Nghị quyết số 05 - TU Hà Tĩnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Toàn |
Ngày 26/04/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Nghị quyết số 05 - TU Hà Tĩnh thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
TỈNH ỦY HÀ TĨNH
*
Số 05 - NQ/TU
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
đến năm 2015 và những năm tiếp theo
Những năm qua, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt kết quả khá toàn diện. Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh; quy mô các cấp học, ngành học từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thường xuyên được bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng. Môi trường giáo dục được cải thiện. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt cao so với bình quân chung của cả nước. Trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo ngày càng được quan tâm.
Đạt được những kết quả nêu trên, do các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đề ra các chủ trương, chính sách sát đúng, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nỗ lực, tâm huyết, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học; truyền thống hiếu học của nhân dân Hà Tĩnh được phát huy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh nhà còn một số hạn chế. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Quy mô trường lớp và các cơ sở đào tạo còn nhỏ lẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng bộ; số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi còn ít; vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa thường xuyên chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu cố gắng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu nên nhận thức về lý tưởng lệch lạc. Cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn; số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu tính bền vững; tiến độ triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp Trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề còn chậm; phương tiện, điều kiện nghiên cứu khoa học chưa đảm bảo, thiếu cơ sở thực hành đào tạo nghề, nhất là nghề bậc cao; công tác quản lý việc dạy thêm chưa nghiêm. Đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa; các chính sách đối với giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, hạn chế nêu trên, do một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục - đào tạo; triển khai một số chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục còn chậm. Phân cấp quản lý hệ thống giáo dục trên một số lĩnh vực không còn phù hợp; cải cách hành chính và đổi mới công tác quản lý còn nhiều vướng mắc; các cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiệu quả phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa thực sự hiệu quả. Phương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục công dân thiếu đổi mới. Bệnh thành tích trong giáo dục, áp lực tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề. Hiệu quả huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
- Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững, nằm trong tổng thể chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của cả nước, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, mọi gia đình nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
- Tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học, ngành học; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.
*
Số 05 - NQ/TU
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
đến năm 2015 và những năm tiếp theo
Những năm qua, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt kết quả khá toàn diện. Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh; quy mô các cấp học, ngành học từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thường xuyên được bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng. Môi trường giáo dục được cải thiện. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt cao so với bình quân chung của cả nước. Trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo ngày càng được quan tâm.
Đạt được những kết quả nêu trên, do các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đề ra các chủ trương, chính sách sát đúng, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nỗ lực, tâm huyết, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học; truyền thống hiếu học của nhân dân Hà Tĩnh được phát huy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh nhà còn một số hạn chế. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Quy mô trường lớp và các cơ sở đào tạo còn nhỏ lẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng bộ; số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi còn ít; vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa thường xuyên chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu cố gắng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu nên nhận thức về lý tưởng lệch lạc. Cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn; số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu tính bền vững; tiến độ triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp Trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề còn chậm; phương tiện, điều kiện nghiên cứu khoa học chưa đảm bảo, thiếu cơ sở thực hành đào tạo nghề, nhất là nghề bậc cao; công tác quản lý việc dạy thêm chưa nghiêm. Đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa; các chính sách đối với giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, hạn chế nêu trên, do một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục - đào tạo; triển khai một số chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục còn chậm. Phân cấp quản lý hệ thống giáo dục trên một số lĩnh vực không còn phù hợp; cải cách hành chính và đổi mới công tác quản lý còn nhiều vướng mắc; các cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiệu quả phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa thực sự hiệu quả. Phương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục công dân thiếu đổi mới. Bệnh thành tích trong giáo dục, áp lực tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề. Hiệu quả huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
- Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững, nằm trong tổng thể chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của cả nước, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, mọi gia đình nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
- Tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học, ngành học; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)