Nghiệp vụ Thư viện

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Điền | Ngày 13/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Nghiệp vụ Thư viện thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:


Thiết kế

với sự trợ giúp của máy tính

( Computer Aided Design )


tài liệu tham khảo
Thiết kế bản vẽ kĩ thuật với ACAD R14 & R2004
Chu Văn Vượng - NXB Đại học Sư phạm

Sử dụng Auto CAD R14 Tập 1,2

Nguyễn Hữu Lộc - NXB TP Hồ Chí Minh
chương 1
Làm quen với AUTOCAD
1 - Sơ lược về lịch sử phát triển của Auto CAD
Auto CAD là phần mềm của hãng Auto DESK, là một trong các phần mềm sử dụng cho máy tinh cá nhân PC dùng để thực hiện các bản vẽ kĩ thuật trong các ngành Cơ khí, Xây dựng Kiến trúc, Điện, Bảnđồ...

CAD: Computer Aided Design

Trong những năm của thập kỉ 60- 70 do giá thành của các máy tính lớn còn rất cao cho nên chỉ có một số công ty công nghiệp hàng đầu ở các nước công nghiệp phát triển mới có thể trang bị và sử dụng phần mềm CAD như GENERALMOTOR, LOCHEED, BOEING...
* Tháng 12 năm 1982, sau khi được giới thiệu tại hội chợ COMDEX Release 1 được chính thức tung ra thị trường

Sau 10 năm,tháng 6 năm 1992 Release 12 : Là một phần mềm tương đối hoàn thiện, có thể chạy trong môi trường Dos và Window ;

* Tháng 2 năm 1997 phát hành Release 14 : Có thể tương thích với tất cả các phiên bản R12 và R13, có khả năng truyền đạt và chia sẻ thông tin tốt hơn.

* Cuối năm 2000 Release 2000 ra đời , hoàn thiện thêm R 14 . Phần được chú ý nhất là khả năng kết nối và trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác như CAD/CAM , Internet... nhưng chỉ tương thích vơí Win 98, 2000 hoặc Win NT
* Hiện nay đang lưu hành phiên bản mới nhất là CAD 2002, CAD 2004, CAD 2006 tương thích hầu hết với các hệ điều hành đang sử dụng
















2 - Khả năng công nghệ của CAD

Phần mềm Auto CAD có khả năng trợ giúp quá trình thiết kế theo hai toạ độ x,y (2D) hoặc ba toạ độ x, y, z ( 3D) một cách nhanh chóng , chính xác bằng những câu lệnh đơn giản. Auto CAD còn cho phép người thiết kế sửa chữa, dịch chuyển, tấy xoá, sao chép các đối tượng .

Auto CAD còn cho phép kết nối với máy vẽ (Plotter) hay máy in (Printer) để xuất bản vẽ ra giấy
(Chức năng vẽ - Drafting ) hoặc mô hình hoá đối tượng vẽ ( Chức năng Modeling ) mềm CAD ta có thể kết nối với máy CNC để chế tạo sản phẩm.


. Khi kết nối CAD với một số phần mềm tính toán khác ta có thể dễ dàng xác định được khối lượng, thể tích, ứng suất, trạng thái chịu lực .... của bất kỳ một mô hình thiết kế nào.

Giao diện giữa người và máy được thực hiện bằng: ra lệnh trực tiếp trên bàn phím (Command) hoặc dùng các dòng thực đơn phía trên màn hình (Menu bar) hoặc thanh công cụ biểu tượng của các lệnh
( Toolsbox ).
3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.1. Hệ lệnh quản lí (FILE )

NEW Lập tệp bản vẽ mới .

OPEN Mở tệp bản vẽ đã có

SAVE Ghi tệp bản vẽ vào đĩa .

PRINT Đưa tệp bản vẽ ra in .

EXIT Ra khỏi chương trình .
3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.2. Hệ lệnh xác lập ( format )
UNITS Xác lập đơn vị đo
LIMITS Xác lập giới hạn bản vẽ
LINERTYPE Xác lập các loại nét vẽ
TEXTSTYLE Xác lập kiểu chữ viết
LAYER Xác lập các lớp vẽ.
GRID Xác lập lưới điểm
SNAP Xác lập chế độ bắt chính xác các điểm
3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.3. Hệ lệnh vẽ các đối tượng 2D cơ bản ( Draw )
LINE Vẽ đoạn thẳng
PLINE Vẽ đa tuyến
ARC Vẽ cung tròn
CIRCLE Vẽ vòng tròn
ELLIPSE Vẽ e lip
POLIGON Vẽ đa giác đều
RECTANGLE Vẽ hình chữ nhật
TEXT Viết dòng văn bản
HATCH Vẽ kí hiệu vật liệu , gạch mặt cắt
3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.4. Hệ lệnh sửa đổi ( Modify)
* ERASE Xoá đối tượng
* COPY Sao chép đối tượng * MIRROR Dựng hình đối xứng
* OFFSET Tạo ra một đường mới song song với đường có trước
* ARRAY : Sao chép mảng
* CHAMFER Vát góc giữa hai đoạn thẳng
* MOVE Di chuyển đối tượng
* ROTATE Quay đối tượng
* SCALE Biến đổi đồng dạng
3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.4. Hệ lệnh sửa đổi đối tượng (Modify )

BREAK Ngắt bớt một phần
hoặc bẻ gãy đối tượng

TRIM Xén bớt phần thừa

EXTEND Kéo dài một đối
tượng tới một đối tượng khác

FILLET Dựng cung tròn nối tiếp
giữa 2 đường thẳng hoặc cung tròn

3 - Các hệ lệnh cơ bản của ACAD
3.5. Hệ lệnh điều khiển và xây dựng hình biểu diễn ( View )
REDRAW Vẽ lại hình biểu diễn trên màn hình ;
ZOOM Phóng to, thu nhỏ hình biểu diễn trên màn hình ;
PAN Trượt hình biểu diễn
VPOINT Xây dựng hình chiếu trục đo theo hướng chiếu chỉ định
DVIEW Quan sát hình chiếu trục đo hoặc phối cảnh biến động theo hướng chiếu hoặc điểm nhìn.
4. Bắt đầu làm việc với AUTOCAD
4.1 Khởi động Auto CAD
* Tìm biểu tượng AutoCAD trên màn hình WINDOWS và kích đúp chuột vào đó để
khởi động phần mềm CAD

* Hoặc kích chuột vào START> PROGRAMS > Auto CAD R14 (hoặc R2004) thì Auto CAD sẽ khởi động.
Sau khi khởi động xuất hiện màn hình CAD như sau:




4.2. Màn hình Auto CAD 2004

Trên màn hình chúng ta cần chú ý một số điểm
1- Vùng đồ họa (Graphis area): là vùng vẽ, vùng con trỏ chữ thập (Cross hair) di chuyển.
2- Dòng lệnh (Command Line) : là nơi vào lệnh từ bàn phím và hiện các dòng nhắc.
3- WCS icon : Biểu tượng véc tơ hệ thống toạ độ. nằm ở góc dưới bên trái của vùng vẽ.
4- Screen Menu : Nằm ở bên phải màn hình, dùng để vào lệnh bằng chuột hoặc bàn phím.
5- Menu Bar : Thanh thực đơn. Khi kích trỏ chuột vào tên của một tiêu lệnh nào đó trên thanh thực đơn, màn hình sẽ hiện ra một thực đơn trải xuống ( Pull - down Menu ). Từ Menu này chọn lệnh bằng cách di trỏ chuột kích sáng tên lệnh sau đó kích trái chuột hoặc nhấn ENTER.

6- Thanh công cụ : Mỗi biểu tượng trên thanh công cụ này đại diện cho một lệnh. Kích trái chuột vào biểu tượng để ra lệnh.

4.3 Mở bản vẽ đã có sẵn trong máy
(hoặc từ đĩa mềm)
* Lệnh từ bàn phím : Command : OPEN
* Lệnh từ Menu : FILE > Open
* Lệnh trên thanh công cụ

4.4. Ghi bản vẽ thành tệp tin ( Lệnh Save, Save As )
* Lệnh từ bàn phím: Command : Save ( Save As )
* Lệnh từ Menu : FILE > Save ( Save As )
* Lệnh trên thanh công cụ :
4.5 - Sử dụng các kí tự điều khiển, các phím gõ tắt

* ESC : Huỷ bỏ lệnh đang thực hiện
* F3 : Bật / Tắt chế độ truy bắt điểm ( Osnap )
* F7 : Bật / Tắt chế độ hiện lưới ( Grid )
* F8 : Bật / Tắt chế độ vẽ thẳng đứng/nằm ngang
* F9 : Bật / Tắt chế độ truy bắt điểm vào nút lưới
Ngoài ra còn một số lệnh có thể gõ tắt :
A = Arc AR = Array C = Circle E = Erase H = Hatch L = Line LA = Layer O = Offset
TR = Trim M = Move MI = Mirror P = Pan PL = Polyline R = Redraw Z = Zoom RO = Rotate
4-6 các phương thức ra lệnh và nhập dữ
liệu trong Auto CAD
Các phương thức ra lệnh:

Có 4 phương thức ra lệnh:

* Gọi từ Pull Down Menu
* Gọi từ Screen Menu
* Ra lệnh từ bàn phím
* Gọi từ biểu tượng trên thanh công cụ

4-6 các phương thức ra lệnh và nhập dữ
liệu trong Auto CAD
Các phương thức nhập dữ liệu:
Thường sử dụng 4 phương thức nhập dữ liệu:

* Nhập theo toạ độ tuyệt đối : X,Y ( hoặc X,Y,Z )
* Nhập theo toạ độ tương đối: @ X,Y ( hoặc @ X,Y,Z )
* Nhập theo toạ độ trụ tương đối: @ Khoảng cách< a < Z
(a : góc quay trong mặt phẳng XY so với trục X )
* Nhập theo toạ độ cầu tương đối : @Khoảng cách < a < b
* Nhập toạ độ điểm bằng chuột : Dùng phương thức truy bắt điểm
với lệnh OSNAP
4-6 các hệ tọa độ trong Auto CAD
* Hệ tọa độ WCS :
Là hệ tọa độ mặc định của CAD, biểu tượng
của hệ tọa độ này luôn xuất hiện ở góc dưới
bên trái màn hình. Hệ tọa độ luôn cố định và
không thể dịch chuyển.( Dùng trong vẽ 2D)
* Hệ tọa độ UCS :
Là hệ tọa độ do người dùng tự định nghĩa, số
lượng không hạn chế và có thể đặt ở bất cứ vị
trí nào . ( Dùng trong vẽ 3D)
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
Việc chuẩn bị và tổ chức bản vẽ được tiến hành theo trình tự sau :
Xác lập đơn vị vẽ ( Lệnh UNIS )
Đặt giới hạn vẽ ( Lệnh LIMITS ; ZOOM )
Tải các nét vẽ ( Lệnh LINETYPE )
Tạo kiểu chữ viết ( Lệnh TEXTYLE )
Tạo lớp vẽ ( Lệnh LAYER )
Vẽ khung bản vẽ, khung tên ( Lệnh LINE )
Đặt tên và lưu bản vẽ ( Lệnh SAVE AS )
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
1 - Xác lập đơn vị vẽ
Menu : FORMAT > UNITS
Comm : Units ?
Đánh dấu vào Decimal
chọn đơn vị đo độ dài
Đánh dấu vào De/Min/sec
chọn đơn vị đo góc
Mở hộp Precision chọn số
lẻ thập phân sau dấu phảy
* Nhấn nút OK để kết thúc lệnh
Chú ý : Lệnh này chỉ phải thực hiện khi mới cài đặt lại máy hoặc khi ta muốn thay đổi lại các thông số đã được cài đặt từ trước
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
2 - đặt giới hạn bản vẽ

Menu : FORMAT > DRAWING LIMITS
Comm : Limits ?
ON/OOF/<0.00,0.00>: ?
Upper right corner<...> : 297,210 ?

Comm : ZOOM ?
All/Center/Dinamic/Extens/Left/Previous/... : All ?
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
3 - tải các nét vẽ

Menu : FORMAT > linetype
Comm : Linetype ?
Nhấn chuột vào nút LOAD để làm xuất hiện hộp thoại chứa các nét vẽ.
Nhấn chuột vào tên loại nét vẽ cần tải ( Chọn nét khuất HIDDEN, và nét chấm gạch CENTER )
Nhấn chuột vào nút OK để kết thúc lệnh
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
4 - tạo kiểu chữ viết cho bản vẽ
Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng 2 kiểu chữ : VnAvant cho chữ thường và VnAvantH cho chữ in hoa
Menu : FORMAT > TEXT STYLe
Comm : Style ?
Nhấn chuột vào nút NEW , đặt tên cho kiểu chữ.
Chọn Font chữ tại cửa sổ Font Name
Định tỉ lệ Rộng/Cao của chữ
Chọn chiều nghiêng của chữ
Nhấn chuột vào nút APPLY để ghi nhận cài đặt
Nhấn nút OK để kết thúc lệnh
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
5 - tạo lớp vẽ
Mỗi lớp vẽ ( Layer) có một đặc tính riêng và không phụ thuộc vào nhau. Một bản vẽ có thể có nhiều lớp vẽ, có thể cho ẩn hoặc hiện trên màn hình một hay nhiều lớp vẽ khác nhau.
Menu : FORMAT > LAYER

chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
5 - tạo lớp vẽ

Trên hộp thoại ta thực hiện các thao tác sau:

Kích chuột vào nút NEW để đặt tên cho lớp vẽ

Đưa trỏ chuột vào? để gán màu cho lớp vừa tạo

Kích chuột vào dòng chữ Continous để chọn nét vẽ

Kích chuột vào nút OK để kết thúc việc tạo lớp
chương 2
các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
6 - Các phương thức truy bắt điểm
Các đối tượng mà Auto CAD có thể truy bắt điểm được là :
Line, Pline, Spline : điểm đầu, điểm giưã.
Circle, Ellipse : Tâm, Góc 1/4
Arc : Các điểm đầu, điểm gĩưa, tâm, điểm góc 1/4
Có 2 phương thức truy bắt điểm thường dùng :
* Truy bắt điểm tức thời :
Kích chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ vị trí mà ta muốn truy bắt điểm :


các lệnh chuẩn bị và tổ chức bản vẽ
6 - Các phương thức truy bắt điểm
* Truy bắt điểm thường trú :
Menu : TOOLS > Drafting Setting> Ob.snap
Xuất hiện hộp thoại Os. Setting
để ta chọn lựa.

Chú ý : Muốn tắt/mở chế độ truy
bắt điểm thường trú nhấn phím
F3.
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
1 - lệnh line : Vẽ đường thẳng
Menu : DRAW > Line
Comm : Line ?
From point : Cho điểm bắt đầu
To point : Cho điểm tiếp theo
To point : Cho điểm tiếp theo hoặc nhấn Enter để kết
thúc lệnh
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
Ví dụ: Vẽ tam giác đều mỗi
cạnh dài 60 mm. Hinh 3.2
Command: Line ?
From point: 100, 120 ? (P1)
To point: @ 60 < 60 ? (P2)
To point: @ 60 < - 60 ? (P3)
To point: C ?
To point: ?
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
2 - lệnh pline : Vẽ đường đa tuyến
Menu : DRAW > Polyline
Comm : Pline ?
From point : Cho điểm bắt đầu
Curent line width is 0.0000 < bề rộng hiện thời là 0 > : ?
Arc/ Close/ Halfwit / Leng / Undo / Width/ < End point of line >:

Các lựa chọn để vẽ như sau:

chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
2 - lệnh pline : Vẽ đường đa tuyến
* Chọn ARC : chuyển từ vẽ đường thẳng sang vẽ cung tròn nối tiếp
Nếu chọn ARC sẽ xuất hiện dòng nhắc như sau:
Angle / CEnter / Close / Direction / Halfwidth / Line / Radius / Second point / Undo / Width / < End point of arc >:
- Chọn A : cho góc ôm của cung tròn
- Chọn CE: cho tâm cung tròn
- Chọn CLOSE: đóng kín đa tuyến lại
- Chọn L : quay về vẽ đoạn thẳng
- Chọn R : cho bán kính cung tròn.
- End point: Cho toạ độ điểm cuối của cung
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
2 - lệnh pline : Vẽ đường đa tuyến
Chọn CLOSE : đóng kín đa tuyến lại

Chọn LENGTH : để vẽ đoạn thẳng có chiều dài được đưa vào và có cùng độ nghiêng với đoạn thẳng trước đó. Nếu trước đó là cung tròn thi đoạn thẳng mới tiếp xúc với cung tròn đó.

Chọn WIDTH : chỉ định bề rộng nét vẽ cho đoạn tiếp theo.
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
Ví dụ 2 : Vẽ mũi tên
Command: pline ?
From point: 50,50 ?
Current line width is 0.0000 < bề rộng hiện thời là 0 >
Arc / Close / Length / Undo / Width / < End point of line >: W ?
Starting width <0.00> : 3 (cho cỡ nét bắt đầu)
Ending width <0.00> : 3 (cho cỡ nét kết thúc)
Arc / Close / Length / Undo / Width / < End point of line >: @50,0 ?
Arc / Close / Length / Undo / Width / < End point of line >: W ?
Starting width <3.00> :10 (cho cỡ nét bắt đầu)
Ending width <3.00> : 0 (cho cỡ nét kết thúc)
Arc/Close/ Length/Undo/ Width / < End point of line >: @30,0 ?
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản

3. Lệnh rectangle:
� ACAD R14 ACAD R 2004
Menu DRAW >Rectangle DRAW> Rectangle
Comm. Rec ? Rec ?
Xuất hiện dòng nhắc với các lựa chọn khác nhau:
Chamfer/Elevation/Fillet/Thikness/Width:
+ Chamfer:
+ Fillet:
+ Width:Vẽ hinh chư nhật có chiều dày nét vẽ khác 0
Vẽ hình chữ nhật
Vẽ hình chữ nhật bị vát góc
Vẽ hình chữ nhật bị vê tròn góc
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
4. Lệnh Circle: Vẽ đường tròn
Menu DRAW > Circle
Comm Circle ? (C)
3P/2P/TTR/ < Center point >:
Lệnh Circle cho phép vẽ đường tròn theo các cách:
* Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính.
* Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm (3P).
* Vẽ đường tròn đi qua hai đầu mút của đường kính (2 P)
* Vẽ đường tròn tiếp xúc với đoạn thẳng hoặc đường tròn (TTR)
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
5. Lệnh ARC: Vẽ cung tròn
Menu DRAW > Arc
Comm. A ?
Cung tròn được vẽ theo các cách sau:
* Vẽ cung tròn qua 3 điểm:(3 point)
* Vẽ cung tròn biết điểm đầu, tâm, điểm cuối (Start, Center, End):
* Vẽ cung tròn biết điểm đầu, tâm, góc ôm (Start, Center, Angle):
* Vẽ cung tròn biết điểm đầu, điểm cuối, bán kính: (Start, End, Radius):
* Vẽ cung tròn biết điểm đầu, điểm cuối, góc ôm (Start, End, Angle):
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
6. Lệnh Polygon

Menu DRAW > Polygon
Comm. Polygon ? (Pol)
Lựa chọn các dòng nhắc sau:
Number of side <4 >: cho số cạnh đa giác cần vẽ.
Edge/< Center of polygon >: cho tâm P, nếu gõ
Enter
cho độ dài cạnh , nếu gõ E
chương 3
các lệnh vẽ 2d cơ bản
7. Lệnh Ellipse:
Menu DRAW > Ellipse
Comm. Ellipse ?
/Center:
ACAD đưa ra nhiều cách vẽ elíp như sau:
+ Vẽ elíp bằng cặp bán trục chính
Cho tọa độ hai đầu mút của trục thứ nhất và tọa độ đầu mút trục thứ hai
+ Vẽ elip bởi tâm và 2 bán trục
Cho tâm Elip, tọa độ đầu mút của trục 1 và trục 2
chương 4
các lệnh hỗ trợ thiết kế
1.Lệnh OFFSET: Vẽ đường thẳng // với đ. thẳng có trước
Menu MODIFY > Offset
Comm. Offset ?
Offset Distance or Through: Nhập khoảng cách vào đây
Select Object: Chọn đối tượng chuẩn - chọn xong nhấn Enter
Seite to Offset: nháy chuột trái vào hướng cần vẽ
chương 4
các lệnh hỗ trợ thiết kế
2.Lệnh ERASE: Xóa bỏ đối tượng
Menu MODIFY > Erase
Comm. Erase ?
Select Object: Chọn đối tượng cần xóa bằng cách nháy chuột trái vào đối tượng đó - chọn xong nhấn Enter
chương 4
các lệnh hỗ trợ thiết kế
2.Lệnh COPY: Sao chép đối tượng
Menu MODIFY > Copy
Comm. Copy ?
Select Object: Chọn đối tượng cần sao chép bằng cách nháy chuột trái vào đối tượng đó - chọn xong nhấn Enter
chương 4
các lệnh hỗ trợ thiết kế
2.Lệnh MOVE: Di chuyển đối tượng
Menu MODIFY > Move
Comm. Move ?

Select Object: Chọn đối tượng cần di chuyển bằng cách nháy chuột trái vào đối tượng đó - chọn xong nhấn Enter
Base point: nháy chuột trái chọn điểm bắt đầu
Second point: dùng chuột mang đối tượng tới vị trí mới.Nháy chuột trái để kết thúc
chương 4
các lệnh hỗ trợ thiết kế
2.Lệnh TRIM: Cát bỏ một phần đối tượng
Menu MODIFY > Trim
Comm. Trim ?

Select Object: Chọn đối tượng nằm vắt qua vị trí cần cắt bằng cách nháy chuột trái vào đối tượng đó - chọn xong nhấn Enter
Select Object to trim: nháy chuột trái vào đọan cần cắt bỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Điền
Dung lượng: 333,41KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)