Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp Thanh Hoa 1 tại Thanh Hóa

Chia sẻ bởi Hà Văn Nam | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp Thanh Hoa 1 tại Thanh Hóa thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC






ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt

“Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp Thanh Hoa 1 tại Thanh Hóa”


GV hướng dẫn: Ths. Lê Hữu Cơ
SV: Hoàng Thị Tuyết
Lớp: Trồng trọt K11
Khóa: 2008-2012





Thanh Hoá, tháng 01 năm 2012

PHẦN 1. MỞ ĐÂÙ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa nước là một trong ba cây lương thực chính, hiện tại có tới 65 % dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực, phổ biến nhất là các nước châu Á, với mức tiêu thụ hàng năm từ 180- 200 kg/đầu người. Vì vậy, ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực, việc phát triển cây lúa được coi là một chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách mạng xanh hàng loạt các giống mới có năng suất cao đã cải thiện cơ bản về sự thiếu hụt lương thực cho mỗi Quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ XX, các giống lúa thuần đã thể hiện thế “kịch trần” về năng suất và khó có thể nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp. Trước nhu cầu về đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, việc tìm ra các giống lúa mới có năng suất cao, đặc biệt là sử dụng ưu thế lai được xem là một thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật. Nghiên cứu và phát triển lúa lai không những thực hiện thành công ở Trung Quốc mà còn mở rộng ra các nước trồng lúa trên thế giới như: Ấn Độ, Philippin, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ở Việt nam sản xuất lúa nước vẫn là một ngành truyền thống quan trọng trong nông nghiệp. Từ một nước trước đây sản xuất nông nghiệp chỉ là tự cung tự cấp, đến nay chúng ta đã phấn đấu đủ lương thực và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới. Có được thành tựu này là nhờ việc áp dụng biện pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống ngắn ngày có kiểu hình thâm canh và có tiềm năng cho năng suất cao vào đồng ruộng. Để đạt được mục tiêu 50 triệu tấn lương thực vào năm 2010, trong đó sản lượng lúa chiếm 85%, khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế, thì việc sử dụng các giống có năng suất cao vẫn là một biện pháp quan trọng, đặc biệt là sử dụng các giống lúa lai. Lúa lai đã trở thành nhân tố quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa cả nước. Qua 19 năm(1991-2010) công nghệ lúa lai được đưa vào Việt Nam, lúa lai đã có chỗ đứng khá bên vững, được nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ trồng lúa lai của Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực. Mở rộng sản xuất lúa lai, khai thác tiềm năng của lúa lai để tăng năng suất là một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công
Tại Thanh Hóa, đã có một số kết quả nghiên cứu về lúa lai bao gồm biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa lai thương phẩm, kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và nhân duy trì các dòng bất dục
Nhìn thấy được những ưu điểm và tiềm năng của lúa lai, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao diện tích trồng lúa lai vẫn còn ít và người dân thì không hào hứng với việc trồng lúa lai?
Và câu trả lời đó là: Phần lớn hạt giống lúa lai F1 mà chúng ta sử dụng được nhập khẩu từ Trung Quốc do đó giá thành cao, chi phí cho sản xuất từ đó cũng tăng lên, người dân không đủ khả năng trồng trọt. Mặt khác, việc sản xuất hạt lúa lai F1 đòi hỏi công nghệ cao và khá phức tạp, ở nước ta việc sản xuất hạt lúa lai F1 chỉ đáp ứng được 25% diện tích trồng lúa, số còn lại đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc
Do vậy để đưa lúa lai đến gần hơn với người dân thì việc tự sản xuất ra hạt giống lai F1 là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho nhà chọn tạo và các ban ngành có liên quan .
Nhằm góp một phần khắc phục những tồn tại, hạn chế và để góp một phần cơ sở chắc chắn cho việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lúa lai F1 hệ “ba dòng” tại Thanh Hóa. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp Thanh Hoa 1 tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)