Ngoại khóa SKSS VTN

Chia sẻ bởi Lê Thùy | Ngày 18/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Ngoại khóa SKSS VTN thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:


NGOẠI KHÓA SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
I . Mục tiêu:
-Giúp học sinh có kiến thức cơ bản về giới tính.
-Có biện pháp vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.
-Biết các phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
II . Chuẩn bị :
* GV : Một số clip liên quan tới skss vị thành niên
Tranh ảnh một sô bệnh lây lan qua đường tình dục
* HS : - Tự tìm hiểu một số thông tin về sức khỏe sinh sản
III Nội dung :
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SKSS VỊ THÀNH NIÊN
A/Vị thành niên ở độ tuổi nào? (Vị thành niên bạn là ai)
Theo tổ chức y tế thế giới, các em từ 10 đến 19 tuổi được gọi là vị thành niên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, là giai đoạn có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, cơ quan sinh sản cảm xúc, tình cảm và khả năng hoà nhập cộng đồng. Ở độ tuổi này các em cần được quan tâm chăm sóc và giáo dục đặc biệt của gia đình, nhà trường và xã hội về nhiều lĩnh vực, trong đó có chăm sóc SKSS để trở thành người có sức khoẻ, đạo đức tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
B/Nắm sơ qua những thay đổi kỳ diệu trong cơ thể vị thành viên ( trình chiếu)
Quá trình này diễn ra ở mỗi em với tốc độ khác nhau. Có em từ từ, có em lớn bổng lên, phải đến 18-19 tuổi vóc dáng của các em mới ổn định.
1. Các thay đổi về cơ thể và sinh lý ở bạn trai
Cơ thể phát triển nhanh, đặc biệt là chiều cao
Vai rộng ra
Mọc ria mép, lông mu và lông nách
Giọng nói thay đổi
Tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu sản xuất mùi hương đặc trưng của cơ thể
Dương vật và tinh hoàn lớn dần lên
Bắt đầu mộng tinh khi ngủ, có khả năng thụ thai
2. Các thay đổi về cơ thể và sinh lý ở bạn gái
Ngực phát triển
Mông nở, các đường cong của cơ thể bắt đầu hình thành
Mọc lông mu và lông nách
Nổi mụn trứng cá ở mặt
Tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu sản xuất mùi hương đặc trưng của cơ thể
Âm đạo bắt đầu tiết dịch trong hoặc hơi trắng
Bắt đầu có kinh nguyệt và có khả năng có thai
Trứng bắt đầu được phóng thích trong cơ thể bạn, nghĩa là bạn có khả năng mang thai khi quan hệ tình dục không an toàn vì thế bạn cần thận trọng
Cơ thể phát triển đầy đặn hơn, biểu hiện ở chiều cao của bạn
3. Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là gì?
Mỗi tháng, trứng rụng từ buồng trứng sẽ đi vào ống dẫn trứng và rơi xuống tử cung. Tử cung đón nhận trứng, hình thành bào thai trong trường hợp được tinh trùng thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và rơi xuống âm đạo dẫn đến hành kinh (kinh nguyệt).
Khi nào bạn bắt đầu có kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu vào độ tuổi từ 9 đến 17 (hoặc hai năm sau khi ngực của bạn bắt đầu phát triển). Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng nếu có kinh nguyệt sớm hơn hay muộn hơn những bạn cùng lứa, điều đó là bình thường. Nếu quá lo lắng, có thể đi khám bác sỹ để yên tâm hơn.
Vòng kinh kéo dài bao lâu?
Khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt được gọi là vòng kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh đầu tiên đến ngày cuối cùng trước lần hành kinh tiếp theo. Một số bạn nữ có vòng kinh 28 ngày trong khi những bạn khác có vòng kinh ngắn hơn (24 ngày) hoặc dài hơn (35 ngày)
Khi bắt đầu có kinh, cơ thể bạn cần có thời gian để thích ứng với những thay đổi mới vì thế bạn gái sẽ có những chu kỳ không đều trong vài tháng đầu
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong bao lâu?
Một vài bạn sẽ có kinh khoảng 2 đến 3 ngày, một số bạn khác sẽ có kinh đến 7 ngày hoặc dài hơn. Hiện tượng chảy máu là do lượng máu chảy ra từ âm đạo – lượng máu này biến đổi tùy vào từng bạn nữ. Bạn chảy máu nhiều vào những ngày đầu và giảm dần vào những ngày cuối
4. Tình yêu và tình dục
Tình yêu hay chỉ là cảm xúc nhất thời? Bạn có:
Cảm thấy tuyệt vời khi ở gần một ai đó
Có rất nhiều cảm xúc và ý nghĩ kỳ lạ về họ
Muốn gần gũi họ
Muốn chạm vào họ
Nghĩ về họ mọi lúc
Cảm thấy bối rối khi gần họ
Cảm thấy căng thẳng khi họ gần gũi bạn
Nghĩ rằng bạn đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)