Nghien cuu khoa hoc
Chia sẻ bởi Đỗ Thế Long |
Ngày 19/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: nghien cuu khoa hoc thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Đề tài: Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên (cs3)
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Sự cần thiết của vấn đề
Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đang trở thành nhu cầu cần thiết yếu thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tên đề tài của tôi là: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy môn Tiếng anh tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ huật Hưng Yên (cs3)
Tôi chọn đề tài này xuất phát từ những lý do sau:
- Một là, sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh là thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: " tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin".
- Hai là, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học Tiếng anh có thể giúp tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin vào thực tế về cơ sở vật chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học được trang bị góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ba là, sử dụng các phương tiện nghe nhìn vào dạy học môn Tiếng anh này mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu bài giảng, phù hợp với yếu tố tâm lý của sinh viên, tiếp tục phát huy phương pháp dạy học trực quan sinh động theo hướng hiện đại hoá.
1.2.Tính khả thi của đề tài
1.2.1.Cơ sở lý luận
- Trước hết, lý thuyết tiếp nhận chỉ ra rằng: Tiếng anh luôn luôn vận động, việc sử dụng tiếng anh rất phổ biến. Hiệu quả của việc học Tiếng anh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một giờ học thành công không phải là kết quả của việc thuyết trình(thầy say sưa giảng, trò chăm chú nghe). Có thể thông qua các phương tiện nghe nhìn như tranh ảnh, nghe băng ghi âm, xem phim....để phát huy khả năng tiếp thu bài, kỹ năng sáng tạo, giúp sinh viên hiểu và nhớ thật lâu.
- Tiếp theo, cơ sở của việc thiết kế giáo án không chỉ ở nội dung bài học mà còn ở đối tượng tiếp nhận, với mỗi bài học có thể thiết kế theo những cách khác nhau, trong quá trình thiết kế, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn cũng hết sức phong phú đa dạng thông qua việc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ như tranh vẽ, máy cassette, máy chiếu.
- Cuối cùng, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh được thực hiện trong toàn bộ các khâu của quá trình dạy học, đó là một công nghệ đa phương tiện. Người dạy và người học có thể tiến hành ứng dụng trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng sáng tạo của sinh viên, có thể tiến hành dạy và học ở mọi lúc mọi nơi.
1.2.2.cơ sở thực tiễn
- Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn vào các tiết học Tiếng anh rất phù hợp với điều kiện dạy học của giảng viên và sinh viên hiện nay. Có thể thực hiện bình thường tại lớp học, thực hiện cho tất cả các tiết học Tiếng anh trong chương trình.
- Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức: tìm hiểu bài mới, kỹ năng thuyết trình mộ vấn đề, kỹ năng sáng tạo cho sinh viên.
- Nguồn tư liệu và tích luỹ tư liệu: tư liệu lấy chủ yếu từ thông tin trên mạng Internet, giảng viên lựa chọn và xử lý theo mục tiêu bài học. Việc tích luỹ tư liệu cũng khá dễ dàng: có nơi quản lý và bảo quản thiết bị dạy học.
- Về thời gian thực hiện: sự lồng ghép công nghệ nghe nhìn vào các tiết học không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các bước lên lớp, không chiếm nhiều thời gian và rút ngắn khoảng cách thời gian trong quá trình tiếp thu bài giảng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên (cs3).
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh.
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn
Đề tài: Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên (cs3)
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Sự cần thiết của vấn đề
Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đang trở thành nhu cầu cần thiết yếu thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tên đề tài của tôi là: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy môn Tiếng anh tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ huật Hưng Yên (cs3)
Tôi chọn đề tài này xuất phát từ những lý do sau:
- Một là, sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh là thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: " tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin".
- Hai là, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học Tiếng anh có thể giúp tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin vào thực tế về cơ sở vật chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học được trang bị góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ba là, sử dụng các phương tiện nghe nhìn vào dạy học môn Tiếng anh này mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu bài giảng, phù hợp với yếu tố tâm lý của sinh viên, tiếp tục phát huy phương pháp dạy học trực quan sinh động theo hướng hiện đại hoá.
1.2.Tính khả thi của đề tài
1.2.1.Cơ sở lý luận
- Trước hết, lý thuyết tiếp nhận chỉ ra rằng: Tiếng anh luôn luôn vận động, việc sử dụng tiếng anh rất phổ biến. Hiệu quả của việc học Tiếng anh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một giờ học thành công không phải là kết quả của việc thuyết trình(thầy say sưa giảng, trò chăm chú nghe). Có thể thông qua các phương tiện nghe nhìn như tranh ảnh, nghe băng ghi âm, xem phim....để phát huy khả năng tiếp thu bài, kỹ năng sáng tạo, giúp sinh viên hiểu và nhớ thật lâu.
- Tiếp theo, cơ sở của việc thiết kế giáo án không chỉ ở nội dung bài học mà còn ở đối tượng tiếp nhận, với mỗi bài học có thể thiết kế theo những cách khác nhau, trong quá trình thiết kế, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn cũng hết sức phong phú đa dạng thông qua việc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ như tranh vẽ, máy cassette, máy chiếu.
- Cuối cùng, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh được thực hiện trong toàn bộ các khâu của quá trình dạy học, đó là một công nghệ đa phương tiện. Người dạy và người học có thể tiến hành ứng dụng trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng sáng tạo của sinh viên, có thể tiến hành dạy và học ở mọi lúc mọi nơi.
1.2.2.cơ sở thực tiễn
- Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn vào các tiết học Tiếng anh rất phù hợp với điều kiện dạy học của giảng viên và sinh viên hiện nay. Có thể thực hiện bình thường tại lớp học, thực hiện cho tất cả các tiết học Tiếng anh trong chương trình.
- Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức: tìm hiểu bài mới, kỹ năng thuyết trình mộ vấn đề, kỹ năng sáng tạo cho sinh viên.
- Nguồn tư liệu và tích luỹ tư liệu: tư liệu lấy chủ yếu từ thông tin trên mạng Internet, giảng viên lựa chọn và xử lý theo mục tiêu bài học. Việc tích luỹ tư liệu cũng khá dễ dàng: có nơi quản lý và bảo quản thiết bị dạy học.
- Về thời gian thực hiện: sự lồng ghép công nghệ nghe nhìn vào các tiết học không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các bước lên lớp, không chiếm nhiều thời gian và rút ngắn khoảng cách thời gian trong quá trình tiếp thu bài giảng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên (cs3).
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học môn Tiếng anh.
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thế Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)