Ngoại khóa: Danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử của Quảng Trị
Chia sẻ bởi Lê Thị Lan Anh |
Ngày 27/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: ngoại khóa: Danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử của Quảng Trị thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
DI TCH L?CH S?
DANH LAM TH?NG C?NH
C?A QU?NG TR?
Đông Hà – Quảng Trị
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Họ và tên: Lê Thị Lan Anh
Học sinh trường: THCS Trần Hưng Đạo
Niên khóa: 2008-2012
Di tích lịch sử
Thành cổ
Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.
Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.
Nội thành có các công trình kiến trúc
như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ,
dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên,
Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại
lính … Trong đó, Hành cung được xem
là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung
quanh là hệ thống tường dày, chu vi
400m, có hai cửa. Hành cung là một
ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái,
mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các
hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là Thành cổ Quảng Trị nhìn từ
nơi để vua ngự và thăng quan cho các trên cao
quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn... Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.
Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết
đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng
để bảo vệ Thành Cổ suốt
81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng
quân và nhân dân Quảng Trị
Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn
giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết
định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy,
để làm thay đổi hội nghị, Mỹ - ngụy đã âm
mưu huy động tối đa lực lượng và phương
tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà
trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu
là Thành Cổ. Các chiến sĩ bảo vệ
thành cổ Quảng Trị
Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 - 170 lần máy bay phản lực, 70 - 90 lần máy bay B52, 12 - 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn...
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó,
quân và dân ta dù số lượng không đông
(các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ
yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ,
tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh
địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã
mà có khi "mỗi mét vuông đất là cả một
mét máu".
Cổng phía nam của thành cổ
Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.
Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Do phải gánh chịu một khối
lượng bom đạn khổng lồ trong
chiến tranh nên từ sau hoà bình
lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu
vết của một số đoạn thành, lao
xá, cổng tiền, hậu...
Một góc tường thành
còn lại sau chiến tranh
Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm.
Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:
- Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.
Khu phục dựng Thành Cổ
nguyên sinh: ở phía Đông bắc,
thu nhỏ kiến trúc các công trình
cổ, trồng một rừng mai vàng để
gợi biểu tượng non Mai sông Hãn.
Khu công viên văn hoá: ngoài
tượng đài và nhà trưng bày bổ
sung hai tầng, tại phía tây và tây
nam này xây dựng một công viên
có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh,
hồ nước, sân chơi,...
Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế
Thành cổ ngày nay Cuộc chiến tại thành cổ 1972
Cổng thành đã được tu sửa Tháp chuông thành cổ
Địa đạo
Vịnh Mốc
Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.
Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở.
Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1968.
Những đứa trẻ
sinh ra từ lòng đất
Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.
Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh,
họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức
hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp
vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ
đứng vững và được Nhà nước tuyên
dương anh hùng hai lần trong đó có
sự đóng góp xứng đáng của quân và
dân làng hầm Vịnh Mốc.
Một trong những lối ra vào
phía bờ biển
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ – thăm lại chiến trường xưa
Khách du lịch tham quan
địa đạo Vịnh Mốc
Bãi biển thanh bình bên ngoài
địa đạo
Một trong các cổng vào địa đạo
và lỗ thông hơi
Hàng rào điện tử
McNamara
Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội
Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này đã xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh.
Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6 năm 1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng
quốc phòng Mĩ Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây
thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa
chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên
đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn 2 tỉ Mỹ kim*, dù trước khi khởi
công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ Mỹ kim.
*1 mỹ kim = 1 usd
Cùng với các máy phát hiện, hệ thống còn có các máy thu (hiển thị kết quả phát hiện) xách tay dùng cho các hoạt
động chiến thuật, các trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện có và không người trông coi, các trạm thu ghi và phân tích
kết quả phát hiện để có tin tình báo cấp chiến trường.
Sơ đồ
hàng rào điện tử
McNamara
Sau khi việc xây dựng Hàng rào McNamara bị huỷ bỏ, một kế hoạch mới cũng sử dụng đến các thiết bị điện tử -
Chiến dịch Igloo White – đã được tiến hành. Theo tài liệu tham khảo thì trong khoảng thời gian của chương trình
Igloo White, từ 1968 đến 1971, Mỹ đã chi 1,7 tỷ đô-la cho mạng lưới 20.000 máy phát hiện rải trên đường mòn
HCM ở Lào. Một Trung tâm Cảnh giới Xâm nhập (ISC hay Infiltration Surveillance Center) đặt tại căn cứ không
quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan với diện tích 18.500 mét vuông, được trang bị máy tính IBM 360-65 thuộc
loại hiện đại nhất khi đó làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhận được từ các máy phát hiện.
Khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, thực hiện Hiệp định Paris 1973, hệ thống các phương tiện phát hiện
thâm nhập đang có trong lãnh thổ Việt Nam được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn.
Đảo
Cồn Cỏ
Từ bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhìn ra phía Đông ta sẽ thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên giữa biển như một chiến hạm đang trấn giữ ngoài khơi; đó chính là đảo Cồn Cỏ, còn có tên gọi khác là đảo Con Hổ, đảo Hòn Mệ.
Đảo Cồn Cỏ
nhìn ra biển
Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km. Đảo như một tiền đồn giữa vĩ tuyến 17 trấn giữ phía đông Tổ quốc. Không chỉ là hòn đảo nổi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung.
Từ đảo Cồn Cỏ nhìn về phía Tây ta sẽ thấy rõ màu xanh của rừng dương ven biển Cửa Tùng và bãi cát trắng phau trước thềm địa đạo Vịnh Mốc. Phía Tây Nam là một dải bờ Nam sông Bến Hải, xa nữa là dãy Trường Sơn tím nhạt chạy dài. Chính nhờ vị trí đó mà Cồn Cỏ
giữ một ý nghĩa chiến lược cực
kỳ quan trọng trong cuộc đụng
đầu lịch sử khi đất nước ta còn
chia cắt hai miền Nam- Bắc.
Đảo Cồn Cỏ có hình dạng tương
đối tròn, diện tích khoảng 4km²,
chu vi 8km, độ cao từ 5- 30m so
với mặt nước biển, riêng giữa đảo
có một đỉnh đồi nhô lên với chiều
cao 63m.
Tuy chỉ cách đất liền chưa đến 30km, nhưng với các phương tiện thông thường đã không thể ra đảo được khi gặp gió cấp 6 trở lên. Ấy vậy mà trong những năm đánh Mỹ, hàng trăm chiến sĩ tự vệ của Vĩnh Linh đã quên cả hiểm nguy, bằng phương tiện thô sơ đã chở vũ khí, lương thực từ đất liền ra tiếp tế cho đảo. Rất nhiều người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi vì gió to sóng lớn hoặc vì bom đạn ác liệt của kẻ thù.
Thực vật trên đảo khá phong phú, đảo nhỏ nhưng vẫn có rừng, có đồi tranh rậm rạp chiếm 3/4 diện tích đảo. Rừng trên đảo có những loài cây lạ mà trong đất liền không có; có cây thân cao vằn vèo nhiều đốt; có cây thân thẳng, da nhẵn như cây ổi nhưng rất to cao, gỗ cứng và nặng, khi bị xây xát nhựa chảy ra có màu đỏ như máu nên gọi là cây “dầu máu”. Lại có loài khoai dại, lá to hơn cả lá chuối, góp phần giúp người che nắng, che mưa. Trên đảo còn có cả những rừng bàng, vào mùa thu, lá bàng đỏ ối cả một vùng như điểm tô cho đảo. Các giống cây ăn trái được thì có đu đủ, chuối, dâu da... Giống nào cũng xanh tốt, vừa cung cấp thực phẩm cho lính đảo, vừa làm nơi trú ngụ cho chim trời về góp vui với họ. Để làm phong phú thêm cảnh vật, môi trường trên đảo và cung cấp thêm nguồn thực phẩm cho đảo, năm 1989, Tỉnh đoàn Quảng Trị đã đem 4.000 cây dừa, tượng trưng cho 4.000 năm dựng nước và giữ nước ra trồng trên đảo.
Đến nay, dừa đã xanh tốt và cho trái. Với tinh thần tự lực tự cường, các chiến sĩ canh giữ đảo còn trồng thêm rất nhiều loại rau, hoa và cây cảnh, mùa nào thức nấy, làm cho bộ mặt của đảo ngày càng thêm tươi đẹp.
Thế giới động vật trên đảo tuy không nhiều về chủng loại nhưng cũng khá độc đáo. Trên trời thì có chim cu cườm, chim én thay nhau gửi đến con người những tín hiệu bình yên. Dưới đất thì có loài rắn lục xanh nhỏ nhưng rất độc, có thể dùng làm thuốc. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loài cua đá to gần bằng bàn tay, là nguồn thực phẩm dồi dào và quan trọng trên đảo. Ngoài biển thì có giống rắn biển, còn gọi là con đẻn, dài khoảng một sải tay, độc không kém rắn lục, rượu ngâm đẻn là loại thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi rất được nhiều người ưa chuộng.
Dưới biển thì có hải sâm đen,
trắng to bằng ngón chân cái,
dài bằng gang tay, vừa là vị
thuốc quý, vừa là món ăn cao
cấp, được xếp ngang với yến
sào. Ngoài ra, ở bờ biển
Cồn Cỏ còn có loài ốc nón,
luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có
thể tận dụng làm đồ trang
sức, mỹ nghệ...
Cảnh quan trên đảo cũng luôn được cải tạo. Từ một hòn đảo nhỏ bị bom đạn cày xới không thương tiếc, đến nay đã có rất nhiều ngôi nhà khang trang, có sân chơi thể thao, có đường cấp phối. Từ đảo có thể liên lạc dễ dàng với đất liền bằng điện thoại. Các hạng mục hạ tầng cơ sở trên đảo đã và đang từng bước được hoàn thiện, đáng chú ý nhất là công trình bến đậu- âu tàu.
Trong nay mai, đảo Cồn Cỏ sẽ đón nhận những công dân đầu tiên từ đất liền ra định cư lập nghiệp để xây dựng Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên- huyện đảo của tỉnh Quảng Trị. Cồn Cỏ đã và đang là một hòn đảo trù phú, một điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa.
Đảo Cồn Cỏ
Bình minh ở đảo Cồn Cỏ
Âu tàu ở đảo Cồn Cỏ
Sao biển ở Cồn Cỏ
Nghĩa trang liệt sĩ
Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách Quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây Bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công...Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã được hoàn tất.
Nghĩa trang Trường Sơn
về đêm
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
Tượng đài liệt sĩ
Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sĩ
Đường 9
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 nằm bên cạnh đường quốc lộ 9, trên một vùng đồi thuộc địa bàn phường IV; cách trung tâm thành phố gần 6km về phía tây.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 nằm trên một vùng đồi, mặt quay ra hướng quốc lộ 9; được nâng cấp từ nghĩa trang liệt sỹ thành phố Đông Hà (có từ năm 1983 - 1984).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường số 9 là một con đường chiến lược nối liền từ biên giới Việt Lào về tới Đông Hà. Dọc trục đường số 9, Mỹ - ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt và cũng chính nó là nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và ngụy trong những năm 1965 - 1972.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320...
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử là Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Nghĩa trang có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương.
Nhà tưởng niệm là một công trình có diện tích 90m2 được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 4 cột tròn, phía trên có 4 mái. Trên nóc có gắn một ngôi sao 5 cánh. Bên trong đặt một lư hương lớn để thắp hương. Xung quanh 3 phía của nhà tưởng niệm là ba mảng phù điêu khá lớn quây thành 3 góc. Trên mảng phù điêu chính giữa có gắn hàng chữ "Tổ quốc ghi công các liệt sỹ". Mảng phù điêu phía đông có nội dung thể hiện tinh thần đấu tranh bám trụ kiên cường của quân và dâm miền Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng kể từ sau ngày hiệp định Genève được ký kết (20/07/1954) cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975);
Chính giữa là hình ảnh bà mẹ giới tuyến đang ngồi vá cờ tổ quốc. Mảng phù điêu phía tây thể hiện nội dung quá trình phối kết hợp của các lực lượng quân binh chủng của ta đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ - ngụy, lập nên chiến thắng lẫy lừng Đường 9 - Nam Lào.
Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 là nơi an nghĩ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao; thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày nay, cùng với Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn và nhiều nơi khác, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 đã và đang là một điểm hẹn trong tour du lịch “Hoài niệm”.
Phó chủ tịch nước dâng hương
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Hoàng hôn ở nghĩa trang Đường 9
Khu căn cứ quân sự
Khe Sanh
Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà 63km về phía tây.
Năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm phạm”.
Lính Mĩ thảm bại tại Khe Sanh
Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400m, bốn bề là đồi núi trùng điệp. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971.
Tổng thống Mỹ Giôn-Sơn đã từng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh.
Cụm căn cứ Tà Cơn với sân bay dã chiến đang lưu giữ nhiều hạng mục về chiến thắng năm 1968: nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác.
Nhà tù
Lao Bảo
Nhà tù Lao Bảo nằm ở thôn Duy Tân, xã Tân Phước, ở phía Tây Nam Đường 9, giáp sông Sepon và Lào; cách thị trấn Khe Sanh, huyện lỵ Hướng Hóa khoảng 22km theo hướng Tây
Thời phong kiến, đây là đồn trấn ải biên thùy của nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây của Tổ quốc. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để hòng dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp ra sức khủng bố, bắt bớ các sĩ phu yêu nước và nhân dân lao động từ đồng bằng lên miền núi đã từng tham gia chiến đấu chống Pháp. Đồng thời chủ trương cho bọn tay sai bắt đồng bào các dân tộc xây dựng nhà tù Lao Bảo (bắt đầu từ năm 1908) để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung.
Nhà tù được xây dựng trên khu đất khoảng 10 ha. Ban đầu chỉ có hai dãy nhà làm bằng tre, gỗ và lợp ngói gọi là lao A và lao B. Sau đó địch cho xây dựng ở đây hai dãy nhà mới theo kiểu kiên cố, tường xây bằng đá là lao C và lao D, bên dưới có nhà hầm, tường xây dày, không có cửa sổ. Ngoài ra, chúng còn xây dựng các hạng mục khác như nhà bếp, nhà ở cho bọn cai, xếp, trại lính...
Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương, không những giam cầm các nhà yêu nước, những chiến sĩ Cộng sản của Quảng Trị, của miền Trung Trung bộ mà còn giam cầm những người yêu nước và các đồng chí lãnh đạo của Lào. Chế độ giam cầm, đầy ải của bọn cai ngục ở đây rất tàn bạo, khắc nghiệt; hành hạ thể xác con người cho đến lúc tàn phế. Về đời sống tinh thần, tù nhân không có sách báo để đọc, không được viết thư về nhà, cũng không được gặp người nhà khi đến thăm... mọi sinh hoạt cá nhân đều phải được phép của bọn lính gác.
Để chống lại chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, nơi đây đã từng nổ ra các cuộc đấu tranh quyết liệt, dưới mọi hình thức của tù nhân đối với bọn cai ngục nhằm bảo vệ quyền sống tối thiểu của con người và nêu cao nghĩa khí của những người yêu nước, khí tiết của các chiến sĩ Cộng sản.
Gần 40 năm nhà tù Lao Bảo đã giam cầm hàng ngàn chiến sĩ Cộng sản và yêu nước. Trong đó có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh ta như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái.
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với đồng bào và chiến sĩ ta trong mấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tin thần chịu đựng kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Là bài học truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa.
Cầu Hiền Lương
Sông Bến Hải
Sông Bến Hải bắt nguồn từ dải núi Trương Sơn, từ ngọn nguồn cho tới cửa Tùng dài 100 km. Sông Bến Hải là dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất khoảng 200 m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170 m. Hai đầu nguồn dòng sông rất hẹp, ở thượng nguồn, nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, đoạn lưới Cát, Cửa Tùng lòng sông rộng 30m.
Cầu Hiền Lương do công trình Pháp xây dựng năm 1950 (trước đây dân hai bờ đi lại bằng thuyền). Cầu có 7 nhịp, dài 178m. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1951 chỉ rõ: "cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hoàn toàn không thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ ". Vì sau hai năm, việc thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành bằng một cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, ranh giới là sông Bến Hải. Tính từ bờ sông, 5km hai bên được quy định là khu phi quân sự. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, phía bờ nam sông Bến Hải thuộc Quảng Trị là vùng chiến sự cực kỳ ác liệt. Số lượng bom đạn Mỹ giội xuống tỉnh này trong chiến tranh tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945
Nhờ sự tiếp tay của đế quốc bên ngoài các chính quyền ngụy ở Nam Việt Nam từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu đều mưu toan biến vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải trở thành ranh giới vĩnh viễn chia đất nước làm hai miền. Những tham vọng của tất cả đế quốc bên ngoài và kẻ thù dân tộc đã thất bại thảm hại. Từ năm 1975, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất
Cho đến đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giới tuyến này chính thức bị xóa và đến năm 1995, Bộ Giao thông Vận tải quyết định nâng cấp Quốc lộ 1A, xây lại cầu mới ngay trên tuyến cầu cũ với vốn đầu tư gồm 40 tỷ đồng
Sông
Thạch Hãn
Người Việt Nam ta vốn nặng tình non nước nên hình như tỉnh nào cũng muốn chọn một ngọn núi và một dòng sông tiêu biểu cho tỉnh mình để tạo thêm ấn tượng sâu sắc về quê hương. Xứ Đoài thì có núi Tản - sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng - sông Lam, đất thần kinh thì có núi Ngự - sông Hương... Còn Quảng Trị có non Mai - sông Thạch Hãn.
Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng. Sông Hãn là sông Thạch Hãn, con hào thiên tạo phía bắc của Thành cổ Quảng Trị! Quảng Trị tuy nhỏ nhưng lại là tỉnh phên dậu phía Bắc của kinh thành Huế và là nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong, vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vào Cửu Đinh bày ở sân rồng coi như quốc bảo.
Về tên gọi Thạch Hãn, lâu nay không ít người tự hiểu theo nghĩa chủ quan là... "mồ hôi của đá". Thực ra không phải như vậy, Thạch thì đúng là đá, còn Hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy
Sông Thạch Hãn là con sông dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Sông bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng Đông và Đông Bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng Đông rồi ngược lên phía Bắc, nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thị xã Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ (sau này quen gọi thành Gia Độ) rồi lại quay về hướng Đông, đỗ ra cửa Việt Yên, gọi tắt là Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuộc các huyện Triệu Phong - Hải lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên tạo phía Bắc thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại có vị trí chiến lược về quân sự.
"Đò qua Thạch Hãn Xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm"...
Trong mùa hè rực lửa năm 1972, Thạch Hãn đã trở thành dòng sông oanh liệt, ôm vào lòng hàng ngàn người con ưu tú của tổ quốc, khi họ dũng cảm vượt sông dưới làn đạn địch, theo tiếng gọi của chiến trường. Máu đỏ hoà vào nước. Thịt xương tan vào đất. Họ mãi mãi nằm xuống cho khát vọng tự do.
Để tưởng nhớ đến hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn, hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân dân Quảng Trị đều long trọng tổ chức lể thả đèn hoa, bè hoa trên sông Thạch Hãn. Lễ hội đã thực sự cuốn hút rất nhiều người, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh tham dự.
Bãi tắm
Cửa Tùng
Danh lam th?ng c?nh
Từ cầu Hiền Lương nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh, đi khoảng 10 km về phía đông bắc, bạn có thể nhìn thấy bãi biển xinh đẹp này. Cửa Tùng như một điểm nhấn đẹp đẽ và nên thơ trong cả một vùng cửa biển
Hoàng hôn
ở Cửa Tùng
Đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra phía biển nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Ở đây bãi tắm là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh, êm đềm trong vòng tay bao bọc kỹ lưỡng của thiên nhiên. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai tạo thành một vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Độ thoai thoải của bãi tắm cũng chính là điểm đặc biệt hấp dẫn du khách của Cửa Tùng. Từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào làn nước biển, bạn có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực.
Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.
Du khách có thể lang thang trong vùng biển này để tìm đến với làng biển Cát Sơn hằng trăm năm nay đã nổi tiếng với những nghề như đánh cá, bịt trống, mộc và khảm xà cừ
Bạn cũng có thể tìm ra ở đây ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân được xây dựng năm 1896. Ngoài ra, còn có những ngôi nhà cổ vốn xưa là nơi nghỉ của các cố đạo và tu sĩ. Tuy nhiên, những dấu ấn lịch sử không chỉ có vậy. Cửa Tùng còn là tâm điểm của đường phân chia giới tuyến quân sự: Vĩ tuyến 17 nổi tiếng với nhiều đau thương và mất mát. Và đằng xa, cách bờ biển hơn 30 km chính là đảo Cồn Cỏ anh hùng.
Trằm
Trà Lộc
Nằm cách QL1A đoạn đi qua TX. Quảng Trị chừng 8km về hướng Nam, trên dải đất rộng thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã hình thành một vùng hồ nước rộng gần trên trăm hécta mà người dân địa phương vẫn gọi với cái tên Trằm Trà Lộc. Nơi đây vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của một khu nguyên sinh, và là địa điểm thu hút rất nhiều du khách...
Nói như cách nói của người dân địa phương, hồ nước chia khu rừng làm hai ngả bên ni - bên tê. Đứng bên ni hồ ngó sang bên tê là những dãy sạp san sát nhau, du khách có thể tha hồ ngồi ngắm cảnh, hóng gió, là điểm dừng chân của những buổi dã ngoại, hay cũng có thể là địa điểm “chén chú, chén anh” thích hợp cho những buổi gặp mặt bạn bè.
Giữa cái nắng mùa hè của miền Trung như đổ lửa. Từng đợt gió Lào về quyện với mùi nồng của đất, của những đồi cát phả hơi nóng lên tận mặt, vậy mà bước chân vào khu rừng bạn sẽ có cảm giác khoan khoái, quên đi cái mệt nhọc của một quãng đường xa. Những cây dây leo chằng chịt đan vào nhau như chiếc mũ lớn đón lấy ánh nắng trên đầu. Đâu đó sẽ bắt gặp hình ảnh những chú khỉ đang vắt mình trên những cành cây để ngủ, mà tưởng chừng như đó là những hình ảnh chỉ có thể bắt gặp trên những dải đại ngàn Trường Sơn. Nghe kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là địa bàn quan trọng của căn cứ kháng chiến, giặc Mỹ đã dội bom xuống vùng đất này rất nhiều nhưng không một quả bom nào có thể lọt qua được chiếc mũ lưới khổng lồ ấy. Những thân cây xù xì mà có sức dẻo dai đến kỳ lạ, bất chấp khói đạn của chiến tranh vẫn giữ chặt đất, bám lấy nhau cùng sinh tồn và phát triển. Trên m
DANH LAM TH?NG C?NH
C?A QU?NG TR?
Đông Hà – Quảng Trị
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Họ và tên: Lê Thị Lan Anh
Học sinh trường: THCS Trần Hưng Đạo
Niên khóa: 2008-2012
Di tích lịch sử
Thành cổ
Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.
Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.
Nội thành có các công trình kiến trúc
như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ,
dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên,
Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại
lính … Trong đó, Hành cung được xem
là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung
quanh là hệ thống tường dày, chu vi
400m, có hai cửa. Hành cung là một
ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái,
mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các
hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là Thành cổ Quảng Trị nhìn từ
nơi để vua ngự và thăng quan cho các trên cao
quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn... Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.
Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết
đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng
để bảo vệ Thành Cổ suốt
81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng
quân và nhân dân Quảng Trị
Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn
giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết
định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy,
để làm thay đổi hội nghị, Mỹ - ngụy đã âm
mưu huy động tối đa lực lượng và phương
tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà
trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu
là Thành Cổ. Các chiến sĩ bảo vệ
thành cổ Quảng Trị
Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 - 170 lần máy bay phản lực, 70 - 90 lần máy bay B52, 12 - 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn...
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó,
quân và dân ta dù số lượng không đông
(các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ
yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ,
tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh
địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã
mà có khi "mỗi mét vuông đất là cả một
mét máu".
Cổng phía nam của thành cổ
Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.
Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Do phải gánh chịu một khối
lượng bom đạn khổng lồ trong
chiến tranh nên từ sau hoà bình
lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu
vết của một số đoạn thành, lao
xá, cổng tiền, hậu...
Một góc tường thành
còn lại sau chiến tranh
Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm.
Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:
- Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.
Khu phục dựng Thành Cổ
nguyên sinh: ở phía Đông bắc,
thu nhỏ kiến trúc các công trình
cổ, trồng một rừng mai vàng để
gợi biểu tượng non Mai sông Hãn.
Khu công viên văn hoá: ngoài
tượng đài và nhà trưng bày bổ
sung hai tầng, tại phía tây và tây
nam này xây dựng một công viên
có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh,
hồ nước, sân chơi,...
Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế
Thành cổ ngày nay Cuộc chiến tại thành cổ 1972
Cổng thành đã được tu sửa Tháp chuông thành cổ
Địa đạo
Vịnh Mốc
Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.
Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở.
Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1968.
Những đứa trẻ
sinh ra từ lòng đất
Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.
Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh,
họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức
hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp
vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ
đứng vững và được Nhà nước tuyên
dương anh hùng hai lần trong đó có
sự đóng góp xứng đáng của quân và
dân làng hầm Vịnh Mốc.
Một trong những lối ra vào
phía bờ biển
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ – thăm lại chiến trường xưa
Khách du lịch tham quan
địa đạo Vịnh Mốc
Bãi biển thanh bình bên ngoài
địa đạo
Một trong các cổng vào địa đạo
và lỗ thông hơi
Hàng rào điện tử
McNamara
Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội
Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này đã xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh.
Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6 năm 1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng
quốc phòng Mĩ Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây
thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa
chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên
đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn 2 tỉ Mỹ kim*, dù trước khi khởi
công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ Mỹ kim.
*1 mỹ kim = 1 usd
Cùng với các máy phát hiện, hệ thống còn có các máy thu (hiển thị kết quả phát hiện) xách tay dùng cho các hoạt
động chiến thuật, các trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện có và không người trông coi, các trạm thu ghi và phân tích
kết quả phát hiện để có tin tình báo cấp chiến trường.
Sơ đồ
hàng rào điện tử
McNamara
Sau khi việc xây dựng Hàng rào McNamara bị huỷ bỏ, một kế hoạch mới cũng sử dụng đến các thiết bị điện tử -
Chiến dịch Igloo White – đã được tiến hành. Theo tài liệu tham khảo thì trong khoảng thời gian của chương trình
Igloo White, từ 1968 đến 1971, Mỹ đã chi 1,7 tỷ đô-la cho mạng lưới 20.000 máy phát hiện rải trên đường mòn
HCM ở Lào. Một Trung tâm Cảnh giới Xâm nhập (ISC hay Infiltration Surveillance Center) đặt tại căn cứ không
quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan với diện tích 18.500 mét vuông, được trang bị máy tính IBM 360-65 thuộc
loại hiện đại nhất khi đó làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhận được từ các máy phát hiện.
Khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, thực hiện Hiệp định Paris 1973, hệ thống các phương tiện phát hiện
thâm nhập đang có trong lãnh thổ Việt Nam được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn.
Đảo
Cồn Cỏ
Từ bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhìn ra phía Đông ta sẽ thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên giữa biển như một chiến hạm đang trấn giữ ngoài khơi; đó chính là đảo Cồn Cỏ, còn có tên gọi khác là đảo Con Hổ, đảo Hòn Mệ.
Đảo Cồn Cỏ
nhìn ra biển
Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km. Đảo như một tiền đồn giữa vĩ tuyến 17 trấn giữ phía đông Tổ quốc. Không chỉ là hòn đảo nổi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung.
Từ đảo Cồn Cỏ nhìn về phía Tây ta sẽ thấy rõ màu xanh của rừng dương ven biển Cửa Tùng và bãi cát trắng phau trước thềm địa đạo Vịnh Mốc. Phía Tây Nam là một dải bờ Nam sông Bến Hải, xa nữa là dãy Trường Sơn tím nhạt chạy dài. Chính nhờ vị trí đó mà Cồn Cỏ
giữ một ý nghĩa chiến lược cực
kỳ quan trọng trong cuộc đụng
đầu lịch sử khi đất nước ta còn
chia cắt hai miền Nam- Bắc.
Đảo Cồn Cỏ có hình dạng tương
đối tròn, diện tích khoảng 4km²,
chu vi 8km, độ cao từ 5- 30m so
với mặt nước biển, riêng giữa đảo
có một đỉnh đồi nhô lên với chiều
cao 63m.
Tuy chỉ cách đất liền chưa đến 30km, nhưng với các phương tiện thông thường đã không thể ra đảo được khi gặp gió cấp 6 trở lên. Ấy vậy mà trong những năm đánh Mỹ, hàng trăm chiến sĩ tự vệ của Vĩnh Linh đã quên cả hiểm nguy, bằng phương tiện thô sơ đã chở vũ khí, lương thực từ đất liền ra tiếp tế cho đảo. Rất nhiều người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi vì gió to sóng lớn hoặc vì bom đạn ác liệt của kẻ thù.
Thực vật trên đảo khá phong phú, đảo nhỏ nhưng vẫn có rừng, có đồi tranh rậm rạp chiếm 3/4 diện tích đảo. Rừng trên đảo có những loài cây lạ mà trong đất liền không có; có cây thân cao vằn vèo nhiều đốt; có cây thân thẳng, da nhẵn như cây ổi nhưng rất to cao, gỗ cứng và nặng, khi bị xây xát nhựa chảy ra có màu đỏ như máu nên gọi là cây “dầu máu”. Lại có loài khoai dại, lá to hơn cả lá chuối, góp phần giúp người che nắng, che mưa. Trên đảo còn có cả những rừng bàng, vào mùa thu, lá bàng đỏ ối cả một vùng như điểm tô cho đảo. Các giống cây ăn trái được thì có đu đủ, chuối, dâu da... Giống nào cũng xanh tốt, vừa cung cấp thực phẩm cho lính đảo, vừa làm nơi trú ngụ cho chim trời về góp vui với họ. Để làm phong phú thêm cảnh vật, môi trường trên đảo và cung cấp thêm nguồn thực phẩm cho đảo, năm 1989, Tỉnh đoàn Quảng Trị đã đem 4.000 cây dừa, tượng trưng cho 4.000 năm dựng nước và giữ nước ra trồng trên đảo.
Đến nay, dừa đã xanh tốt và cho trái. Với tinh thần tự lực tự cường, các chiến sĩ canh giữ đảo còn trồng thêm rất nhiều loại rau, hoa và cây cảnh, mùa nào thức nấy, làm cho bộ mặt của đảo ngày càng thêm tươi đẹp.
Thế giới động vật trên đảo tuy không nhiều về chủng loại nhưng cũng khá độc đáo. Trên trời thì có chim cu cườm, chim én thay nhau gửi đến con người những tín hiệu bình yên. Dưới đất thì có loài rắn lục xanh nhỏ nhưng rất độc, có thể dùng làm thuốc. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loài cua đá to gần bằng bàn tay, là nguồn thực phẩm dồi dào và quan trọng trên đảo. Ngoài biển thì có giống rắn biển, còn gọi là con đẻn, dài khoảng một sải tay, độc không kém rắn lục, rượu ngâm đẻn là loại thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi rất được nhiều người ưa chuộng.
Dưới biển thì có hải sâm đen,
trắng to bằng ngón chân cái,
dài bằng gang tay, vừa là vị
thuốc quý, vừa là món ăn cao
cấp, được xếp ngang với yến
sào. Ngoài ra, ở bờ biển
Cồn Cỏ còn có loài ốc nón,
luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có
thể tận dụng làm đồ trang
sức, mỹ nghệ...
Cảnh quan trên đảo cũng luôn được cải tạo. Từ một hòn đảo nhỏ bị bom đạn cày xới không thương tiếc, đến nay đã có rất nhiều ngôi nhà khang trang, có sân chơi thể thao, có đường cấp phối. Từ đảo có thể liên lạc dễ dàng với đất liền bằng điện thoại. Các hạng mục hạ tầng cơ sở trên đảo đã và đang từng bước được hoàn thiện, đáng chú ý nhất là công trình bến đậu- âu tàu.
Trong nay mai, đảo Cồn Cỏ sẽ đón nhận những công dân đầu tiên từ đất liền ra định cư lập nghiệp để xây dựng Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên- huyện đảo của tỉnh Quảng Trị. Cồn Cỏ đã và đang là một hòn đảo trù phú, một điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa.
Đảo Cồn Cỏ
Bình minh ở đảo Cồn Cỏ
Âu tàu ở đảo Cồn Cỏ
Sao biển ở Cồn Cỏ
Nghĩa trang liệt sĩ
Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách Quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây Bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công...Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã được hoàn tất.
Nghĩa trang Trường Sơn
về đêm
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
Tượng đài liệt sĩ
Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sĩ
Đường 9
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 nằm bên cạnh đường quốc lộ 9, trên một vùng đồi thuộc địa bàn phường IV; cách trung tâm thành phố gần 6km về phía tây.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 nằm trên một vùng đồi, mặt quay ra hướng quốc lộ 9; được nâng cấp từ nghĩa trang liệt sỹ thành phố Đông Hà (có từ năm 1983 - 1984).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường số 9 là một con đường chiến lược nối liền từ biên giới Việt Lào về tới Đông Hà. Dọc trục đường số 9, Mỹ - ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt và cũng chính nó là nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và ngụy trong những năm 1965 - 1972.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320...
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử là Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Nghĩa trang có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương.
Nhà tưởng niệm là một công trình có diện tích 90m2 được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 4 cột tròn, phía trên có 4 mái. Trên nóc có gắn một ngôi sao 5 cánh. Bên trong đặt một lư hương lớn để thắp hương. Xung quanh 3 phía của nhà tưởng niệm là ba mảng phù điêu khá lớn quây thành 3 góc. Trên mảng phù điêu chính giữa có gắn hàng chữ "Tổ quốc ghi công các liệt sỹ". Mảng phù điêu phía đông có nội dung thể hiện tinh thần đấu tranh bám trụ kiên cường của quân và dâm miền Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng kể từ sau ngày hiệp định Genève được ký kết (20/07/1954) cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975);
Chính giữa là hình ảnh bà mẹ giới tuyến đang ngồi vá cờ tổ quốc. Mảng phù điêu phía tây thể hiện nội dung quá trình phối kết hợp của các lực lượng quân binh chủng của ta đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ - ngụy, lập nên chiến thắng lẫy lừng Đường 9 - Nam Lào.
Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 là nơi an nghĩ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao; thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày nay, cùng với Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn và nhiều nơi khác, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 đã và đang là một điểm hẹn trong tour du lịch “Hoài niệm”.
Phó chủ tịch nước dâng hương
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Hoàng hôn ở nghĩa trang Đường 9
Khu căn cứ quân sự
Khe Sanh
Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà 63km về phía tây.
Năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm phạm”.
Lính Mĩ thảm bại tại Khe Sanh
Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400m, bốn bề là đồi núi trùng điệp. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971.
Tổng thống Mỹ Giôn-Sơn đã từng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh.
Cụm căn cứ Tà Cơn với sân bay dã chiến đang lưu giữ nhiều hạng mục về chiến thắng năm 1968: nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác.
Nhà tù
Lao Bảo
Nhà tù Lao Bảo nằm ở thôn Duy Tân, xã Tân Phước, ở phía Tây Nam Đường 9, giáp sông Sepon và Lào; cách thị trấn Khe Sanh, huyện lỵ Hướng Hóa khoảng 22km theo hướng Tây
Thời phong kiến, đây là đồn trấn ải biên thùy của nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây của Tổ quốc. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để hòng dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp ra sức khủng bố, bắt bớ các sĩ phu yêu nước và nhân dân lao động từ đồng bằng lên miền núi đã từng tham gia chiến đấu chống Pháp. Đồng thời chủ trương cho bọn tay sai bắt đồng bào các dân tộc xây dựng nhà tù Lao Bảo (bắt đầu từ năm 1908) để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung.
Nhà tù được xây dựng trên khu đất khoảng 10 ha. Ban đầu chỉ có hai dãy nhà làm bằng tre, gỗ và lợp ngói gọi là lao A và lao B. Sau đó địch cho xây dựng ở đây hai dãy nhà mới theo kiểu kiên cố, tường xây bằng đá là lao C và lao D, bên dưới có nhà hầm, tường xây dày, không có cửa sổ. Ngoài ra, chúng còn xây dựng các hạng mục khác như nhà bếp, nhà ở cho bọn cai, xếp, trại lính...
Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương, không những giam cầm các nhà yêu nước, những chiến sĩ Cộng sản của Quảng Trị, của miền Trung Trung bộ mà còn giam cầm những người yêu nước và các đồng chí lãnh đạo của Lào. Chế độ giam cầm, đầy ải của bọn cai ngục ở đây rất tàn bạo, khắc nghiệt; hành hạ thể xác con người cho đến lúc tàn phế. Về đời sống tinh thần, tù nhân không có sách báo để đọc, không được viết thư về nhà, cũng không được gặp người nhà khi đến thăm... mọi sinh hoạt cá nhân đều phải được phép của bọn lính gác.
Để chống lại chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, nơi đây đã từng nổ ra các cuộc đấu tranh quyết liệt, dưới mọi hình thức của tù nhân đối với bọn cai ngục nhằm bảo vệ quyền sống tối thiểu của con người và nêu cao nghĩa khí của những người yêu nước, khí tiết của các chiến sĩ Cộng sản.
Gần 40 năm nhà tù Lao Bảo đã giam cầm hàng ngàn chiến sĩ Cộng sản và yêu nước. Trong đó có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh ta như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái.
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với đồng bào và chiến sĩ ta trong mấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tin thần chịu đựng kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Là bài học truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa.
Cầu Hiền Lương
Sông Bến Hải
Sông Bến Hải bắt nguồn từ dải núi Trương Sơn, từ ngọn nguồn cho tới cửa Tùng dài 100 km. Sông Bến Hải là dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất khoảng 200 m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170 m. Hai đầu nguồn dòng sông rất hẹp, ở thượng nguồn, nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, đoạn lưới Cát, Cửa Tùng lòng sông rộng 30m.
Cầu Hiền Lương do công trình Pháp xây dựng năm 1950 (trước đây dân hai bờ đi lại bằng thuyền). Cầu có 7 nhịp, dài 178m. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1951 chỉ rõ: "cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hoàn toàn không thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ ". Vì sau hai năm, việc thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành bằng một cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, ranh giới là sông Bến Hải. Tính từ bờ sông, 5km hai bên được quy định là khu phi quân sự. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, phía bờ nam sông Bến Hải thuộc Quảng Trị là vùng chiến sự cực kỳ ác liệt. Số lượng bom đạn Mỹ giội xuống tỉnh này trong chiến tranh tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945
Nhờ sự tiếp tay của đế quốc bên ngoài các chính quyền ngụy ở Nam Việt Nam từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu đều mưu toan biến vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải trở thành ranh giới vĩnh viễn chia đất nước làm hai miền. Những tham vọng của tất cả đế quốc bên ngoài và kẻ thù dân tộc đã thất bại thảm hại. Từ năm 1975, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất
Cho đến đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giới tuyến này chính thức bị xóa và đến năm 1995, Bộ Giao thông Vận tải quyết định nâng cấp Quốc lộ 1A, xây lại cầu mới ngay trên tuyến cầu cũ với vốn đầu tư gồm 40 tỷ đồng
Sông
Thạch Hãn
Người Việt Nam ta vốn nặng tình non nước nên hình như tỉnh nào cũng muốn chọn một ngọn núi và một dòng sông tiêu biểu cho tỉnh mình để tạo thêm ấn tượng sâu sắc về quê hương. Xứ Đoài thì có núi Tản - sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng - sông Lam, đất thần kinh thì có núi Ngự - sông Hương... Còn Quảng Trị có non Mai - sông Thạch Hãn.
Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng. Sông Hãn là sông Thạch Hãn, con hào thiên tạo phía bắc của Thành cổ Quảng Trị! Quảng Trị tuy nhỏ nhưng lại là tỉnh phên dậu phía Bắc của kinh thành Huế và là nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong, vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vào Cửu Đinh bày ở sân rồng coi như quốc bảo.
Về tên gọi Thạch Hãn, lâu nay không ít người tự hiểu theo nghĩa chủ quan là... "mồ hôi của đá". Thực ra không phải như vậy, Thạch thì đúng là đá, còn Hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy
Sông Thạch Hãn là con sông dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Sông bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng Đông và Đông Bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng Đông rồi ngược lên phía Bắc, nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thị xã Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ (sau này quen gọi thành Gia Độ) rồi lại quay về hướng Đông, đỗ ra cửa Việt Yên, gọi tắt là Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuộc các huyện Triệu Phong - Hải lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên tạo phía Bắc thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại có vị trí chiến lược về quân sự.
"Đò qua Thạch Hãn Xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm"...
Trong mùa hè rực lửa năm 1972, Thạch Hãn đã trở thành dòng sông oanh liệt, ôm vào lòng hàng ngàn người con ưu tú của tổ quốc, khi họ dũng cảm vượt sông dưới làn đạn địch, theo tiếng gọi của chiến trường. Máu đỏ hoà vào nước. Thịt xương tan vào đất. Họ mãi mãi nằm xuống cho khát vọng tự do.
Để tưởng nhớ đến hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn, hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân dân Quảng Trị đều long trọng tổ chức lể thả đèn hoa, bè hoa trên sông Thạch Hãn. Lễ hội đã thực sự cuốn hút rất nhiều người, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh tham dự.
Bãi tắm
Cửa Tùng
Danh lam th?ng c?nh
Từ cầu Hiền Lương nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh, đi khoảng 10 km về phía đông bắc, bạn có thể nhìn thấy bãi biển xinh đẹp này. Cửa Tùng như một điểm nhấn đẹp đẽ và nên thơ trong cả một vùng cửa biển
Hoàng hôn
ở Cửa Tùng
Đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra phía biển nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Ở đây bãi tắm là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh, êm đềm trong vòng tay bao bọc kỹ lưỡng của thiên nhiên. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai tạo thành một vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Độ thoai thoải của bãi tắm cũng chính là điểm đặc biệt hấp dẫn du khách của Cửa Tùng. Từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào làn nước biển, bạn có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực.
Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.
Du khách có thể lang thang trong vùng biển này để tìm đến với làng biển Cát Sơn hằng trăm năm nay đã nổi tiếng với những nghề như đánh cá, bịt trống, mộc và khảm xà cừ
Bạn cũng có thể tìm ra ở đây ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân được xây dựng năm 1896. Ngoài ra, còn có những ngôi nhà cổ vốn xưa là nơi nghỉ của các cố đạo và tu sĩ. Tuy nhiên, những dấu ấn lịch sử không chỉ có vậy. Cửa Tùng còn là tâm điểm của đường phân chia giới tuyến quân sự: Vĩ tuyến 17 nổi tiếng với nhiều đau thương và mất mát. Và đằng xa, cách bờ biển hơn 30 km chính là đảo Cồn Cỏ anh hùng.
Trằm
Trà Lộc
Nằm cách QL1A đoạn đi qua TX. Quảng Trị chừng 8km về hướng Nam, trên dải đất rộng thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã hình thành một vùng hồ nước rộng gần trên trăm hécta mà người dân địa phương vẫn gọi với cái tên Trằm Trà Lộc. Nơi đây vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của một khu nguyên sinh, và là địa điểm thu hút rất nhiều du khách...
Nói như cách nói của người dân địa phương, hồ nước chia khu rừng làm hai ngả bên ni - bên tê. Đứng bên ni hồ ngó sang bên tê là những dãy sạp san sát nhau, du khách có thể tha hồ ngồi ngắm cảnh, hóng gió, là điểm dừng chân của những buổi dã ngoại, hay cũng có thể là địa điểm “chén chú, chén anh” thích hợp cho những buổi gặp mặt bạn bè.
Giữa cái nắng mùa hè của miền Trung như đổ lửa. Từng đợt gió Lào về quyện với mùi nồng của đất, của những đồi cát phả hơi nóng lên tận mặt, vậy mà bước chân vào khu rừng bạn sẽ có cảm giác khoan khoái, quên đi cái mệt nhọc của một quãng đường xa. Những cây dây leo chằng chịt đan vào nhau như chiếc mũ lớn đón lấy ánh nắng trên đầu. Đâu đó sẽ bắt gặp hình ảnh những chú khỉ đang vắt mình trên những cành cây để ngủ, mà tưởng chừng như đó là những hình ảnh chỉ có thể bắt gặp trên những dải đại ngàn Trường Sơn. Nghe kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là địa bàn quan trọng của căn cứ kháng chiến, giặc Mỹ đã dội bom xuống vùng đất này rất nhiều nhưng không một quả bom nào có thể lọt qua được chiếc mũ lưới khổng lồ ấy. Những thân cây xù xì mà có sức dẻo dai đến kỳ lạ, bất chấp khói đạn của chiến tranh vẫn giữ chặt đất, bám lấy nhau cùng sinh tồn và phát triển. Trên m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Lan Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)