Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
Chia sẻ bởi Thach Sa Ri |
Ngày 19/03/2024 |
25
Chia sẻ tài liệu: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG
3.1. Giọng điệu trần thuật
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, giọng điệu được hiểu là “ thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[13,91]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học là giọng điệu nghệ thuật, nó “ là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện hay như thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với các giọng “trời phú” của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu”[13,91]. Trong sáng tạo nghệ thuật, giọng điệu có vai trò rất lớn: “ hiệu suất của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu” (Khrapchenko) [34,294]. Đối với tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. “Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[13,91]. Hơn nữa, giọng điệu ở đây không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Như vậy, giọng điệu là biểu hiện của thái độ cảm xúc chủ thể đối với đời sống, giọng điệu mang nội dung tình cảm thái độ ứng xử của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh, giọng điệu thể hiện ở điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể đối với cái được miêu tả. Trong truyện, giọng điệu phức tạp hơn thơ, “chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kể chuyện đối với nhân vật. Tùy theo đặc điểm tính cách số phận nhân vật, người kễ và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng”[54,110]. Do giọng điệu gắn với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng sáng tác nên nó thể hiện cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống. Nói cách khác, giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Vì vậy, trong sáng tác, mỗi nhà văn thường có một giọng điệu riêng khiến ta khi đọc văn của họ dễ dàng nhận ra dáng vẻ và cốt cách riêng ở mỗi người. Nguyễn Công Hoan thì dí dỏm trào phúng. Thạch Lam thì nhẹ nhàng, mượt mà đằm thắm và sâu lắng …Còn Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn xuôi thời kỳ hiện đại, đặc biệt trong thời chống Mỹ cứu nước và đổi mới, ông đã tạo cho mình một giọng điệu trần thuật riêng. Đó là giọng điệu sử thi, hào hùng đan xen với giọng chiêm nghiệm, triết lý, khác với giọng điệu đằm thắm tha thiết trữ tình của Anh Đức, giọng tâm tình hòa lẫn chất dân gian của Nguyễn Thi.
3.1.1. Giọng điệu sử thi, hào hùng
Trong giai đoạn 1954- 1975, vận mệnh của Tổ Quốc đang đứng trước những thử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng chung là độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Nền văn học của giai đoạn lịch sử ấy không thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Những chủ đề bao trùm trong nền văn học giai đoạn ấy là những vấn đề về vận mệnh của cộng đồng, hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực lịch sử dân tộc, nhân vật tiêu biểu nhất là người anh hùng đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của dân tộc, giai cấp, cho thời đại và nhà văn cũng là người phát ngôn cho tư tưởng, lập trường, tình cảm, quan niệm của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà ca ngợi và lên án, kêu gọi và
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG
3.1. Giọng điệu trần thuật
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, giọng điệu được hiểu là “ thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[13,91]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học là giọng điệu nghệ thuật, nó “ là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện hay như thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với các giọng “trời phú” của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu”[13,91]. Trong sáng tạo nghệ thuật, giọng điệu có vai trò rất lớn: “ hiệu suất của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu” (Khrapchenko) [34,294]. Đối với tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. “Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[13,91]. Hơn nữa, giọng điệu ở đây không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Như vậy, giọng điệu là biểu hiện của thái độ cảm xúc chủ thể đối với đời sống, giọng điệu mang nội dung tình cảm thái độ ứng xử của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh, giọng điệu thể hiện ở điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể đối với cái được miêu tả. Trong truyện, giọng điệu phức tạp hơn thơ, “chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kể chuyện đối với nhân vật. Tùy theo đặc điểm tính cách số phận nhân vật, người kễ và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng”[54,110]. Do giọng điệu gắn với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng sáng tác nên nó thể hiện cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống. Nói cách khác, giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Vì vậy, trong sáng tác, mỗi nhà văn thường có một giọng điệu riêng khiến ta khi đọc văn của họ dễ dàng nhận ra dáng vẻ và cốt cách riêng ở mỗi người. Nguyễn Công Hoan thì dí dỏm trào phúng. Thạch Lam thì nhẹ nhàng, mượt mà đằm thắm và sâu lắng …Còn Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn xuôi thời kỳ hiện đại, đặc biệt trong thời chống Mỹ cứu nước và đổi mới, ông đã tạo cho mình một giọng điệu trần thuật riêng. Đó là giọng điệu sử thi, hào hùng đan xen với giọng chiêm nghiệm, triết lý, khác với giọng điệu đằm thắm tha thiết trữ tình của Anh Đức, giọng tâm tình hòa lẫn chất dân gian của Nguyễn Thi.
3.1.1. Giọng điệu sử thi, hào hùng
Trong giai đoạn 1954- 1975, vận mệnh của Tổ Quốc đang đứng trước những thử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng chung là độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Nền văn học của giai đoạn lịch sử ấy không thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Những chủ đề bao trùm trong nền văn học giai đoạn ấy là những vấn đề về vận mệnh của cộng đồng, hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực lịch sử dân tộc, nhân vật tiêu biểu nhất là người anh hùng đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của dân tộc, giai cấp, cho thời đại và nhà văn cũng là người phát ngôn cho tư tưởng, lập trường, tình cảm, quan niệm của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà ca ngợi và lên án, kêu gọi và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thach Sa Ri
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)