NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thanh |
Ngày 26/04/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Trang bìa:
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG "CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT" vòng I
câu 1: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 1. Bạn hãy cho biết những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000? Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp cấm kết hôn: 1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; 4. Giữa cha nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính. câu 2: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 2. Bạn hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con được quy định trong Luật HNGĐ năm 2000 như thế nào? Căn cứ vào Điều 34;35, Luật HNGĐ năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con đựợc quy định như sau: - Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con học tập và phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Nghĩa vụ và quyền của con: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. câu 3: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 3: Cấm người đang điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi nào khi tham gia giao thông không? Tại khoản, 3 Điều 28, Luật giao thông đường bộ qui định cấm người đang điều khiển môtô hai bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi sau: 1. Đi xe dàn hàng ngang. 2. Đi xe lạng lách, đánh võng. 3. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. 4. Sử dụng ô, điện thoại di động. 5. Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang vác hoặc chở đồ cồng kềnh; 6. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xehai bánh, bằng xe hai bánh đối với xe ba bánh 7. Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường. 8. Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. câu 4: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 4: Khi tham gia giao thông cấm vượt xe trong những trường hợp nào? Tại khoản 5, Điều 14, Luật giao thông đường bộ qui định khi tham gia giao thông, cấm vượt xe trong các trường hợp: 1. Khi có chướng ngại vật phía trước, khi có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; 2. Xe trước đang có tín hiệu vượt xe khác; 3. Trên cầu hẹp có một làn xe, dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc, các vị trí hạn chế tầm nhìn. 4. Nơi đường giao nhau, đường bộ cắt với đường sắt; 5. Điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo cho xe vượt; 6. Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. câu 5: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 5: Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng, chống ma tuý? Căn cứ vào Điều 10, Luật phòng chống ma tuý năm 2000 thì nhà trường và cơ sở giáo dục có trách nhiệm trong việc phòng chống ma tuý được qui định như sau: 1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý; 2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý; 3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý. câu 6: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 6: Thế nào là chất ma tuý? Chất gây nghiện? Chất hướng thần? Căn cứ vào khoản 1,2,3 Điều 2, Luật phòng chống ma tuý năm 2000 thì: - Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc gây ức chế thần kinh, dễ gây nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế về thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình ttrạng nghiện đối với người sử dụng. Mục 7:
vòng II
câu 1: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 1: Đạt được nhiều thành tích trong học tậpở cấp II, nên gia đình Hoa mua cho Hoa 01 xe môtô YAMAHA - 110cm3 để đầu năm học cấp III tới (Hoa mới 16 tuổi) có phương tiện đi học thuận lợi hơn. Theo bạn gia đình Hoa mua xe 110cm3 cho Hoa để Hoa đi học có đúng không? Vì sao? Việc gia đình Hoa mua xe môtô 1102 cho Hoa là không đúng. Vì: Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 55 Luật giao thông đường bộ quy định về độ tuổi và sức khoẻ của người lái xe là: “Người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe môtô hai bánh, môtô 3 bánh có dung tích từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Hoa chưa đủ điều kiện về tuổi theo quy định để diều khiển xe môtô có dung tích trên 50cm3 . câu 2: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 2: Phạm Ngọc An, 17 tuổi đến nhà bạn là Phương mượn xe Dream (100 cm2) để đi chơi, Phương cho An mượn và đưa các giấy tờ gồm: giấy phép lái xe; giấy dăng ký xe; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô. An đi xe dạo lòng vòng trên đường phố, khi đến ngã tư do vượt đèn đỏ. An bị cảnh sát giao thông gữ lại và xuất trình giấy tờ xe, An xuất trình đầy đủ giấy tờ Phương cho mượn. Theo bạn An có vi phạm pháp luật về an toàn giao thông không? Trường hợp trên cảnh sát giao thông sẽ xử phạt An về hành vi gì? - Phạm Ngọc An đã vi phạm pháp luật an toàn giao thông quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2002. - Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt An với các hành vi sau: + Vượt đèn đỏ, tức là không tuân theo đèn báo tín hiệu giao thông (vi phạm điểm a, khoản 3, Điều 9, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. + Chưa đủ điều kiện để điều khiển xe Môtô có dung tích trên 50cm2 (vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 24, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. + Điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm (vi phạm điểm g, khoản 3, điều 9, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. câu 3: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 3: Phan Anh D làm nghề lái xe tải tuyến Gia Lai - Đà Nẳng. Do nghiện ma tuý nên đã mua 10 gam Heroin để sử dụng dần, trên đường về qua địa phận tỉnh Quy Nhơn D gặp B là bạn lái xe cũ, B hỏi D có Heroin không bán cho mình một ít, trong lúc bàn giao hàng thì D và B bị công an bắt quả tang. Theo bạn D phạm tội gì? Hành vi của D phạm vào tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý được quy định tại điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999. Nếu rơi vào các khoản 1,2,3,4 Điều 194 thì mức hình phạt được quy định cụ thể như sau: Khoản 1: Thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Khoản 2: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 3: Phạt tù mười lăm năm đến hai mươi năm. Khoản 4: Phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. câu 4: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 4. Vợ chồng chị T lấy nhau có đăng ký kết hôn đã sinh được hai đứa con, tạo lập được một căn nhà và một số tài sản khác. Năm ngoái, chồng chị T đau ốm qua đời. Hiện nay, anh ruột của chồng chị T đòi chia thừa kế cho anh ấy một phần căn nhà đó. Theo bạn chị T và hai đứa con có được hưởng ngôi nhà của chồng chị T không? Việc anh ruột của chồng chị T đòi chia thừ kế cho anh ấy một phần căn nhà có đúng pháp luật không? Điều 31, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp chồng của chị T chết mà không để lại di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo pháp luật phải tính đến những người được hưởng thừa kế. Theo quy định tại điểm a khoản1, Điều 676, BLDS năm 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, chị T và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất cho nên được hưởng di sản thừa kế, còn anh ruột của chồng chị T không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cho nên không có quyền hưởng di sản thừa kế. Do vậy anh ruột của chồng chị T đòi chia thừa kế một phần ngôi nhà của vợ chồng chị T là không đúng pháp luật. câu 5: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 5. Gia đình nọ có một người con trai và một người con gái nuôi từ khi còn nhỏ hai người con của họ chơi với nhau rất thân và khi trưởng thành họ muốn kết hôn với nhau. Song, bị cha mẹ, họ hàng phản đối, ngăn cấm quyết liệt. Theo bạn việc ngăn cấm của gia đình nọ như vậy là có đúng không? Hãy giải thích? Việc ngăn cấm của gia đình đối với đôi trai gái là không đúng gái vì: Căn cứ điều 10 luật hôn nhân và đình qui dịnh những trường hợp cấm kết hôn: 1. Người đang có vợ hoặc đang có chồng. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự. 3.Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Giữa những người trong phạm vi ba đời. 4.Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi. Giữa những người dã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi. bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ mẹ kế với con riêng chồng. 5.Giữa những người cùng giới tính. Căn cứ vào qui định riêng trên thì đôi trai gái này không vi phạm vào những điều cấm của luật hôn nhân và gia đình nên họ có quyền kết hôn với nhau. câu 6: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 6. Vừa qua, do gió bão làm cho cây mít nhà ông Nam nghiêng hẳn sang nhà ông Thắng, không biết lúc nào nó sẽ đổ hẳn sang nhà ông Thắng vì cây mít rất lớn, ông Thắng sợ rằng nó sẽ đổ thì sập nhà ông. Ông Thắng yêu cầu ông Nam chặt cây mít trước đi. Ông Nam không muốn chặt đã nói rằng, nếu nó đổ sang nhà ông Thắng cũng không phải lỗi của ông Nam.Bạn hãy giải quyết trường hợp này? Điều 272 BLDS năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp cây cối hoặc công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ xuống bát động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ, chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu”. Vậy cây mít nhà ông Nam nghiêng qua nhà ông Thắng đã xâm phạm ranh giới đất vườn nhà ông Thắng. Nên ông Nam phải có nghĩa vụ chặt cây mít bị nghiêng sang nhà ông Thắng để không ảnh hưởng đến tài sản cũng như quyền sở hữu đất nhà ông Thắng mà pháp luật quy định. Việc ông Nam nói phần cây mít nghiêng qua phần đất của ông Thắng không phải lỗi của ông là không đúng theo quy định của luật dân sự. vòng III
câu 1: khán giả
Câu 1: Hợp đồng dân sự là gì? Cho ví dụ? Điều 388 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán phải ghi rõ các nội dung: Bên bán phải có trách nhiệm giao hàng gì? Mẫu mã, chất lượng ra sao, thời gian, địa điểm giao… bên mua có trách nhiệm trả tiền theo thỏa thuận, theo thời gian quy định: Nếu một hoặc hai bên vi phạm các thỏa thuận, không thực hiện đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? câu 2: khán giả
Câu 2. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
a. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải
b. Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
c. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
câu 3: khán giả
Câu 3. Xe gắn máy, môtô hai bánh được chở nhiều nhất là mấy người?
a. Hai người kể cả người lái.
b. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và một trẻ em.
c. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội.
câu 4: khán giả
Câu 4. Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường bộ nào?
a. Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn.
b. Khi đi trên các tuyến quốc lộ.
c. Khi đi trên các tuyến đường bộ có quy định phải đội mũ bảo hiểm.
d. Cả ba đáp án trên đều sai.
câu 5: khán giả
Câu 5. Người tham gia giao thông phải đi thế nào là đúng quy tắc giao thông?
a. Đi bên phải theo chiều đi của mình; phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
b. Đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
c. Đi đúng phần đường theo quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
câu 6: khán giả
Câu 6. Trên đường giao thông, khi hiêu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
a. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
b. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
c. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
câu 7: khán giả
Câu 7. Khi điều khiển xe môtô chạy trên đường lái xe cần mang theo giấy tờ gì về người lái xe?
a. Giấy đăng ký xe.
b. Giấy phép lái xe.
c. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.
d. Cả 3 loại giấy tờ trên
Trang bìa:
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG "CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT" vòng I
câu 1: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 1. Bạn hãy cho biết những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000? Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp cấm kết hôn: 1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; 4. Giữa cha nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính. câu 2: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 2. Bạn hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con được quy định trong Luật HNGĐ năm 2000 như thế nào? Căn cứ vào Điều 34;35, Luật HNGĐ năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con đựợc quy định như sau: - Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con học tập và phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Nghĩa vụ và quyền của con: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. câu 3: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 3: Cấm người đang điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi nào khi tham gia giao thông không? Tại khoản, 3 Điều 28, Luật giao thông đường bộ qui định cấm người đang điều khiển môtô hai bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi sau: 1. Đi xe dàn hàng ngang. 2. Đi xe lạng lách, đánh võng. 3. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. 4. Sử dụng ô, điện thoại di động. 5. Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang vác hoặc chở đồ cồng kềnh; 6. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xehai bánh, bằng xe hai bánh đối với xe ba bánh 7. Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường. 8. Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. câu 4: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 4: Khi tham gia giao thông cấm vượt xe trong những trường hợp nào? Tại khoản 5, Điều 14, Luật giao thông đường bộ qui định khi tham gia giao thông, cấm vượt xe trong các trường hợp: 1. Khi có chướng ngại vật phía trước, khi có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; 2. Xe trước đang có tín hiệu vượt xe khác; 3. Trên cầu hẹp có một làn xe, dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc, các vị trí hạn chế tầm nhìn. 4. Nơi đường giao nhau, đường bộ cắt với đường sắt; 5. Điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo cho xe vượt; 6. Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. câu 5: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 5: Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng, chống ma tuý? Căn cứ vào Điều 10, Luật phòng chống ma tuý năm 2000 thì nhà trường và cơ sở giáo dục có trách nhiệm trong việc phòng chống ma tuý được qui định như sau: 1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý; 2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý; 3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý. câu 6: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 6: Thế nào là chất ma tuý? Chất gây nghiện? Chất hướng thần? Căn cứ vào khoản 1,2,3 Điều 2, Luật phòng chống ma tuý năm 2000 thì: - Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc gây ức chế thần kinh, dễ gây nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế về thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình ttrạng nghiện đối với người sử dụng. Mục 7:
vòng II
câu 1: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 1: Đạt được nhiều thành tích trong học tậpở cấp II, nên gia đình Hoa mua cho Hoa 01 xe môtô YAMAHA - 110cm3 để đầu năm học cấp III tới (Hoa mới 16 tuổi) có phương tiện đi học thuận lợi hơn. Theo bạn gia đình Hoa mua xe 110cm3 cho Hoa để Hoa đi học có đúng không? Vì sao? Việc gia đình Hoa mua xe môtô 1102 cho Hoa là không đúng. Vì: Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 55 Luật giao thông đường bộ quy định về độ tuổi và sức khoẻ của người lái xe là: “Người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe môtô hai bánh, môtô 3 bánh có dung tích từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Hoa chưa đủ điều kiện về tuổi theo quy định để diều khiển xe môtô có dung tích trên 50cm3 . câu 2: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 2: Phạm Ngọc An, 17 tuổi đến nhà bạn là Phương mượn xe Dream (100 cm2) để đi chơi, Phương cho An mượn và đưa các giấy tờ gồm: giấy phép lái xe; giấy dăng ký xe; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô. An đi xe dạo lòng vòng trên đường phố, khi đến ngã tư do vượt đèn đỏ. An bị cảnh sát giao thông gữ lại và xuất trình giấy tờ xe, An xuất trình đầy đủ giấy tờ Phương cho mượn. Theo bạn An có vi phạm pháp luật về an toàn giao thông không? Trường hợp trên cảnh sát giao thông sẽ xử phạt An về hành vi gì? - Phạm Ngọc An đã vi phạm pháp luật an toàn giao thông quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2002. - Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt An với các hành vi sau: + Vượt đèn đỏ, tức là không tuân theo đèn báo tín hiệu giao thông (vi phạm điểm a, khoản 3, Điều 9, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. + Chưa đủ điều kiện để điều khiển xe Môtô có dung tích trên 50cm2 (vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 24, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. + Điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm (vi phạm điểm g, khoản 3, điều 9, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ năm 2007). Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. câu 3: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 3: Phan Anh D làm nghề lái xe tải tuyến Gia Lai - Đà Nẳng. Do nghiện ma tuý nên đã mua 10 gam Heroin để sử dụng dần, trên đường về qua địa phận tỉnh Quy Nhơn D gặp B là bạn lái xe cũ, B hỏi D có Heroin không bán cho mình một ít, trong lúc bàn giao hàng thì D và B bị công an bắt quả tang. Theo bạn D phạm tội gì? Hành vi của D phạm vào tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý được quy định tại điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999. Nếu rơi vào các khoản 1,2,3,4 Điều 194 thì mức hình phạt được quy định cụ thể như sau: Khoản 1: Thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Khoản 2: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 3: Phạt tù mười lăm năm đến hai mươi năm. Khoản 4: Phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. câu 4: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 4. Vợ chồng chị T lấy nhau có đăng ký kết hôn đã sinh được hai đứa con, tạo lập được một căn nhà và một số tài sản khác. Năm ngoái, chồng chị T đau ốm qua đời. Hiện nay, anh ruột của chồng chị T đòi chia thừa kế cho anh ấy một phần căn nhà đó. Theo bạn chị T và hai đứa con có được hưởng ngôi nhà của chồng chị T không? Việc anh ruột của chồng chị T đòi chia thừ kế cho anh ấy một phần căn nhà có đúng pháp luật không? Điều 31, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp chồng của chị T chết mà không để lại di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo pháp luật phải tính đến những người được hưởng thừa kế. Theo quy định tại điểm a khoản1, Điều 676, BLDS năm 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, chị T và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất cho nên được hưởng di sản thừa kế, còn anh ruột của chồng chị T không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cho nên không có quyền hưởng di sản thừa kế. Do vậy anh ruột của chồng chị T đòi chia thừa kế một phần ngôi nhà của vợ chồng chị T là không đúng pháp luật. câu 5: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 5. Gia đình nọ có một người con trai và một người con gái nuôi từ khi còn nhỏ hai người con của họ chơi với nhau rất thân và khi trưởng thành họ muốn kết hôn với nhau. Song, bị cha mẹ, họ hàng phản đối, ngăn cấm quyết liệt. Theo bạn việc ngăn cấm của gia đình nọ như vậy là có đúng không? Hãy giải thích? Việc ngăn cấm của gia đình đối với đôi trai gái là không đúng gái vì: Căn cứ điều 10 luật hôn nhân và đình qui dịnh những trường hợp cấm kết hôn: 1. Người đang có vợ hoặc đang có chồng. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự. 3.Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Giữa những người trong phạm vi ba đời. 4.Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi. Giữa những người dã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi. bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ mẹ kế với con riêng chồng. 5.Giữa những người cùng giới tính. Căn cứ vào qui định riêng trên thì đôi trai gái này không vi phạm vào những điều cấm của luật hôn nhân và gia đình nên họ có quyền kết hôn với nhau. câu 6: NGOẠI KHOÁ AN NINH HỌC ĐƯỜNG
Câu 6. Vừa qua, do gió bão làm cho cây mít nhà ông Nam nghiêng hẳn sang nhà ông Thắng, không biết lúc nào nó sẽ đổ hẳn sang nhà ông Thắng vì cây mít rất lớn, ông Thắng sợ rằng nó sẽ đổ thì sập nhà ông. Ông Thắng yêu cầu ông Nam chặt cây mít trước đi. Ông Nam không muốn chặt đã nói rằng, nếu nó đổ sang nhà ông Thắng cũng không phải lỗi của ông Nam.Bạn hãy giải quyết trường hợp này? Điều 272 BLDS năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp cây cối hoặc công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ xuống bát động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ, chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu”. Vậy cây mít nhà ông Nam nghiêng qua nhà ông Thắng đã xâm phạm ranh giới đất vườn nhà ông Thắng. Nên ông Nam phải có nghĩa vụ chặt cây mít bị nghiêng sang nhà ông Thắng để không ảnh hưởng đến tài sản cũng như quyền sở hữu đất nhà ông Thắng mà pháp luật quy định. Việc ông Nam nói phần cây mít nghiêng qua phần đất của ông Thắng không phải lỗi của ông là không đúng theo quy định của luật dân sự. vòng III
câu 1: khán giả
Câu 1: Hợp đồng dân sự là gì? Cho ví dụ? Điều 388 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán phải ghi rõ các nội dung: Bên bán phải có trách nhiệm giao hàng gì? Mẫu mã, chất lượng ra sao, thời gian, địa điểm giao… bên mua có trách nhiệm trả tiền theo thỏa thuận, theo thời gian quy định: Nếu một hoặc hai bên vi phạm các thỏa thuận, không thực hiện đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? câu 2: khán giả
Câu 2. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
a. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải
b. Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
c. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
câu 3: khán giả
Câu 3. Xe gắn máy, môtô hai bánh được chở nhiều nhất là mấy người?
a. Hai người kể cả người lái.
b. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và một trẻ em.
c. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội.
câu 4: khán giả
Câu 4. Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường bộ nào?
a. Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn.
b. Khi đi trên các tuyến quốc lộ.
c. Khi đi trên các tuyến đường bộ có quy định phải đội mũ bảo hiểm.
d. Cả ba đáp án trên đều sai.
câu 5: khán giả
Câu 5. Người tham gia giao thông phải đi thế nào là đúng quy tắc giao thông?
a. Đi bên phải theo chiều đi của mình; phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
b. Đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
c. Đi đúng phần đường theo quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
câu 6: khán giả
Câu 6. Trên đường giao thông, khi hiêu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
a. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
b. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
c. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
câu 7: khán giả
Câu 7. Khi điều khiển xe môtô chạy trên đường lái xe cần mang theo giấy tờ gì về người lái xe?
a. Giấy đăng ký xe.
b. Giấy phép lái xe.
c. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.
d. Cả 3 loại giấy tờ trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)