Ngô mai chia sẻ_nhớ thả tim,hi

Chia sẻ bởi Ngô Thị Mai | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: ngô mai chia sẻ_nhớ thả tim,hi thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
BÀI VIẾT SỐ 3 (Thời gian 90 phút)



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
+ Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.


KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 3- LỚP 11
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

1.Kiến thức đọc hiểu văn bản:
Khóc Dương Khuê
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
-Phân tích tac dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ cụ thể
- giải thích được hiện tượng chuyển nghĩa của từ xuân.
Viết đoạn văn (5-7 câu)








Số câu: 4
Tỉ lệ: 40 %
0.5 điểm
1 điểm
1 điểm
1.5
40%= 4,0 điểm

2. L àm văn
( Nghị luận văn học)
- Hai đứa trẻ
- Chữ người tử tù
- Hạnh phúc của một tang gia
- Chí Phèo



Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.


Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%




60%= 6,0 điểm

Tổng Cộng




10 điểm



IV. BIÊN SOẠN ĐỀ

TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
BÀI VIẾT SỐ 3 - NGỮ VĂN LỚP 10
NĂM HỌC 2016- 2017
Thời gian 90 phút


Câu 1( 4 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Gíao dục, 2012, trang 31)

a. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
c. Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
d.Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu ).


Câu 2( 6 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau trong truyện Chí Phèo của Nam Cao:
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)