Nghiep vu sp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan | Ngày 01/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: nghiep vu sp thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
L?P C12ST01
DANH SÁCH NHÓM 3
1.Nguyễn Thị Hằng Nhung
2.Võ Ngọc Hồng Nhung
3.Trần Thị Hoài Phong
4.Nguyễn Thị Thơm
5.Dương Phạm Ngọc Diễm
6.Trần Văn Cảnh
7.Nguyễn Thị Loan
2.3 Phương pháp học tập, nghiên cứu tại nhà

2.3.1 Nắm vững khái niệm khoa học
Khái niệm khoa học là gì?
- Là quá trình học tập mà các nghiêm cứu của giáo sinh trường CĐSP thường diễn ra theo trình tự : Biết – hiểu – hành – sáng tạo
* Biết là gì?
- Là nắm được các thuộc tính có sẵn của đối tượng và sử dụng nó bằng kinh nghiệm của người khác truyền lại theo phương pháp bắt chiếc.
* Hiểu là gì?
- Là phải nắm được bản chất, cấu tạo và nguyên lý vận hành của đối tượng.
- Là khả năng phân tích tổng hợp, xử lý, giải mã các thông tin thu được để giải quyết vấn đề đặt ra.
* Hành là gì?
- Là một khâu quan trọng trong lôgic của quá trình nhận thức.
- Là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để làm ra một sản phẩm theo những yêu cầu nhất định hoặc giải quyết một vấn đề do thực tiễn đặt ra.
* Sáng tạo là gì?
- Là tìm ra cái mới mà trước đó mọi người chưa biết
- Là mục đích tối cao của quá trình học tập, nghiên cứu của con người.
* Kết luận:
Giữa Biết – hiểu – hành – sáng tạo có một mối liên hệ mật thiết với nhau:
Biết thì mới tìm hiểu
Hiểu thì mới có thể thực hành
Thực hành thành thao thì ta mới có thể sáng tạo.
Muốn sáng tạo đạt tới đỉnh cao thì chúng ta phải có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, khoa học.
 Từ “biết” đến “hiểu” rồi “hành” và vươn tới sáng tạo.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu

Páplốp viết : “Hãy ngiên cứu từ chữ a,b,c của các khoa học trước khi định vượt qua những đỉnh cao của nó”. Hải Thượng Lãn Ông đã nói : “Núi cao chót vót cũng phải bắt đầu từ những sọt đất”.
Xây dưng kế hoạch học tập nghiên cứu là việc làm rất có ý nghĩa ở bậc đào tạo cao đẳng, đại học, nhất là môi trường sư phạm.
Muốn đạt được năng suất cao trong quá trình học tập nghiên cứu ở trường CĐSP giáo sinh cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau : chất lượng bài giảng của giáo viên, giáo trình, tài liệu tham khảo, các đồ dùng thực hành nghiệp vụ, nơi ăn ở trong ký túc xá, các phương tiện vui chơi giải trí..
Tính phức tạp trong khi thực hiện hoạt động học tập, nghiên cứu của giáo sinh không chỉ vì sự có mặt của nhiều bộ môn khoa học trong chương trình đào tạo mà điều quan trọng là làm thế nào để phát huy được nội lực của bản thân, phát triển được năng lực tổng hợp để có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực “vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Để xây dựng được kế hoạch học tập, nghiên cứu của bản thân trong thời gian đào tạo ở trường CĐSP, giáo sinh phải có năng lực tổ chức các hoạt động.
Một kế hoạch học tập, nghiên cứu được xem là hợp lý bao gồm ba giai đoạn:
_ Lập kế hoạch
_Thực hiện kế hoạch
_Kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm
Việc xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu có thể phân thành 3 bước :
_ Bước 1: giáo sinh cần đều tra cơ bản về bản thân mình thông qua phương pháp tự quan sát, tự đánh giá, kết hợp với sự nhận xét của thầy giáo, bạn bè, tập thể để xác định tiềm năng của mình : những mặt mạnh, các mặt yếu, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động học tập, nghiên cứu.
_Bước 2: giáo sinh cần phân tích kĩ các yêu cầu của nhiệm vụ học tập, nghiên cứu được giao, đối chiếu với khả năng của bản thân, trên cơ sở đó dự kiến các mục tiêu, nội dung của kế hoạch, kèm theo sự lựa chọn các phương pháp, phương tiện thực hiện một cách phù hợp.
Bước 3: giáo sinh cần tranh thủ các ý kiến đóng góp của thầy giáo, bạn bè trong lớp Và chi đoàn, nhất là những cán bộ đoàn và hội sinh viên. Chắt lọc những ý kiến bổ ích, phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan của bản thân để hoàn thiện bản kế hoạch của mình và đưa vào thực hiện.
2.3.3Tổ chức tốt nơi học tập và nghiên cứu
Nhà giáo dục nổi tiếng N.K dã nói:”cần phải xem xét trong những điều kiện nào có thể học tập đạt kết quả”. điều đó nhắc nhở giáo sinh phải biết tổ chức học tập,nghiên cứu một cach khoa học và ngiêm túc.bởi vì đặc thù của lao động trí óc là phải có sự tập trung tư tưởng cao trong lúc làm việc.muốn thế phải tạo ra một môi trường thuận lợi cả không gian và thời gian.nơi học tập phải đầy đủ ánh sang,màu sắc phải dịu dàng.không khí thoáng mát am thanh yên tĩnh,phương tiện phải đầy đủ và được sắp xếp gọn gang.
 
Hiện nay ở các trường CĐSP điều có kí túc xã dành cho giáo sinh nội trú tại trường. trung bình 6-8 em một phòng với những tiện ngi tương đối đầy đủ.tuy nhien cũng còn ít khó khăn.hạn chế xẩy ra nhiều nhất là thực hiện nội quy trong phòng chưa tốt.hiện tượng tiếp khách vào giờ tự học đã ngây ra những hình ảnh xấu đến mọi người xung quanh.
Cở sở vật chất của các trường CĐSP hiện nay khá tốt.ngoài kí túc xa còn có giảng đường,thư viện…giáo sinh cần tận dụng nơi đó để tự học.nhưng dù học ở đâu yếu tố quyết định vẫn là ý thức tự giác.tinh thần sẵn sang làm việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trong phong trào học tập nghiên cứu ở các trường CĐSP đoàn thanh niên hội sinh viên cần đứng ra tổ chức,quản lý…của giáo sinh. Đong chí phạm văn đồng đã nói ‘trang bị một phương pháp tốt vho thanh niên là môt việc lớn mà trường đại học chưa làm được hoặc làm chưa tốt,vì nhiều lẽ lắm.trường đại học không phải là nơi chỉ dạy một sồ kiến
2.3.4 Học tập, nghiên cưu, cách nghỉ ngơi hợp lý:

- Tính đặc thù của lao động trí óc nói chung nhà giáo nói riêng suy nghỉ nhiều giờ để thể hiện một giờ dạy.
-Tận dụng nhiều thời gian ngoài sự quản lý của nhà nước trong bất kì hoàn cảnh nào: sáng, trưa, nghỉ nghơi,…
Lao động trí óc là thứ lao động nặng nhọc, tốn nhiều năng lượng thần kinh, giáo sinh phải biêt nghỉ ngơi hợp lí trong quá trình học tập và nghiên cứu trong thời gian tự học.
-Một số nghiên cứu về sinh lý cho thấy có nhiều hình thức nghỉ ngơi hợp lý và hiệu quả về trí óc
Là:
+ Đang học toán chuyển qua văn, sử,…
+ Đang đọc sách chuyển qua báo, đánh cờ,…
Tranh thủ được thời gian là tranh thủ được tất cả.
-Nên tận dụng thời gian, làm việc liên miên nhiều giờ, tránh lảng phí thời gian.
Mục đích: nhằm tạo ra một trạng thái tinh thần sảng khoái, vui tươi để tiếp tục làm việc hiệu quả.
Đầu tiên:
-Hiệu trưởng trường đại học tổng hợp maxcova đã khuyên” hãy gìn giữ sức khỏe tinh thần sao cho đừng để nó mệt rả rời, vì quá sức hoặc thoải mái không điều độ và sao cho tinh thần không bị trào lên, không cảm thấy chán ngán nhưng điều đáng lẽ ra được co là những trò tiêu khiển bồ ích như nghỉ ngơi đúng cách hoặc hoạt động thân thể quá độ sức mạnh tinh thần cũng như sức mạnh thể chất được phục hồi lại, sống động lên và tạo ra khả năng nghiên cứu khoa học đạt được nhiều thành tích
2.4 Việc tổ chức học tập, nghiên cứu tập thể

Học tập, nghiên cứu tập thể là rất quan trọng, nhưng nó chỉ có tác dụng khi được dựa trên cơ sở sự nỗ lực suy nghĩ của mỗi cá nhân, đồng thời làm tốt những yêu cầu cơ bản sau đây:
+Cùng nhau giải quyết những khó khăn trong học tập, nghiên cứu khi những khó khăn đó chưa cần đến sự giúp đỡ của giảng viên.
+Cùng nhau xóa được tính tự kiêu hoặc tự ti và chứ ý đến việc nâng cao chất lượng của các hình thức học tập, nghiên cứu tập thể.
+Mạnh dạn trao đổi, thảo luận, phân tích để hiểu rõ vấn đề nêu ra.
+Có ý thức chuyển dần từ hình thức học tập, nghiên cứu tập thể sang hình thức sinh hoạt khoa học tập thể.
2.4.1 Việc học tập, nghiên cứu theo nhóm, tổ.
Khái niệm nhóm và tổ:
- Nhóm là một tập thể nhỏ, có từ 2 – 4 người. Nội dung học nhóm là giải pháp cho nhau những vấn đề còn vướng mắc, kiểm tra lẫn nhau những điều đã nắm được sau khi học cá nhân, thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài, vạch phương hướng giải quyết những bài tập khó.
- Tổ là một đơn vị cơ sở, có số lượng từ 10 đến 15 tổ viên. Tổ có trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy chế đào tạo, nội quy nhà trường đồi với các tổ viên và cùng nhau rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu.
Các hình thức tiến hành học tập, nghiên cứu:
- Giao cho một số cá nhân chuẩn bị từng chuyên đề, hoặc lập bảng tồng kết học phần,…
- Tổ có thể mời giảng viên xuống đi sâu phân tích, trình bày những vấn đề mà giáo sinh quan tâm, hứng thú tìm hiểu.
Lưu ý:
- Phải duy trì được nề nếp sinh hoạt đều đặn hàng tuần, hàng tháng kết hợp sinh hoạt tư tưởng, phê bình góp ý, giúp đỡ lẫn nhau. Trong tổ cần có cán sự bộ môn.
- Việc học tập tổ, nhóm không thể thay thế việc học tập, nghiên cứu cá nhân.
- Cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung lẫn phương pháp để nhóm, tổ đạt hiệu xuất cao.
2.4.2 Học tập,nghiên cứu theo hình thức xêmina
Xêmina là một hình thức học tập, nghiên cứu rất thích hợp với phương pháp học tập, nghiên cứu ở bậc cao đẳng, đại học vì nó phát huy được tính tích cực hoạt động cuả giáo sinh và phương pháp đào tạo của nhà trường, có tác dụng phát triển trí tuệ và hình thành phương pháp làm việc khoa học cho giáo sinh.
Mục đích: làm cho giáo sinh có ý thức tự giacstimf tòi, nghiên cứu các giải pháp theo một quan điểm khoa học nhất định đã được giảng viên phân công,hướng dẫn đi sâu đối với môt vấn đề nào đó. Điều quan trọng là trong quá trình chuẩn bị, giáo sinh phải nhận thức được sự đúng sai của các quan điểm khác nhau.
Để đảm bảo chất lượng của hình thức học tập, nghiên cứu xeemina, giáo sinh cần làm tốt một số yêu cầu sau:
+ Phải làm cho các thành viên tham gia nhận thức được một cách đầy đủ, rõ ràng mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành xêmina
+ Có kế hoạch phân công cụ thể, chi tiết cho từng cá nhân hoặc nhóm, tổ chuẩn bị từng khía cạnh của nội dung
+ Các thành viên được giao nhiệm vụ phải chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo bằng vă bản các nội dung cần thiết
+ Mọi thành viên tham gia xeemina phải có ý thức kết hợp chặt chẽ việc tổ chức xêmina với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: viết, nói, diễn đạt, trình bày…
Tổ chức học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina
- Đúng nghĩa của nó thì không những tạo ra sự hứng thú, say mê nghiên cứu tìm hiểu chân lý mà còn có tác dụng dẫn đến sự sáng tạo những phương pháp, cách làm hay để thực hiện lòng ham muốn, đồng thời qua xêmina giáo sinh có thể xây dựng cho mình một phẩm chất quý giá, đó là sự nhận thức đi từ lý luận đến thực tế.
- Làm cho giáo sinh quen cách cư xử bình đẳng với mọi người, kể cả với thầy giáo và qua đó giáo sinh sẽ nhận ra sức mạnh lớn nhất trong khoa học là bằng chứng và sự kiện dẫn đến chân lý.
- Làm cho giáo sinh trưởng thành cả về lập trường khoa học lẫn tinh thần đấu tranh phê và tự phê, ý chí kiên trì, bền bỉ, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đặc biệt là phẩm chất trung thực với kết quả và mọi người.
2.4.3 Học tập,nghiên cứu theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học
Sinh hoạt câu lạc bộ khoa học là một hình thức học tập, nghiên cứu có tác dụng mở rộng và đi sâu tìm hiểu một vấn đề nào đó trong chương trình đào tạo. nó giúp giáo sinh nắm vững những nội dung cần thiết thông qua những dẫn chứng minh họa hấp dẫn, sinh động. đồng thời đem đến cho giáo sinh những hiểu biết mới mẻ và thực tế.
Mục đích:
+ nội dung sinh hoạt câu lạc bộ phải phù hợp với chương trình đào tạo, thể hiện tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
+ các vấn đề đưa ra trao đổi cần chuẩn bị kĩ lưỡng, có hàm lượng trí tuệ và thông tin chất lượng cao.
+ phải chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nghề nghiệp đối với các thành viên tham dự ngay từ khi lựa chọn nội dung và nghệ thuật thể hiện.
+ những người tham dự phải có thái độ đúng đắn và khoa học: nghiêm túc theo dõi, ghi chép cẩn thận, góp ý xây dựng, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ.
+có ý thức tích hợp việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học: lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức, hình thức thể hiện.
+ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên trong nhà trường nên mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học để vận động, thu hút đông đảo giáo sinh tham gia.
Một số trường CĐSP đã vận dụng hình thức học tâp, nghiên cứu tập thể thông qua phương pháp tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, hình thức học tập, nghiên cứu này vẫn chưa được áp dụng rông rãi và duy trì đều đặn với nhiều lí do khác nhau.
2.4.4 Vai trò của lớp và chi đoàn thanh niên, chi hội sinh viên trong hoạt động học tập, nghiên cứu

*Lớp, chi đoàn thanh niên,chi hội sinh viên là những tổ chức cơ sở trong hệ thống trường CĐSP, có nhiệm vụ thực hiện, triển khai mọi chủ trương, biện pháp về công tác đào tạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên nhà trường.
*Các tổ chức này phải xác định mục đích rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm cao, đề ra những yêu cầu cụ thể, chặt chẽ với các thành viên, đồng thời phải nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, đảm bảo quyền lợi bình đẳng đối với các thành viên trong đơn vị.
*Trên cơ sở nắm vững mục tiêu đào tạo của nhà trường, các giáo sinh phải có ý thức xây dựng lớp, chi đoàn, chi hội thành những tập thể sư phạm lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong mọi mặt của cuộc sống, coi đó là một gia đình của những người cùng lứa tuổi, cùng ngành nghề, cùng chí hướng, phấn đấu cho sự nghiệp gieo trồng những hạt mầm văn hóa trên quê hương đất nước.
*Muốn vậy, nhà trường phải thường xuyên duy trì phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp.
*Bác Hồ đã căn dặn thanh niên: “phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do. Luôn luôn trao dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ”.

Bài học đến đây kết thúc.
Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi!
Chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)