NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO

Chia sẻ bởi Huỳnh Tấn Liễu | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

GVHD: NCS. DƯƠNG HUY CẨN
SVTH: LÊ VĂN CHÁNH

ĐỒNG THÁP, NĂM 2008
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 NÂNG CAO
PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU
Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiều lĩnh vực như: Lương thực thực phẩm, may mặc, sức khỏe, an ninh quốc phòng...
Và Hoá học là môn học thực nghiệm kiến thức hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống có khả năng phát huy sự hiểu biết của học sinh đối với thế giới bên ngoài cho HS nếu GV biết khai thác mọi tình huống dạy học, đặc biệt là thông qua việc xây dựng và xử lý hệ thống BT hoá học thực tiễn.

PHẦN MỞ ĐẦU
BT hoá học thực tiễn giúp cho HS hiểu sâu thêm kiến thức, có thể mở rộng tri thức, rèn khả năng tư duy, tính kiên nhẫn trong việc giải BT.. và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên, hiện nay trong chương trình Hóa học phổ thông các bài tập thực tiễn chưa nhiều, nội dung chưa phong phú. Nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Vì vậy học sinh chỉ hiểu kiến thức đã học một cách máy móc không vận dụng được vào thực tế cuộc sống dẫn đến không nắm vững được kiến thức.

PHẦN MỞ ĐẦU
 Mục tiêu của đề tài:
Phát triển một số NLTD của HS thông qua việc giải các BTHHHC lớp 9 THCS nhằm giúp học sinh học tốt hơn và góp phần cho việc giảng dạy BTHHHC lớp 9 có hiệu quả hơn.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích các bài trong chương V, VI SGK Hóa học 10 nâng cao để nêu ra các kiến thức liên quan đến đời sống.
Nghiên cứu các dạng bài tập thực tiễn sử dụng trong chương V, VI hoá học lớp 10
Thiết kế một số giáo án sử dụng bài tập thực tiễn
 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu SGK Hóa học 10 và các tài liệu có liên quan
Nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm các bài tập thực tiễn.
 Đối tượng nghiên cứu:
Các bài học trong chương V, VI SGK hóa học 10 nâng cao.
 Giả thuyết khoa học:
Nghiên cứu đề tài hoàn thành sẽ góp thêm tài liệu tham khảo cho GV, HS trung học phổ thông và sinh viên cao đẳng, đại học



PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin.
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn.
Nguyên lý giáo dục, hệ thống giáo dục Việt Nam.
Điều 23 luật giáo dục ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản về hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Việc liên hệ giữa kiến thức trên lớp với đời sống, thực tiễn đảm bảo được nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.”
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Bài tập hóa học:
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm vững được một tri thức hay kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng.
BTHH có vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ trí dục, đức dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
Tác dụng trí dục:
Tác dụng đức dục:
Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp:
BTHH được phân chia theo nhiều cách khác nhau chủ yếu dựa vào các cơ sở phân loại khác nhau như: Dựa vào chủ đề, dựa vào khối lượng kiến thức, dựa vào nội dung bài tập, …

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

BÀI TẬP THỰC TIỄN:
BT vận dụng thực tiễn là các BT có liên quan đến kiến thức thực tế. Dạng BT này giúp HS nắm vững lí thuyết và vận dụng kiến thức hóa học đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học.
Các loại bài tập thực tiễn :
+ Hoá học với vấn đề lương thực, thực phẩm
+ Hoá học với vấn đề sức khoẻ con người
+ Hoá học với vấn đề môi trường





THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY:
Coi trọng lý thuyết mà xem nhẹ việc vận dụng lý thuyết đó vào đời sống.
Chương trình Hóa học phổ thông các bài tập thực tiễn chưa nhiều, nội dung chưa phong phú.
Nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp.






PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Kiến thức chương
Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của các nhóm halogen và nhóm oxi
Các kiến thức khai thác vận dụng thực tiễn
Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của các đơn chất
Tính chất vật lí, tính chất hóa học của các hợp chất
Ứng dụng của các đơn chất và hợp chất trong thực tiễn

PHẦN NỘI DUNG
Chương II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
PHẦN NỘI DUNG
Chương II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
Các dạng bài tập thực tiễn vận dụng trong dạy hóa học
Kiến thức hóa học giải thích thực tiễn: bài tập này đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức được học trong trường để giải thích cho thực tiễn.
Thực tiễn minh họa cho hóa học: vận dụng hiện hượng thực tế để hiểu thêm kiến thức hóa học đã học ở trường.
Sưu tầm một số BTTT








PHẦN NỘI DUNG
Chương II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC.
Trong hình thành kiến thức mới:
+Nguyên tố: Khái niệm, tính chất vật lí, tính chất hóa học.
+Đơn chất : Tính chất vật lí, tính chất hóa học.
+Hợp chất: Tính chất hóa học.
Trong bài tập củng cố:
Bài tập lí thuyết:
Ở bài 36: Iot ta có thể sử dụng bài tập sau:
Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dung kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trìn này và viết phương trình hóa học (nếu có).
HD: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dd KI không màu, thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI giải phóng ra I2, khi I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh.
Cl2 + 2KI → KCl + I2

 Thông qua BT trên, học sinh sẽ củng cố được phản ứng điều chế I2 và nhớ lại tính chất hóa học của halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dd muối của nó. Đồng thời, học sinh còn biết thêm cách để nhận biết I2 sinh ra. Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nên việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là cần thiết nhưng việc xử lí nước nếu dùng dư clo thì sẽ gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy có thể sử dụng cách trên để kiểm tra nồng độ clo dư trong nước sinh hoạt hàng ngày của gia đình để đảm bảo sức khỏe.

Bài tập tính toán:
Ở bài 36: Iot ta có thể sử dụng bài tập sau:
Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I2 rồi bay hơi, nhất là khi có mặt nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối, hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng, KI trong muối ăn sẽ mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta hạn chế hàm lượng muối trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ) bằng cách cho thêm chất ổn định iot như Na2S2O3. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng.
a). Tính lượng nước tối đa cho phép có trong một tấn muối iot theo tiêu chuẩn trên.
b). Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu ăn nhằm hạn chế sự thất thoát iot.








PHẦN NỘI DUNG
Chương II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
Trong kiến thức ứng dụng:
Mỗi chất (đơn chất và hợp chất) đều có ứng dụng trong thực tế cuộc sống như vậy bài tập thực tiễn trong kiến thức ứng dụng càng giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về những ứng dụng của các chất này.
Xây dựng tình huống: các tình huống có thể sử dụng bài tập thực tiễn
Tình huống vào bài mới: các tình huống có vấn đề gợi mở học sinh suy nghĩ.
Tình huống thảo luận trong các buổi ngoại khóa.
PHẦN NỘI DUNG
Chương II: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN HÓA HỌC.
Một vài kết luận và khảo sát ban đầu
Đối với giáo viên
Qua phiếu phỏng vấn
Qua trò chuyện và dự giờ
Đối với học sinh
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận:
Đề xuất:
Đối với giáo viên.
Đối với học sinh.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Tấn Liễu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)