Ngoại khóa văn học 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Kiên | Ngày 21/10/2018 | 239

Chia sẻ tài liệu: Ngoại khóa văn học 10 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông.
( Nguyễn Bá Học)
Bác học không có nghĩa là ngừng học.
( Đác uyn)
Học!
Học nữa!
Học mãi!
( Lê
Nin)
TRƯỜNG THPT SỐ II PHÙ MỸ
TỔ VĂN- NHẠC- HOẠ
?????????


NGOẠI KHÓA VĂN HỌC

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ
VĂN HỌC LỚP 10
Thiết kế và dàn dựng chương trình :
Dương Ngọc Xuân - Nguyễn Trung Kiên
Dẫn chương trình : Nguyễn Trung Kiên
Kỹ thuật vi tính :
Huỳnh Thị Phượng - Nguyễn Trung Kiên
Chịu trách nhiệm :
Dương Ngọc Xuân
TỔ VĂN- NHẠC- HỌA
Thực hiện
Tháng 3 - 2005
MỜI TRẦU
- Mỗi lớp chọn 03 Học sinh làm thành một đội
- Giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ, trôi chảy (khuyến khích cách giới thiệu sáng tạo bằng các hình thức vè, ca dao, hoạt cảnh giới thiệu) trong thời gian 2 phút.
- Thang điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm.
- Sau khi mỗi đội hoàn thành xong phần thi của mình, BGK nhận xét cho điểm.
LỚP 10 A1


LỚP 10A2
LỚP 10 A3
LỚP 10A4
LỚP 10A5
LỚP 10A6
LỚP 10A7
LỚP 10A8
LỚP 10A9
LỚP 10A10
KHƠI NGUỒN
- Các đội bốc thăm thứ tự trả lời câu hỏi nhanh.
- Mỗi đội sẽ lần lượt trả lời 6 câu hỏi trong thời gian 2 phút.
Trả lời đúng mỗi câu được 5 điểm.
Nếu trả lời không được thì bỏ qua để chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
PHIẾU SỐ 1
1. Tác phẩm nào mở đầu nói về nỗi bất hạnh của người và kết thúc bằng nỗi niềm u uất của chính mình?
Đáp án: Độc Tiểu Thanh kí
2. Thể loại Kí không xuất hiện trong sáng tác văn học dân gian. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
3.Sử thi " Đam San" là của dân tộc nào?
Đáp án: Ê đê
4. " Thiên cổ kì bút" là nhận định về tác phẩm nào?
Đáp án: Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ
5. Những bài hát của trẻ em được lưu truyền trong dân gian được gọi là gì?
Đáp án: Đồng dao
6. Giấu cha, giấu mẹ chân đi khe né ối trời sợ té, lén đem cho trò." là câu hát trong bài hát nào? Thuộc dân ca gì?
Đáp án: Bài " Lí dĩa bánh bò"- Dân ca Nam bộ
PHIẾU SỐ 2
1. Người vợ mà Đam San phải lấy theo tục " nối dây" là ai?
Đáp án: Hơ Nhí và Hơ Bhí
2. Chử Đồng Tử sống ở làng nào?
Đáp án: Chử Xá
3.Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX được chia làm mấy giai đoạn?
Đáp án: 4 giai đoạn.
4. Tước vua ban cho Trương Hán Siêu khi ông chết là gì?
Đáp án: Thái Bảo
5. " Bình Ngô đại cáo" được sáng tác trong hoàn cảnh khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai
6. Trong các bài hát dưới đây bài hát nào thuộc thể loại nghi lễ, nghi thức: Lên đàng; Hát mãi khúc quân hành; Quốc ca; Tiếng gọi thanh niên?
Đáp án: Quốc ca
PHIẾU SỐ 3
1. Người cho Chử Đồng Tử 1 cái gậy và 1 cái nón là ai?
Đáp án: Nhà sư tên là Phật Quang
2. Truyện " Làm theo vợ dặn" thuộc kiểu truuyện cổ tích nào?
Đáp án: Cổ tích sinh hoạt
3.Bản dịch " Chinh phụ ngâm khúc" trong chương trình văn học 10 thuộc thể thơ nào?
Đáp án: Song thất lục bát
4. Thơ Nguyễn Du nổi bật là chủ nghĩa nhân đạo. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
5. Ở bài " Dục Thuý sơn" có câu " Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo" vậy Trương Thiếu Bảo là ai?
Đáp án: Trương Hán Siêu
6. Ai là người sáng tác ra bài giao hưởng đầu tiên của Việt Nam? Bài giao hưởng đó có tên là gì?
Đáp án: Nhạc sỹ Hoàng Việt với bài " Quê hương"
PHIẾU SỐ 4
1. Truyện thơ dân gian ra đời ở thời kỳ nào?
Đáp án: Thời kỳ đấu tranh giai cấp đã gay gắt
2.Tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII là ai?
Đáp án: Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.Ở bài thơ " Tự tình", hình ảnh nào được Hồ Xuân Hương dùng để tượng trưng cho ý chí vươn lên không chịu khuất phục trước hoàn cảnh?
Đáp án: Rêu, đá.
4. Nguyễn Du đã từng làm quan cho triều đại nào?
Đáp án: Nhà Lê- Nhà Nguyễn
5. Nhân vật ngang tàng, hào hùng nhất trong " Truyện Kiều" là ai?
Đáp án: Từ Hải
6. Bạn cho biết cây đàn thập lục có tên gọi là gì?
Đáp án: Đàn tranh
1. "Tiễn dặn người yêu" là truyện thơ của dân tộc nào?
Đáp án: Thái
2. "Hào khí Đông A" là cụm từ dùng để chỉ thời nào?
Đáp án: Thời Trần
3.Tác giả được mệnh danh là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX là ai?
Đáp án: Nguyễn Đình Chiểu
4. " Truyện Kiều" của Nguyễn Du gồm bao nhiêu câu?
Đáp án: 3254 câu
5. Nhà thơ Hy Lạp nào kể về cuộc chiến tranh thành Tơ Roa bằng thiên anh hùng ca?
Đáp án: Hômerơ
6. Bạn cho biết bài hát " Trống cơm" thuộc dân ca nào?
Đáp án: Dân ca quan họ Bắc Ninh
PHIẾU SỐ 5
1. Trong truyện thơ " Tiễn dặn người yêu" chàng trai đã trao cho cô gái kỷ vật gì để làm tin?
Đáp án: Chiếc đàn môi
2. Ông "hoàng thơ tình" là lời đánh giá về nhà thơ Xuân Diệu. Vậy " chúa thơ Nôm " là lời đánh giá ban tặng cho nhà thơ nào?
Đáp án: Hồ Xuân Hương
3.Nhân vật Trương Quỳnh Như trong tác phẩm " Văn tế Trương Quỳnh Như" chết là do đâu?
Đáp án: Cha mẹ ép gả nàng cho người khác
4. Thuý Kiều và Kim Trọng gặp nhau lần đầu tiên ở đâu?
Đáp án: Hội Đạp Thanh
5. " Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai
6. Trong các nhạc cụ sau, đâu là nhạc cụ Việt Nam: Đàn ghi ta; Đàn Viôlông; Đàn bầu; Đàn Oóc gan?
Đáp án: Đàn bầu
PHIẾU SỐ 6
1. Trong " Tiễn dặn người yêu", sau bao nhiêu đoạ đày, cô gái đã bị nhà chồng đem ra chợ rao bán. Người ta đã đổi cô để lấy được gì?
Đáp án: Một cuộn lá dong
2. Bài " Bảo kính cảnh giới, 43" được sáng tác theo thể thơ nào?
Đáp án: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
3.Chồng là tiến sĩ Nguyễn Kiều, đã từng ca ngợi bà " Tài năng nương tử, xưa hiếm nay không". Bà là ai?
Đáp án: Đoàn Thị Điểm
4. Trong đoạn trích " Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều` cảnh tiễn biệt diễn ra vào thời gian nào?
Đáp án: Mùa thu
5. Vì sao Thuý Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh?
Đáp án: Có tiền để cứu cha và em thoát khỏi nhà tù vì bị vu oan.
6. Bạn hãy đọc tên bảy nốt nhạc tự nhiên từ thấp đến cao?
Đáp án: Đồ- Rê- Mi- Fa- Son- La- Xi
PHIẾU SỐ 7
1. Trong đoạn trích " Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa" , khi từ trên nương trở về, cô gái biết mình đã bị cha mẹ ép gả bán, cô gái chỉ nhận được sự an ủi từ ai?
Đáp án: Con chim cu
2. " Lưu hương kí" là tập thơ của ai?
Đáp án: Hồ Xuân Hương
3. Khi sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho " Truyện Kiều" là gì?
Đáp án: Đoạn trường tân thanh
4.Trương Quỳnh Như là một nhân vật được hư cấu trong tác phẩm của Phạm Thái. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai
5. Nhân vật ba chìm bảy nổi trong " Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du mang họ gì?
Đáp án: Họ Vương
6. Nhạc cụ Khèn là loại nhạc cụ thường dùng của dân tộc Ba Na hay Hơ Mông?
Đáp án: Hơ Mông
PHIẾU SỐ 8
1. Tác giả của thiên anh hùng ca " Iliát" và "Ô đi xê" là ai?
Đáp án: Hô merơ
2. Đoạn trích " Những nỗi lòng tê tái" nói đến cuộc sống ở lầu xanh. Để tránh miêu tả tầm thường, dung tục, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
Đáp án: Bút pháp ước lệ
3.Bài thơ " Mời trầu" được sáng tác theo thể thơ nào?
Đáp án: Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
4. Tên hiệu danh nho Nguyễn Trãi?
Đáp án: Ức Trai
5. Trong "Truyện Kiều", ai là thủ phạm gây ra nỗi oan gia biến cho gia đình Kiều?
Đáp án: Thằng bán tơ
6. Bài hát có câu : " .Nho nhỏ cái đuôi gà cao." có tên là gì?
Đáp án: Em di chùa Hương


PHIẾU SỐ 9
1. Nhân vật có học, là quan trên nhưng nhân cách thật đê tiện trong " Truyện Kiều" là ai?
Đáp án: Hồ Tôn Hiến
2. Bài thơ " Độc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du được in trong tập thơ nào?
Đáp án: Thanh Hiên thi tập
3.Đêm cuối cùng, trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều đã nhờ Thuý Vân điều gì?
Đáp án: Thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng
4. Trong truyện " Làm theo vợ dặn", anh ngốc đã đi buôn mấy lần?
Đáp án: 4 lần
5. Nền văn học Viết Việt Nam được tính từ thế kỷ nào?
Đáp án: Thế kỷ X
6. Bài hát " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" do ai sáng tác, được viết vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: Nhạc sỹ Phạm Tuyên- Sáng tác ngày 30/04/1975





PHIẾU SỐ 10
- Các đội bốc thăm chọn phiếu trả lời. Mỗi phiếu sẽ có 6 từ.
- Mỗi đội cử 1 đại diện lên sân khấu định nghĩa thật dễ hiểu để cho 1 thành viên khác trả lời.
- Thời gian định nghĩa và trả lời là 2 phút, trả lời đúng mỗi từ được 5 điểm.
- Tránh các trường hợp được coi là phạm quy: nói lái, dùng hành động, dùng tiếng nước ngoài, lặp lại từ, trả lời thiếu tiếng.
HỘI NGỘ
PHIẾU SỐ 1
PHIẾU SỐ 1
1. Ô đi xê
2. Ca dao
3. Nguyễn Du
4. Chử Cù Vân
5. Cây Bưởi
6. Ếch ngồi đáy giếng
PHIẾU SỐ 2
PHIẾU SỐ 2
1. Iliát
2. Dân ca
3. Nguyễn Trãi
4. Chử Đồng Tử
5. Vườn cà
6. Lên voi xuống chó
PHIẾU SỐ 3
PHIẾU SỐ 3
1. Ra Ma
2. Truyện thơ
3. Hồ Xuân Hương
4. Thuý Kiều
5. Cây đa
6. Có mới nới cũ
PHIẾU SỐ 4
PHIẾU SỐ 4
1. Uylixơ
2. Sử thi
3. Phạm Thái
4. Kim Trọng
5. Vò rượu tăm
6. Đầu voi đuôi chuột
PHIẾU SỐ 5
PHIẾU SỐ 5
1. Xi ta
2. Cổ tích
3. Phạm Ngũ Lão
4. Thuý Vân
5. Con lợn béo
6. Ngựa non háu đá
PHIẾU SỐ 6
PHIẾU SỐ 6
1. Pê nê lôp
2. Hát ru
3. Trần Quang Khải
4. Mã Giám Sinh
5. Chiếc đàn môi
6. Coi trời bằng vung
PHIẾU SỐ 7
PHIẾU SỐ 7
1. Ơricle
2. Tục ngữ
3. Trương Hán Siêu
4. Thúc Sinh
5. Chiếc nón
6. Thầy bói mù xem voi
PHIẾU SỐ 8
PHIẾU SỐ 8
1. Ramayana
2. Truyện cười
3. Đoàn Thị Điểm
4. Một cuộn lá dong
5. Tiểu Thanh
6. Miệng hùm gan sứa
PHIẾU SỐ 9
PHIẾU SỐ 9
1. Anhi
2.Truyện ngụ ngôn
3. Đặng Trần Côn
4. Quỳnh Như
5. Gà mái
6. Tre già măng mọc
PHIẾU SỐ 10
PHIẾU SỐ 10
1. Hômerơ
2. Câu đố
3. Tố Như
4. Đam San
5. Chiếc áo
6. Mèo khen mèo dài đuôi
HÁT GIAO DUYÊN
- Mỗi đội bốc thăm bài ca dao để trình bày ( 2 đội sẽ trình bày cùng một nội dung).
- Trong thời gian chuẩn bị và trình bày 2 phút, các đội sẽ phổ nhạc cho bài ca dao đã chọn. Các đội có quyền được thêm tiếng đệm khi phổ nhạc.
- Điểm tối đa của phần thi này là 20 điểm với các yêu cầu về diễn xuất, giọng điệu mang âm hưởng dân ca, trang phục ( nếu có).
BÀI CA DAO
SỐ 1
"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà."

"Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Yêu nhau cởi nhẫn cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu đánh rơi."
BÀI CA DAO
SỐ 2
"Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Yêu nhau chẳng ngại đường xa
Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều."
BÀI CA DAO
SỐ 3
" Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng qua đây
Qua đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không"

BÀI CA DAO
SỐ 4
BÀI CA DAO
SỐ 5
"Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thuơng răng nhánh hạt huyền kém thua"
DÀNH CHO KHÁN GIẢ
YÊU THÍCH VĂN HỌC
1. Hai sinh viên ở khác tỉnh, cùng đậu ĐH Quy Nhơn, một người giới thiệu quê mình ở Quảng Ngãi, người kia giới thiệu lắt léo?
" Tớ ở nơi luôn làm cho người ta say đắm không quên".
Vậy theo em " cho say đắm không quên" là nơi nào?
Đáp án: Cho: Ban ; Say đắm: Mê; Không quên: Thuộc.
? Ban Mê Thuột .
2. Một đồ vật có giá trị hơn cả chim, cá, trâu, bò đối với một người?
Đáp án: Quạt mo .
3. Loại lá dùng làm vật thách cưới nhưng không hề có trên đời?
Đáp án: Lá diêu bông .
4. Tìm một câu thơ có từ "gà" nằm trong một bài thơ mà tác giả là họ Nguyễn?
Đáp án: "Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà".
THỬ TÀI HÁI HOA
- Mỗi đội có quyền bốc thăm để chọn tên 1 bông hoa. Mỗi bông hoa sẽ có một câu hỏi liên quan đến 1 lĩnh vực, chẳng hạn thơ, văn xuôi, ca dao.
- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 10 giây, trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì một đội khác có quyền bấm chuông nhanh để giành quyền trả lời.
Ca dao
10
Hãy đọc một bài ca dao mà ở đó có hồ, có đền, có cầu, có tháp?
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn
Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này
Văn xuôi
Hãy cho biết đoạn văn sau đây thuộc tác phẩm nào?
" .Tôi muốn cùng người kết duyên, chẳng hay chàng có bằng lòng không?"
10
Lấy vợ Cóc
( Truyện cổ tích)
Thơ
Hãy tìm 4 con số có ở hai câu thơ và cộng lại bằng 18 ?
10
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám� quản công
Thương Vợ- Tú Xương
Thành ngữ
Tìm hai thành ngữ
có từ
" vạch" mà em biết?
10
Vạch lá tìm sâu
Vạch áo cho người xem lưng
Tiếng Việt
Có câu nói sau:
" Hôm qua, qua nói qua qua mà qua không qua"
Có bao nhiêu từ "qua" trong câu trên? Chữ " qua" trong những lần dùng trên thuộc những từ loại nào?
10
6 từ qua
Qua1:
Đại từ chỉ định
Qua2, 3, 5: Đại từ nhân xưng
Qua4, 6: Động từ
Đố chữ
Một mùa lá rụng heo may.
Mọc râu thăm hỏi, giãi bày cùng nhau.
Thêm huyền hết bạn còn đâu.
Sắc vào chỉ loại ngựa trâu heo bò.
Thu ( câu 1); Thư ( Câu 2); Thù ( Câu 3); Thú ( Câu 4)
10
HOA HƯỚNG DƯƠNG
Tác giả
Em hãy cho biết tên của hai nhà thơ qua lời giới thiệu sau đây?
" Một ông đeo kính hội tụ
Một ông đeo kính phân kỳ"
10
Viễn Phương
Huy Cận
Tác phẩm
Tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam có tựa đề là gì và tác giả là ai?
10
Tố Tâm- Hoàng Ngọc Phách
HOA TULIP
Nhân vật
Nhân vật nào trong truyện cổ tích có tài xây dựng nhanh nhất?
10
Vợ chồng Tiên Dung- Chử Đồng Tử
GIÃ BẠN
- Phần thi này được thiết kế bằng một bức tranh được che khuất bởi 10 tấm ghép. Mỗi đội bốc thăm thứ tự để chọn 1 tấm ghép tương ứng với một câu hỏi có liên quan đến bức tranh. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 10 giây.
- Trả lời đúng câu hỏi ở mỗi tấm ghép được 10 điểm, trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì phần trả lời sẽ dành cho 1 đội khác bấm chuông nhanh nhất.Nếu vẫn không có câu trả lời thì phần trả lời cuối cùng sẽ dành cho khán giả.
- Trong quá trình mở tấm ghép nếu đội nào tìm được toàn bộ nội dung của bức tranh thì sẽ bấm chuông để trả lời. Trả lời đúng nội dung bức tranh sẽ được 40 điểm, nếu trả lời sai thì sẽ bị trừ 20 điểm và mất quyền thi ở phần thi này.
6
1
2
7
4
5
3
9
8
10
Câu 1: Tên gọi khác của văn học bình dân và văn học truyền miệng?
Đáp án: Văn học dân gian
Câu 2: Điền tên một thể loại văn học vào dấu ba chấm: " .....là những truyện kể có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các hiện tượng trong cuộc sống"
Đáp án: Truyện cười
Câu 3: Trong bài ca dao " Hôm qua tát nước đầu đình", vật gì được xem là tín vật của tình yêu?
Đáp án: Cái áo
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
" Con.. lá chanh.
Con.. mua hành cho tôi."
Đáp án:
Từ cần điền là:
Gà cục tác; lợn ủn ỉn.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào câu thành ngữ sau:
" Kẻ...lạng, người...cân"
Đáp án: Từ cần điền là: tám; nửa
10
10
10
10
10
Câu 6: Tên một con vật có trong bài ca dao " Hôm qua tát nước đầu đình"?
Đáp án:
Con lợn béo ( lợn cuới)
10
Câu 7: Sắp xếp các từ sau thành một câu hoàn chỉnh.
1. Gặp
2. A�o bào
3. Ngày hội
Đáp án:
A�o bào gặp ngày hội.
10
Câu 8: Chọn 1 trong bốn đáp án để điền vào chỗ trống của câu thành ngữ sau:
" Lăng xăng như thằng mất ...".
Khố; b. Bạc;
c. Vợ; d. Được
Đáp án: Khố
10
Câu 9: Tìm một thành ngữ có nội dung " chê kẻ hay tự khoe khoang"?
Đáp án:
Nói khoác, nói lác
10
Câu 10. Tên của một loại vật dụng làm trang phục cho cả cô dâu và chú rể trong lễ cưới ngày xưa dùng để trang trí phần đầu?
Đáp án: Cái khăn đống
10
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)