NGHỊ QUYẾT TW 4 KHÓA XI

Chia sẻ bởi Lê Văn Hoàng | Ngày 27/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: NGHỊ QUYẾT TW 4 KHÓA XI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4
(Khóa XI)
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY”
Sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, sự phát triển của đất nước
+ Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta; công tác xây dựng Đảng luôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta
+ Đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã trở thành quy luật phát triển của Đảng trong mọi điều kiện, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền

Những thuận lợi đối với Đảng cầm quyền
Đảng hoạt động một cách công khai, hợp pháp, hợp hiến
Đảng có Nhà nước, một công cụ đắc lực, mạnh mẽ và sắc bén để Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội
Đảng có quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, đảng cấm quyền khác trên thế giới
Nguy cơ đối với Đảng cấm quyền
Một là sai lầm về đường lối
Hai là, sự suy thoái, biến chất của bộ phận cán bộ, đảng viên
* Xác định 4 nguy cơ đối với Cách mạng Việt Nam
- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
- Nguy cơ sai lầm về đường lối
- Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí
- Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch




Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế, yếu kém mà nếu không được sữa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục.
Thứ ba, từ yêu cầu chấp hành nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đặt ra.
Về
sự cần thiết,
tiêu đề,
cấu trúc:
2. Cấu trúc của Nghị quyết:

Gồm 4 phần:
(l) Tình hình và nguyên nhân.
(2) Mục tiêu và phương châm
(3) Giải pháp.
(4) Tổ chức thực hiện.
A

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SÁNG LẬP, LÃNH ĐẠO VÀ RÈN LUYỆN ĐẢNG TA
Đời đời sống mãi cùng non sông, đất nước
NỘI DUNG CỦA NGHỊ QUYẾT


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Thành
tựu:
+ Thành tựu của công tác xây dựng Đảng vừa qua “đạt được nhiều kết quả tích cực”.
+ Khẳng định kết quả công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới đến nay là “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định


* Về chính trị:
+ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng
không ngừng được nâng cao
+ Phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững
* Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
+ Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng
+ Niềm tin của nhân dân với Đảng được cũng cố
* Về tổ chức cán bộ
+ Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt.
2. Hạn chế,
yếu kém
Và Nguyên nhân:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và têu cầu phát triển đất nước
Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, an ninh, mội trường còn nhiều hạn chế, yếu kém gây bức xúc xã hội
Tình trạng suy thoái chính trị và tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp.
2. Hạn chế,
yếu kém:
- Sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sụ ổn định, phát triển của đất nước


Những vấn đề nêu trên chưa được ngăn chặn đẩy lùi không chỉ cản trở sự phát triển đất nước, mà còn đe đọa vai trò lãnh đạo của đảng, sự tồn vong của chế độ


Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng bởi mặt trái của quá trình đổi mới
Việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chưa lường hết được những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế
Còn thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn chặn những vi phạm
Do sự chống phá của các thế lực thù địch
2.2 Nguyên
nhân
b. Nguyên nhân chủ quan
Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị…ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói ko đi đôi với làm hoặc làm chiếu lệ.
Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lõng
2.2 Nguyên
nhân
Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật, thích ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể.
Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nễ nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức
Công tác kiểm tra giám sát, giử gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết, đấu tranh với những vi phạm còn nễ nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao
2.2 Nguyên
nhân
3.1 những vấn đề nỗi lên
Thứ nhất: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đọa đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…
3. Một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện:
Phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa;
dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu;
thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
phụ họa theo những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc;
không có ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao;
không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.
Một số
vấn đề
Cấp bách
Xây dựng
Đảng
hiện nay :
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chổ:
sống ích kỷ, cực đoan, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí;
Dĩ hòa vi quý, nói dựa, lấy lòng nhau; tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích
bè phái, cục bộ, mất đoàn kết;
lối sống xa hoa, hưởng lạc.
Một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:
Có hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng.
phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân;
Thiếu gương mẫu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị.
một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:
Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức.
Vấn đề thứ hai, đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản.Công tác quản lý cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện ở cấp trung ương, dẫn đến sự hụt hững chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá bố trí chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước
Một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:
Thành tựu của 25 năm đổi mới tạo dựng niềm tin, đồng lòng nhất trí của toàn dân.
- Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc, thẳng thắn, sự nghiệp đổi mới có thể tiến xa hơn, đạt được thành tựu to lớn hơn nếu những quyết sách của Trung ương kịp thời, đúng đắn hơn.
Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược, tác động đến tầm vĩ mô rất quan trọng, nhưng chưa có sự chuẩn bị xây dựng một cách căn cơ. Quy hoạch cán bộ mới thực hiện được ở cấp dưới, chưa thực hiện được ở cấp Trung ương. Cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước cũng chưa được chuẩn bị, quy hoạch, đào tạo một cách chặt chẽ nên còn thiếu tính chủ động, thiếu vững chắc..
Vấn đề thứ ba, Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữ tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẻ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:
Thực tế một số vụ việc vi phạm xảy ra ở Trung ương và cấp tỉnh vừa qua là do không rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, dẫn đến một số trường hợp thiếu trách nhiệm, ỷ lại vào tập thể, hoặc lạm quyền, vượt quyền; mặt khác một số quy định không rõ, làm cho người lãnh đạo không đủ quyền năng để hành động, làm cho cơ quan, đơn vị trì trệ kéo dài, bè cánh, mất đoàn kết nội bộ.
Một số
vấn đề
cấp bách về
xây dựng
Đảng
hiện nay:

Đây là khâu yếu “nút thắt” trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Nếu tháo gở điểm nút này sẽ góp phần tạo ra bước chuyển về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cũng như sự chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các tổ chức trong hệ thống chính trị
Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị và mối quan hệ với thẩm quyền trách nhiệm của tập thể cấp ủy, chính quyền thật sự là một việc cấp bách, cần làm ngày.
3. 2. Ba vấn đề cấp bách:

Một là: Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
3. Các vấn
đề cấp bách
cần tập
trung giải
quyết
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Ba là: Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
3. Các vấn
đề cấp bách
cần tập
trung giải
quyết

II. Mục tiêu, Phương châm
1. Mục tiêu





2. Phương châm
Khách quan, trung thực:
- Nhìn thẳng và sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh.
- Nói đi đôi với làm.
* Cách làm phải khoa học, hiệu quả.
- Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất.
Xác định rõ lộ trình thực hiện, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.




*


Giữ thái độ kiên quyết với quyết tâm cao nhất nhưng bình tĩnh:
Phải làm kiên quyết, kiên trì.
Phải bình tỉnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; không để rơi vào trì trệ, hình thức; giữ đúng nguyên tắc.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Người đứng đầu phải làm trước và thật sự gương mẫu để cho cấp dưới noi theo.
* Không để bị lợi dụng:
Kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”.
Không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ.
III. GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên.
Đối với tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy các cấp tập trung kiểm điểm, đánh giá, làm rõ tại sao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, có mặt còn yếu kém, phức tạp thêm.
Đối với cá nhân các đồng chí cấp ủy viên các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải kiểm điểm về trách nhiệm cá nhân liên quan đến các vấn đề cấp bách
2. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ, sinh hoạt đảng và cơ chế, chính sách
2.1. Về sinh hoạt đảng
Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng
Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
2.2. Về một số mặt trong công tác cán bộ
a) Công tác quy hoạch cán bộ
Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với quy định về những điều đảng viên không được làm theo cương vị công tác
Triển khai thực hiên quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2020; tích cực tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu, chuyên gia cấp chiến lược
b) Công tác đánh giá và xử lý cán bộ yếu kém
- Khẩn trương rà soát, loại bỏ các cơ chế, chính sách đã lạc hậu, xây dựng ban hành đồng bộ các chính sách để đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trọng tâm là đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh.
Ban hành quy chế để hàng năm góp ý kiến, thể hiện đối với tập và từng thành viên
Đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá nhận xét cán bộ theo hướng mở rộng đối tượng tham gia
Những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần sắp xếp phù hợp, có cơ chế kịp thời thay thế, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi tác.
Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
C) Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý
- Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự
Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt
- Thực hiện bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý
Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy
Sơ kết rút kinh nghiệm
Thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để giới thiệu bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy.
2.3 Về công tác kiểm tra, giám sát cán bộ
Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra giám sát đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý
Hàng năm cần có báo cào kết quả thực hiện
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm ngăn chặn sự lạm quyền, độc đoán thực sự có hiệu quả
Trong năm 2012 ban hành quy chế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của nhân dân đối với cán bộ đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp.
2.4 Công tác phòng, chống quan liêu, mệnh lệnh, tham nhũng lãng phí, đặc quyền, đặc lợi.
Sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân
Rà soát cơ chế, chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản nhà nước
Xây dưng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Sớm tổng kết toàn diện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; bổ sung, sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng.
Thực hiện việc kê khai tài sản theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước
Tích cực cải cách hành chính nhà nước, cải cách hành chính trong Đảng
Đẩy nhanh việc cải cách, thực hiện sớm chế độ tiền lương, nhà ở …
3. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính tri tư tưởng
Một là, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị.
Hai là, đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách của các cấp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI), tạo được niềm tin trong Đảng và nhân dân.
Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đưa vào nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp trung ương.
Bốn là, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan truyền thông, báo chí; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Chú trọng nêu gương những người hăng hái, tận tuỵ, đạt kết quả, thành tích cao trong công tác, sản xuất và học tập, được nhân dân ghi nhận; đồng thời phê phán, đấu tranh với biểu hiện vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức

Năm là, cán bộ chủ chốt cấp uỷ đảng phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Cương quyết đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng, khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VĨ ĐẠI !
XIN CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)