tố Như”: theo tiểu sử, gia phả, cụ Nguyễn Du có tên tự là Tố Như. Và cuối bài “Độc Tiểu Thanh Ký” có câu “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (Thiên hạ ai là người khóc Tố Như?). Do đó, nguời đời sau cho rằng “Tố Như” đích thị là để chỉ chính tác giả Nguyễn Du. Nhưng,có người cho rằng chữ “Tố Như” không phải dùng chỉ Nguyễn Du, mà để chỉ chính nàng Tiểu Thanh. Vì “Tố Như”còn có nghĩa là “người phụ nữ đẹp”. Theo HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của tác giả Đào Duy Anh thì: Tố: lụa trắng, sắc trắng…, Như: cùng – dống – ví như… Ta gom hai chữ “tố như”: giống lụa trắng, hàm ý chỉ người phụ nữ đẹp mà cụ Nguyễn Du đã dùng chăng? Khổ nỗi,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồ Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)