NGHI THỨC XÃ GIAO

Chia sẻ bởi Đoàn Hải Uyên | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: NGHI THỨC XÃ GIAO thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nghi thức xã giao chuyên nghiệp
trong cuộc sống và trong kinh doanh
Thái độ tích cực
Để thành công trong mọi lĩnh vực cho dù lĩnh vực đó có thuộc lĩnh vực kinh doanh hay không, thì điều đầu tiên cần phải đạt được là thành công trong việc bán hình ảnh của chính mình.

Do đó ấn tượng đầu tiên rất quan trọng trong mọi nghề nghiệp.
Bạn không có cơ hội làn thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên
Ấn tượng đầu tiên
Giá trị của ấn tượng đầu tiên!

Tại sao ấn tượng đầu tiên lại rất quan trọng?

Ấn tượng đầu tiên rất mạnh mẽ và quan trọng trong lần tiếp xúc ban đầu.

Hình ảnh của bạn qua sự đánh giá của công chúng được xem như sự phản ánh giá trị và tầm mức của công ty hoặc tổ chức mà bạn đang làm.
Giá trị của ấn tượng đầu tiên!
55% Tùy thuộc vào “hình hài” của bạn.
38% Tùy thuộc vào ngữ điệu của bạn.
7% Tùy thuộc vào những điều bạn nói.
Ấn tượng đầu tiên
Diện mạo của bạn sẽ tác động trực tiếp đến:
- Cách suy nghĩ của bạn
- Cảm xúc của bạn
- Hành vi của bạn
… rồi từ đó sẽ tác động đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác đối với bạn.
Diện mạo của bạn + Hành động của bạn + Thái độ của bạn = Hình ảnh chuyên nghiệp của bạn.
Ấn tượng đầu tiên
Làm thế nào để tạo ấn tượng đầu tiên
Bạn cần phải biết rỏ những gì phù hợp và những gì không phù hợp với chính bản thân mình.

Bạn là người hiểu rất rỏ mình đang thiếu điều gì và có cái gì…
1. Ngôn ngữ hình thể
Hiểu được việc sử dụng ngôn ngữ thân thể chính xác sẽ giúp:
- Bạn tự tin hơn.
- Đọc được suy nghĩ của người khác.

Một nghiên cứu cho thấy 90 % thông điệp được truyền tải không phải bằng lời nói.
Ngôn ngữ hình thể là gì ?
1. Ngôn ngữ hình thể
2. Phong cách ăn mặc
Quần áo, trang phục, các dụng cụ cá nhân là yếu tố đầu tiên người khác nhận xét về bạn.

Sự hòa hợp về màu sắc
của trang phục.

Luôn luôn xem lại trang phục trước khi mặc và giữ gìn giầy , vớ , dụng cụ cá nhân luôn sạch sẽ.

Quần áo bạn mặc phải tạo được sự thoải mái, tư tin và phù hợp với vóc dáng, màu da, cũng như công việc của bạn.
3. Giọng nói của bạn
Để tạo được ấn tượng phải “hiểu rõ” giọng nói của bạn:

- Âm điệu chuẩn mực.
- Từ dùng chính xác.
- Văn hóa trong ngôn ngữ, trong cư xử
4. Khuôn mặt của bạn
Khuôn mặt và hình thể của bạn sẽ tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với mọi người.

Nam nên giữ khuôn mặt luôn sạch.
Nữ nên trang điểm nhẹ để tô điểm thêm nét duyên dáng của mình.
5. Nụ cười thân thiện của bạn
Nụ cười của bạn không những tác động đến phản ứng tích cực mà còn tạo sự thân thiện và gần gũi với người khác.

Nghiên cứu cho thấy 65 % người Châu Á rất ít nở nụ cười.
6. Nước da
Cả nam lẫn nữ đều cần có sự hiểu biết về cách sử dụng mỹ phẩm.
Giữ khuôn mặt sạch sẽ trước khi ngủ.
Ngủ và nghỉ ngơi đúng mực là yếu tố rất quan trọng.
Uống nhiều nước.
7. Đôi mắt
Đảm bảo giữ gìn sạch sẽ đôi mắt và những vùng xung quanh nó.
Kiểu dáng của mắt kính phù hợp sẽ tác động đến nét đẹp của khuôn mặt. Luôn tạo một hình ảnh chuyên nghiệp.
9. Móng tay – Móng chân
Luôn giữ móng tay & móng chân sạch sẽ:

Nam : Móng tay phải được cắt ngắn
Nữ: Móng tay đừng quá dài, luôn được chăm
sóc cẩn thận.
10. Tóc , tai
Tóc tai gọn gàng, tươm tất luôn tạo thêm hình ảnh tốt cho khuôn mặt.
Giữ và chăm sóc tóc, tai luôn sạch và dùng dầu gội đầu thích hợp.
Gội đầu mỗi ngày.
Chọn kiểu tóc cho phù hợp với khuôn mặt và phong cách chuyên nghiệp của bạn.
11. Trạng thái
Môi khô, liếm môi, chắt lưỡi, hơi thở nhanh, ngáp , ợ hơi … là những tín hiệu rõ ràng tạo ấn tượng xấu cho người đối diện.

12. Hình dáng
Luôn giữ thân hình thẳng, tự nhiên tạo sự tin tưởng cho bản thân và người đối diện.
13. Cách thức bắt tay
Có nhiều cách bắt tay.
Bắt tay là một hình thái mạnh mẽ của ngôn ngữ hình thể.
Bắt tay là văn hóa chào đón của phương tây.
Mỗi cái bắt tay sẽ thể hiện sự bình đẳng, sức mạnh, quyền hạn và vai vế.
14. Tiếp xúc thông qua ánh mắt, cái nhìn
Luôn nhìn vào mắt người đối diện một cách nhẹ nhàng, trân trọng trong quá trình giao tiếp.
15. Hội họp, hẹn gặp mặt…
Chính xác, đúng giờ.
Nếu có trễ phải xin lỗi hoặc gọi điện thoại thông báo thời gian sẽ đến.
15. Gặp gỡ mọi người
Bề ngoài chuyên nghiệp.
Biết chính xác đối tượng, giới thiệu bản thân và người khác.
Nhớ tên và học vị.
Tắt điện thoại…
Tôn trọng sự riêng tư.
Tránh bình luận, chỉ trích người khác hay đối thủ cạnh tranh.
Không ngồi lê đôi mách.
Luôn lịch sự: ngỏ lời xin phép, cám ơn, xin lỗi…
Luôn nở nụ cười, thái độ thân thiện, niềm nở, hơi thở sạch sẽ…

Kết thúc cuộc gặp bằng một cử chỉ thân thiện.
Phong cách chuẩn mực, vui vẻ ngay cả khi không đạt được mục đích như mong muốn.
Cảm ơn về cuộc tiếp xúc.
Cẩn thận với từng cử chỉ và lời ăn tiếng nói.
15. Gặp gỡ mọi người
16. Trao danh thiếp
Ý nghĩa của việc trao danh thiếp.
Các bên cùng thắng.
Trao danh thiếp bằng 2 tay.
17. Cách giao tiếp
Khi cần một lời khuyên hay sự giúp đỡ luôn bắt đầu bằng từ : “Xin phép” và “ Cám ơn”
Phải luôn nở nụ cười và cất lên từ cảm ơn khi đón nhận được sự khen ngợi của người khác
Khi phục vụ khách hàng luôn bắt đầu bằng câu:
“Tôi có thể giúp gì cho ông/bà?”
Những việc cần làm:
Hỏi
Khuyến khích người khác nói.
Lắng nghe chăm chú.
Quan tâm, khiêm tốn và tự nhiên không khách sáo.
Nhiệt tâm trong giao tiếp.
Ghi nhận.
Làm cho người khác cảm thấy được trân trọng.
Nhớ tên.
Luôn nở nụ cười.
Đề cập đến những vấn đề họ đang quan tâm.
17. Cách giao tiếp
Những việc không nên làm:
Tranh cãi hay mâu thuẫn với chính mình
Đừng để bị gián đoạn, điện thoại reo.
Tránh những vấn đề nhạy cảm, gây khó chịu.
Đừng giả vờ hiểu khi thật sự không hiểu.
Đừng nói về bản thân nhiều quá.
Đừng đồng ý ngay khi chưa suy nghĩ.
Đừng biểu lộ sự chán nãn.
Đừng cho mình là biết tất cả mọi thứ.
Đừng lặp đi lặp lại một vấn đề.
Đừng nói lòng vòng.
Đừng biểu lộ quyền lực.
17. Cách giao tiếp
18. Giới thiệu theo phong cách
trịnh trọng và thương mại
Tùy theo văn hóa của từng quốc gia và khu vực hoặc văn hóa của từng chủ thể riêng biệt sẽ có những cách giới thiệu khác nhau:
- Giới thiệu tên hoặc họ.
- Giới thiệu đi kèm học vị, chức danh…

19. Phong cách chuyên nghiệp
Những điều cần phải làm:
Học cách xin lỗi khi bắt ai phải chờ đợi, làm điều gì hoặc phạm một sai lầm nào dù nhỏ nhất.
Sử dụng ngôn ngữ và ngữ điệu chính xác, phù hợp.
Hãy nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình.
Chủ động tạo sự thân thiện.
Giữ phong cách chuyên nghiệp trong công sở cũng như ngoài xã hội.
Học cách chia sẽ với người khác.
Giúp đỡ người khác khi họ cần.
Luôn nói lời “ Cảm ơn “
Khi ho, hoặc hắt hơi… phải xoay người và nói câu “ xin lỗi”
Không vừa nói vừa ngáp.
19. Phong cách chuyên nghiệp
Hãy nói từ “ Xin lổi” và “ Cám ơn” ngay cả khi bạn chưa hề phạm lỗi lầm nào đối với ai hoặc chưa nhận được gì từ ai !

Luôn “hào phóng” trong ca ngợi và “hạn chế, cẩn trọng” trong chỉ trích
Những điều không được làm:
Nói năng lớn tiếng.
Trễ hẹn
Không thân thiện, lạnh lùng và khách sáo.
Không đúng hẹn mà không có lý do chính đáng.
Thô lỗ trong hành xử nơi công cộng như: Hút thuốc không hỏi ý kiến, xả rác, khạc nhổ…
Nói chuyện trong lúc người khác đang nói.
Xỉa răng, ngoáy tai nơi công cộng.
Bộc lộ sự chán chường.
19. Phong cách chuyên nghiệp
21. Nghi thức ngoại giao
Theo định nghĩa của Oxford, nghi thức ngoại giao là hệ thống những qui tắc dành cho các cuộc thăm viếng của các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ.

Kết luận của chủ đề
Ngôn ngữ hình thể chuyên nghiệp.
Cách thức trao đổi danh thiếp.
Trình bày về bản thân.
Phong cách chuyên nghiệp.
Nghi thức ngoại giao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Hải Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)