Nghien cuu phuong phap ap dung CLT vao giang day tieng Anh
Chia sẻ bởi Phạm Thị Lan Hương |
Ngày 11/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Nghien cuu phuong phap ap dung CLT vao giang day tieng Anh thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực như: khoa học, thương mại, công nghệ thông tin,....Vì vậy tiếng Anh đã trở thành một trong những môn học chủ đạo ở các cấp học của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác không đơn thuần là một phương tiện giao tiếp hay một “công cụ làm ăn” như nhiều người quan niệm mà nó có tầm chiến lược mang tính giáo dục cao. Ngoại ngữ được coi là môn văn hoá cơ bản như những môn học khác (theo thuyết tiền định năm 1968 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký và các thông tư hướng dẫn thực hiện sau đó). Vì là môn văn hoá cơ bản nên kiến thức, kỹ năng, thái độ lĩnh hội được là một phần không thể thiếu trong hành trang văn hoá của một học sinh, sinh viên. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam cho thấy học sinh sau nhiều năm học tiêng Anh vẫn không có khả năng nói tiếng Anh thành thạo. Từ thực tế trên tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được mục đích là: không chỉ cung cấp cho học sinh có kiến thức vững chắc về mặt từ vựng và ngữ pháp mà điều quan trọng hơn là giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp thành công.
Với yêu cầu đó thì phương pháp dạy học tiếng Anh thông qua giao tiếp (Communicative language teaching _ CLT) là khả thi vì phương pháp này có các đặc điểm nổi bật sau: Ngôn ngữ là hệ thống diễn đạt ngữ nghĩa; chức năng cơ bản của ngôn ngữ là tương tác và giao tiếp; cấu trúc của ngôn ngữ phản ánh cánh dùng mang tính chức năng và giao tiếp của nó; các đơn vị ngôn ngữ cơ bản không chỉ là những đặc điẻm mang tính cấu trúc ngữ pháp mà còn bao hàm cả ngữ nghĩa mang tính chức năng và giao tiếp (Richar & Rorger, 1986)
Qua quá trình đi thực tế tại trường THPT Tô Hiệu ở thị xã Sơn La chúng tôi nhận thấy việc dạy tiếng Anh cho học sinh các khối học đặc biệt là khối lớp 11 vẫn chưa áp dụng được đường hướng giao tiếp (CLT) vào dạy và học. Đây chính là lí do khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu việc áp dụng đường hướng giao tiếp _ CLT _ cho học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu thị xã Sơn La: Khó khăn và giải pháp”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề sau:
* Tìm hiểu và phân tích những khó khăn trong việc áp dụng CLT cho học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu thị xã Sơn La
* Đề tài đưa ra hướng khắc phục khó khăn dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Đây là mục đích quan trọng của đề tài.
III. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Những khó khăn trong việc áp dụng CLT đối với học sinh khối lớp 11 trường THPT Tô Hiệu là gì?
2. Biện pháp khắc phục khó khăn?
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để trả lời cho những câu hỏi này một số phương pháp sau đã được tiến hành:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Những tài liệu bao gồm sách giáo khoa tiếng Anh lớp11 và các tài liệu liên quan.
2. Câu hỏi điều tra (xem phần phụ lục)
3. Phỏng vấn (xem phần phụ lục)
4. Quan sát.
V. Giới hạn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu - thị xã Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: khó khăn trong việc áp dụng CLT và cách khắc phục.
VI. Đóng góp của đề tài:
Kết quả của đề tài có thể giúp cải thiện thực trạng dạy và học tại trường THPT Tô Hiệu, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung của cả nước đạt kết quả cao.
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trong chương này, những vấn đề nghiên cứu sẽ được đề cập tới bao gồm:
1.1. Đường hướng giao tiếp là gì (What is CLT)?
1.1.1. Định nghĩa đường hướng giao tiếp (Definition of CLT)
1.1.2. Đặc điểm của đường hướng giao tiếp (Characteristics of CLT)
1.1.3 Quy tắc của đường hướng giao tiếp (Principles of CLT)
1.2. So sánh giữa đường hướng giao tiếp và phương pháp truyền thống (Grammar Translation Method - GTM) (Comparision between CLT and GTM)
1.3. Điều kiện áp dụng đường hướng giao tiếp (Comditions for the application of CLT)
1.4. Tiếng Anh được coi như một ngoại ngữ
I. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực như: khoa học, thương mại, công nghệ thông tin,....Vì vậy tiếng Anh đã trở thành một trong những môn học chủ đạo ở các cấp học của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác không đơn thuần là một phương tiện giao tiếp hay một “công cụ làm ăn” như nhiều người quan niệm mà nó có tầm chiến lược mang tính giáo dục cao. Ngoại ngữ được coi là môn văn hoá cơ bản như những môn học khác (theo thuyết tiền định năm 1968 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký và các thông tư hướng dẫn thực hiện sau đó). Vì là môn văn hoá cơ bản nên kiến thức, kỹ năng, thái độ lĩnh hội được là một phần không thể thiếu trong hành trang văn hoá của một học sinh, sinh viên. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam cho thấy học sinh sau nhiều năm học tiêng Anh vẫn không có khả năng nói tiếng Anh thành thạo. Từ thực tế trên tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được mục đích là: không chỉ cung cấp cho học sinh có kiến thức vững chắc về mặt từ vựng và ngữ pháp mà điều quan trọng hơn là giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp thành công.
Với yêu cầu đó thì phương pháp dạy học tiếng Anh thông qua giao tiếp (Communicative language teaching _ CLT) là khả thi vì phương pháp này có các đặc điểm nổi bật sau: Ngôn ngữ là hệ thống diễn đạt ngữ nghĩa; chức năng cơ bản của ngôn ngữ là tương tác và giao tiếp; cấu trúc của ngôn ngữ phản ánh cánh dùng mang tính chức năng và giao tiếp của nó; các đơn vị ngôn ngữ cơ bản không chỉ là những đặc điẻm mang tính cấu trúc ngữ pháp mà còn bao hàm cả ngữ nghĩa mang tính chức năng và giao tiếp (Richar & Rorger, 1986)
Qua quá trình đi thực tế tại trường THPT Tô Hiệu ở thị xã Sơn La chúng tôi nhận thấy việc dạy tiếng Anh cho học sinh các khối học đặc biệt là khối lớp 11 vẫn chưa áp dụng được đường hướng giao tiếp (CLT) vào dạy và học. Đây chính là lí do khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu việc áp dụng đường hướng giao tiếp _ CLT _ cho học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu thị xã Sơn La: Khó khăn và giải pháp”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề sau:
* Tìm hiểu và phân tích những khó khăn trong việc áp dụng CLT cho học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu thị xã Sơn La
* Đề tài đưa ra hướng khắc phục khó khăn dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Đây là mục đích quan trọng của đề tài.
III. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Những khó khăn trong việc áp dụng CLT đối với học sinh khối lớp 11 trường THPT Tô Hiệu là gì?
2. Biện pháp khắc phục khó khăn?
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để trả lời cho những câu hỏi này một số phương pháp sau đã được tiến hành:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Những tài liệu bao gồm sách giáo khoa tiếng Anh lớp11 và các tài liệu liên quan.
2. Câu hỏi điều tra (xem phần phụ lục)
3. Phỏng vấn (xem phần phụ lục)
4. Quan sát.
V. Giới hạn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11 trường THPT Tô Hiệu - thị xã Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: khó khăn trong việc áp dụng CLT và cách khắc phục.
VI. Đóng góp của đề tài:
Kết quả của đề tài có thể giúp cải thiện thực trạng dạy và học tại trường THPT Tô Hiệu, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung của cả nước đạt kết quả cao.
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trong chương này, những vấn đề nghiên cứu sẽ được đề cập tới bao gồm:
1.1. Đường hướng giao tiếp là gì (What is CLT)?
1.1.1. Định nghĩa đường hướng giao tiếp (Definition of CLT)
1.1.2. Đặc điểm của đường hướng giao tiếp (Characteristics of CLT)
1.1.3 Quy tắc của đường hướng giao tiếp (Principles of CLT)
1.2. So sánh giữa đường hướng giao tiếp và phương pháp truyền thống (Grammar Translation Method - GTM) (Comparision between CLT and GTM)
1.3. Điều kiện áp dụng đường hướng giao tiếp (Comditions for the application of CLT)
1.4. Tiếng Anh được coi như một ngoại ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Lan Hương
Dung lượng: 246,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)