Ngoại khoá 180 năm TL tỉnh Lạng Sơn
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tùng |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Ngoại khoá 180 năm TL tỉnh Lạng Sơn thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
GV Thiết kế: Lã Mạnh Hùng
Chào mừng Lễ Kỉ NIệM
180 NĂM NGàY THàNH LậP TỉNH LạNG SƠN
Kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn
(04/11/1831 - 04/11/2011)
I- LẠNG SƠN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ.
Khi nước Văn Lang - nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam được thành lập, Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải. Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, Lạng Sơn được đặt làm đạo. Thời Lý, Lạng Sơn có tên là lộ Lạng Giang. Đầu thời Trần, Lạng Sơn được gọi là lộ Lạng Châu, sau đổi là trấn Lạng Giang, đến năm 1397, trấn Lạng Giang được đổi thành trấn Lạng Sơn.
Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, Lạng Sơn trở thành một trong 16 phủ của Giao Chỉ. Trong khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi chia đất nước thành 4 đạo, trấn Lạng Sơn được xếp vào Bắc đạo.
Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo thừa tuyên, trấn Lạng Sơn được đổi thành thừa tuyên Lạng Sơn.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), thừa tuyên Lạng Sơn được đổi thành tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ, 7 châu, huyện. Đến năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà Nguyễn tách 4 châu, huyện Văn Uyên, Văn Quan, Thất Khê (Thất Tuyền cũ) và Thoát Lãng thành một phủ mới là Tràng Định.
Sau khi đánh chiếm đất nước ta, năm 1888, thực dân Pháp xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8 - 1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh hai, gồm 2 phủ, 2 huyện và 4 châu. Ngày 20 - 6 - 1905, thực dân Pháp lại bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ là tỉnh Lạng Sơn. Đến cuối tháng 12 - 1907, Lạng Sơn gồm 2 phủ, 9 châu. Sau đó, năm 1917, thực dân Pháp đặt thêm châu Điềm He.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Lạng Sơn trở thành một trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 19 - 8 - 1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4 năm 1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao - Lạng. Đến tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao - Lạng lại tách ra thành 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Một số hình ảnh về Lạng Sơn xưa
Khu Kỳ Lừa nhìn từ trên cao
Nam Quan – Đồng Đăng
Một số hình ảnh về Lạng Sơn xưa
Một vùng phụ cận Lạng Sơn
Quang cảnh Đồng Đăng, tháng 10, 1885
Thành Chu, Lạng Sơn
Một số hình ảnh về con người Lạng Sơn ngày xưa...
II- TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH LẠNG SƠN.
1- Truyền thống đấu tranh yêu nước.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trên vùng đất cửa ngõ phên dậu, địa đầu của Tổ quốc có ải Pha Luỹ (Đồng Đăng), ải Chi Lăng hiên ngang kiên cường, các thế hệ những người con của quê hương Xứ Lạng đã không ngừng đứng lên kề vai sát cánh cùng quân và dân cả nước đánh bại những cuộc xâm lăng của các thế lực phương bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ yên bờ cõi.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thế kỷ XI, hỗ trợ quan quân triều đình nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy, các đội dân binh vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do các thủ lĩnh Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã tiến hành những cuộc chiến đấu anh dũng tiêu diệt quân xâm lược, lập nên những chiến công vang dội ở vùng biên ải.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng do thủ lĩnh Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã chiến đấu kiên cường, ngăn chặn, tiêu hao binh lực của giặc ngay tại cửa ải Pha Luỹ, góp phần cùng quan quân nhà Trần đánh bại cuộc xâm lăng của giặc Nguyên - Mông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thế kỷ XV, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánh cùng quân Lam Sơn do hai tướng Lê Lựu và Lê Bôi chỉ huy đã chặn đánh giặc quyết liệt từ ải Pha Luỹ đến Khau Cấp (Kỳ Lừa), tiêu diệt hàng nghìn tên giặc. Trong trận quyết chiến lược tại ải Chi Lăng lịch sử, các đội quân dân binh vùng Chi Lăng do Đại Huề chỉ huy đã cùng với các đội quân Lam Sơn chiến đấu anh dũng, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Minh.
Trong chiến dịch thần tốc của quân Tây Sơn do vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy tiêu diệt quân Thanh xâm lược năm 1789, các đội quân vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do phiên thần Nguyễn Đình Vượng chỉ huy đã liên tục tiến hành tập kích giặc ở Đoàn Thành, Kỳ Lừa, Hoàng Đồng. Phối hợp với quân Tây Sơn chặn đánh tướng Tôn Sĩ Nghị rút chạy từ Đoàn Thành đến ải Pha Luỹ, góp phần làm nên chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của quốc gia, dân tộc.
Truyền thống đấu tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm ở vùng biên ải quốc gia từ đời này qua đời khác đã nuôi dưỡng sức mạnh, tạo nên khí phách bất khuất của các thế hệ những con người sống trên vùng đất phên dậu, cửa ngõ phía Đông .
2- Truyền thống đoàn kết.
Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tuy có đôi nét khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn đã cùng nhau chung sống hoà thuận, đoàn kết suốt từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc Lạng Sơn là một khối đại đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn, thuỷ chung như nàng Tô Thị, trường tồn như sông Kỳ Cùng, đồng lòng, đồng sức, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương thành một tỉnh ngày càng giàu mạnh ở vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
3- Truyền thống văn hoá.
Từ mạch nguồn văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha đã hình thành vùng văn hoá Xứ Lạng đặc sắc với các giá trị văn hoá phi vật vật thể và văn hoá vật thể.
Về văn hoá phi vật thể ở Lạng Sơn là ngôn ngữ Tày, Nùng; là tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh, dân ca sli, lượn, then, ca dao tục ngữ Tày Nùng; là cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân Đại Huề, Nguyễn Thế Lộc, Thân Cảnh Phúc, Vi Đức Thắng, Thân Công Tài, Ngô Thì Sỹ, Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri... đến những thành tựu tiêu biểu của văn hoá nghệ thuật Lạng Sơn hiện đại.
Ở Lạng Sơn có những danh thắng nổi tiếng là động Tam Thanh (chùa Tam Thanh), động Nhị Thanh, Chùa Tiên, tượng đá nàng Tô Thị; quần thể núi Mẫu Sơn, bến đá sông Kỳ Cùng; quần thể các hang động gắn liền với di chỉ khảo cổ Văn hoá Bắc Sơn, Văn hoá Mai Pha ở Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn; những cánh rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Hữu Lũng và Bắc Sơn.
Những giá trị văn hoá tiêu biểu, những tinh hoa, đặc trưng dân tộc, gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên bản sắc văn hoá Xứ Lạng, đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trung thực, nhân ái trong lối sống.
TỈNH LẠNG SƠN 180 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
1- Sự kiện thành lập tỉnh Lạng Sơn.
Sách Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), chính biên đệ nhị kỷ ghi rõ “Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] mùa Đông, tháng Mười, ngày mồng 1 làm Lễ Đông hưởng” (tức ngày 04 tháng 11 năm 1831) , triều đình phong kiến nhà Nguyễn chia định địa hạt phía Bắc, đặt thành 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, trong đó, có tỉnh Lạng Sơn.
Khi thành lập tỉnh, Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là Trường Khánh; 7 châu là: Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên.
2- Những cuộc đấu tranh đầu tiên của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
4- Lạng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
3- Phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945.
5- Lạng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975).
6- Lạng Sơn từ năm 1975 đến năm 1985.
7- Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Bãi chiến trường ngày 12-05-1885 trên đường Lạng Sơn
Cầu Kỳ Cùng cũ bị sập, sông Kỳ Cùng ngày 14-08-1979
Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay:
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 90,3% số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa; 100% số xã có điện lưới; 92,5% số hộ được sử dụng điện; 84% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, trạm y tế, nhà văn hoá, trường học ở khu vực nông thôn được tăng cường đáng kể. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý đô thị được quan tâm. Công tác lập quy hoạch và quản lý theo quy hoạch được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội.
Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, tiếp tục được cải thiện. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ. Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 84 trường đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đạt kết quả tốt. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều cố gắng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng.
Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hoá gia đình từng bước được nâng cao về chất lượng.
Chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 14,5% (theo tiêu chí cũ), giảm 11,08% so với năm 2005, đã cơ bản xoá xong hộ đói, nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách.
Đại lộ Hùng Vương
Lạng Sơn ngày nay
Đại lộ Hùng Vương
Đại lộ Hùng Vương
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Động Tam Thanh
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Động Tam Thanh
Núi Mẫu Sơn
Tuyết rơi ở đỉnh Mẫu Sơn
Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng
Núi nàng Tô Thị
Tượng đài Hoàng Văn Thụ
Tượng đài Lương Văn Tri
Cửa khẩu Tân Thanh
Cửa khẩu Hữu Nghị
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn về đêm...
Thành phố Lạng Sơn về đêm...
Giáo dục lòng yêu mến quê hương
Yêu mến quê hương nói chung và yêu Lạng Sơn nói riêng.
Học tập thật giỏi để xây dựng đất nước, xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp....
The and
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, công tác tốt.
Chúc các em chăm ngoan,
học giỏi!
Chào mừng Lễ Kỉ NIệM
180 NĂM NGàY THàNH LậP TỉNH LạNG SƠN
Kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn
(04/11/1831 - 04/11/2011)
I- LẠNG SƠN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ.
Khi nước Văn Lang - nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam được thành lập, Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải. Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, Lạng Sơn được đặt làm đạo. Thời Lý, Lạng Sơn có tên là lộ Lạng Giang. Đầu thời Trần, Lạng Sơn được gọi là lộ Lạng Châu, sau đổi là trấn Lạng Giang, đến năm 1397, trấn Lạng Giang được đổi thành trấn Lạng Sơn.
Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, Lạng Sơn trở thành một trong 16 phủ của Giao Chỉ. Trong khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi chia đất nước thành 4 đạo, trấn Lạng Sơn được xếp vào Bắc đạo.
Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo thừa tuyên, trấn Lạng Sơn được đổi thành thừa tuyên Lạng Sơn.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), thừa tuyên Lạng Sơn được đổi thành tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ, 7 châu, huyện. Đến năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà Nguyễn tách 4 châu, huyện Văn Uyên, Văn Quan, Thất Khê (Thất Tuyền cũ) và Thoát Lãng thành một phủ mới là Tràng Định.
Sau khi đánh chiếm đất nước ta, năm 1888, thực dân Pháp xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8 - 1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh hai, gồm 2 phủ, 2 huyện và 4 châu. Ngày 20 - 6 - 1905, thực dân Pháp lại bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ là tỉnh Lạng Sơn. Đến cuối tháng 12 - 1907, Lạng Sơn gồm 2 phủ, 9 châu. Sau đó, năm 1917, thực dân Pháp đặt thêm châu Điềm He.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Lạng Sơn trở thành một trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 19 - 8 - 1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4 năm 1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao - Lạng. Đến tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao - Lạng lại tách ra thành 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Một số hình ảnh về Lạng Sơn xưa
Khu Kỳ Lừa nhìn từ trên cao
Nam Quan – Đồng Đăng
Một số hình ảnh về Lạng Sơn xưa
Một vùng phụ cận Lạng Sơn
Quang cảnh Đồng Đăng, tháng 10, 1885
Thành Chu, Lạng Sơn
Một số hình ảnh về con người Lạng Sơn ngày xưa...
II- TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH LẠNG SƠN.
1- Truyền thống đấu tranh yêu nước.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trên vùng đất cửa ngõ phên dậu, địa đầu của Tổ quốc có ải Pha Luỹ (Đồng Đăng), ải Chi Lăng hiên ngang kiên cường, các thế hệ những người con của quê hương Xứ Lạng đã không ngừng đứng lên kề vai sát cánh cùng quân và dân cả nước đánh bại những cuộc xâm lăng của các thế lực phương bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ yên bờ cõi.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thế kỷ XI, hỗ trợ quan quân triều đình nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy, các đội dân binh vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do các thủ lĩnh Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã tiến hành những cuộc chiến đấu anh dũng tiêu diệt quân xâm lược, lập nên những chiến công vang dội ở vùng biên ải.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng do thủ lĩnh Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã chiến đấu kiên cường, ngăn chặn, tiêu hao binh lực của giặc ngay tại cửa ải Pha Luỹ, góp phần cùng quan quân nhà Trần đánh bại cuộc xâm lăng của giặc Nguyên - Mông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thế kỷ XV, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánh cùng quân Lam Sơn do hai tướng Lê Lựu và Lê Bôi chỉ huy đã chặn đánh giặc quyết liệt từ ải Pha Luỹ đến Khau Cấp (Kỳ Lừa), tiêu diệt hàng nghìn tên giặc. Trong trận quyết chiến lược tại ải Chi Lăng lịch sử, các đội quân dân binh vùng Chi Lăng do Đại Huề chỉ huy đã cùng với các đội quân Lam Sơn chiến đấu anh dũng, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Minh.
Trong chiến dịch thần tốc của quân Tây Sơn do vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy tiêu diệt quân Thanh xâm lược năm 1789, các đội quân vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do phiên thần Nguyễn Đình Vượng chỉ huy đã liên tục tiến hành tập kích giặc ở Đoàn Thành, Kỳ Lừa, Hoàng Đồng. Phối hợp với quân Tây Sơn chặn đánh tướng Tôn Sĩ Nghị rút chạy từ Đoàn Thành đến ải Pha Luỹ, góp phần làm nên chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của quốc gia, dân tộc.
Truyền thống đấu tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm ở vùng biên ải quốc gia từ đời này qua đời khác đã nuôi dưỡng sức mạnh, tạo nên khí phách bất khuất của các thế hệ những con người sống trên vùng đất phên dậu, cửa ngõ phía Đông .
2- Truyền thống đoàn kết.
Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tuy có đôi nét khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn đã cùng nhau chung sống hoà thuận, đoàn kết suốt từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc Lạng Sơn là một khối đại đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn, thuỷ chung như nàng Tô Thị, trường tồn như sông Kỳ Cùng, đồng lòng, đồng sức, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương thành một tỉnh ngày càng giàu mạnh ở vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
3- Truyền thống văn hoá.
Từ mạch nguồn văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha đã hình thành vùng văn hoá Xứ Lạng đặc sắc với các giá trị văn hoá phi vật vật thể và văn hoá vật thể.
Về văn hoá phi vật thể ở Lạng Sơn là ngôn ngữ Tày, Nùng; là tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh, dân ca sli, lượn, then, ca dao tục ngữ Tày Nùng; là cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân Đại Huề, Nguyễn Thế Lộc, Thân Cảnh Phúc, Vi Đức Thắng, Thân Công Tài, Ngô Thì Sỹ, Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri... đến những thành tựu tiêu biểu của văn hoá nghệ thuật Lạng Sơn hiện đại.
Ở Lạng Sơn có những danh thắng nổi tiếng là động Tam Thanh (chùa Tam Thanh), động Nhị Thanh, Chùa Tiên, tượng đá nàng Tô Thị; quần thể núi Mẫu Sơn, bến đá sông Kỳ Cùng; quần thể các hang động gắn liền với di chỉ khảo cổ Văn hoá Bắc Sơn, Văn hoá Mai Pha ở Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn; những cánh rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Hữu Lũng và Bắc Sơn.
Những giá trị văn hoá tiêu biểu, những tinh hoa, đặc trưng dân tộc, gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên bản sắc văn hoá Xứ Lạng, đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trung thực, nhân ái trong lối sống.
TỈNH LẠNG SƠN 180 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
1- Sự kiện thành lập tỉnh Lạng Sơn.
Sách Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), chính biên đệ nhị kỷ ghi rõ “Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] mùa Đông, tháng Mười, ngày mồng 1 làm Lễ Đông hưởng” (tức ngày 04 tháng 11 năm 1831) , triều đình phong kiến nhà Nguyễn chia định địa hạt phía Bắc, đặt thành 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, trong đó, có tỉnh Lạng Sơn.
Khi thành lập tỉnh, Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là Trường Khánh; 7 châu là: Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên.
2- Những cuộc đấu tranh đầu tiên của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
4- Lạng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
3- Phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945.
5- Lạng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975).
6- Lạng Sơn từ năm 1975 đến năm 1985.
7- Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Bãi chiến trường ngày 12-05-1885 trên đường Lạng Sơn
Cầu Kỳ Cùng cũ bị sập, sông Kỳ Cùng ngày 14-08-1979
Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay:
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 90,3% số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa; 100% số xã có điện lưới; 92,5% số hộ được sử dụng điện; 84% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, trạm y tế, nhà văn hoá, trường học ở khu vực nông thôn được tăng cường đáng kể. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý đô thị được quan tâm. Công tác lập quy hoạch và quản lý theo quy hoạch được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội.
Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, tiếp tục được cải thiện. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ. Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 84 trường đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đạt kết quả tốt. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều cố gắng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng.
Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hoá gia đình từng bước được nâng cao về chất lượng.
Chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 14,5% (theo tiêu chí cũ), giảm 11,08% so với năm 2005, đã cơ bản xoá xong hộ đói, nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách.
Đại lộ Hùng Vương
Lạng Sơn ngày nay
Đại lộ Hùng Vương
Đại lộ Hùng Vương
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Động Tam Thanh
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Động Tam Thanh
Núi Mẫu Sơn
Tuyết rơi ở đỉnh Mẫu Sơn
Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng
Núi nàng Tô Thị
Tượng đài Hoàng Văn Thụ
Tượng đài Lương Văn Tri
Cửa khẩu Tân Thanh
Cửa khẩu Hữu Nghị
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Lạng Sơn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn về đêm...
Thành phố Lạng Sơn về đêm...
Giáo dục lòng yêu mến quê hương
Yêu mến quê hương nói chung và yêu Lạng Sơn nói riêng.
Học tập thật giỏi để xây dựng đất nước, xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp....
The and
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, công tác tốt.
Chúc các em chăm ngoan,
học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tùng
Dung lượng: 13,90MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)