Nghị quyết 10,11,12 Hội nghị TW5 khóa 12

Chia sẻ bởi lê hữu huấn | Ngày 18/03/2024 | 30

Chia sẻ tài liệu: Nghị quyết 10,11,12 Hội nghị TW5 khóa 12 thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT
SỐ 10 TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII
NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT
GỒM 3 PHẦN
PHẦN I: TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Trong những năm qua nhất là khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX (Năm 2012) “ Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cụ thể như sau:
- Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân đã có sự chuyển biến quan trọng: Đại hội XII khẳng định: “ Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Một là:
- Do vậy Đảng ta đã hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công – Tư.

- Về chủ trương đối với đội ngũ doanh nhân ngày càng được coi trọng như: Đội ngũ doanh nhân có đại diện trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; chú trọng công tác phát triển đảng, xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thường xuyên thực hiện biểu dương tôn vinh đối với các doanh nghiệp tư nhân.
- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và đồng thuận xã hội cho việc phát triển của kinh tế tư nhân.
- Trước đây đã áp dụng những biện pháp hành chính cực đoan nhằm xóa bỏ nhanh chóng sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân.
- Nhưng trên thực tế kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và phát triển dưới dạng “kinh tế ngầm”. Hay “kinh tế ngoài quốc doanh”
- Đến năm 1999 thực hiện công cuộc đổi mới thì sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mới dần được thừa nhận và khuyến khích phát triển
- Cuộc “cởi trói” về quyền kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân chỉ thực sự bắt đầu bằng Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2000, với hàng loạt rào cản được gỡ bỏ.
- Từ năm 2000-2003 có 72.600 DN được ĐKKD với số vốn ĐK là trên 9,5 tỷ USD.
- Tăng 1,7 lần về số DN và gấp 4 lần về số vốn kinh doanh so với giai đoạn 1991 - 1999
Hai là:
- Kinh tế tư nhân giai đoạn 2003 – 2015 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,2% /năm, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế.
- Số lượng DNTN tăng từ 55.236 (2002) lên 495.826 (2015).
- Được tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường, hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên. Hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng miền.
Ba là:
Bốn là:
Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng Lao động của MTTQ Việt Nam, các Tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp được quan tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả.
Năm là:
Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích KTTN phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
KTTN chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng của KTTN có xu hướng giảm 11,93%/năm (2003-2010) và 7,54%/năm (2011-2015)
- Có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh.
- NSLĐ thấp so với mặt bằng chung của nền kinh tế; bình quân giai đoạn 2005 – 2014 đạt 25,4 triệu đồng/người/năm so với mức chung là 45,1 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng NSLĐ đạt 3,59%, thấp hơn mức chung là 3,7%.
- Công nghệ lạc hậu và phụ thuộc vào nhập khẩu; thiếu LĐ có kỹ thuật về chuyên môn (7%).


- Năng lực quản trị còn rất yếu, hoạt động thiếu minh bạch, chất lượng, trình độ lao động thấp.
- Tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động cao.
- Vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại...diễn ra nghiêm trọng và phức tạp.
Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp những thách thức rất lớn như:
- Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
- Tiềm lực tài chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế.
- Trình độ lao động còn thấp.
- Trình độ công nghệ lạc hậu và khả năng sử dụng công nghệ yếu kém, hầu hết đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn.
- Trình độ quản lý còn hạn chế, yếu kém
- Vi phạm pháp luật và khả năng cạnh tranh không lành mạnh trong KTTN còn khá phổ biến.
- Nhiều quy định của pháp luật về KTTN chưa được thực hiện Nghiêm.
- Vẫn còn một số vấn đề về phát triển KTTN, cần được tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn.
- Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
- Vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với sự nghiệp phát triển của khu vực KTTN còn nhiều bất cập.
- Xuất phát điểm phát triển và khả năng nội tại của KTTN còn thấp.
PHẦN THỨ HAI:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
- Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, là nòng cốt để phát triển kinh tế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng; hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản thân hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính
- Phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; khuyến khích các hình thức liên kết, đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước
- Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân
TỔNG QUÁT
Phát triển kinh tế tư
nhân lành mạnh,
hiệu quả, bền vững,
thực sự trở thành
một động lực quan
trọng của nền kinh
tế tư nhân định
hướng XHCN
MỤC TIÊU
CỤ THỂ
Phấn đấu đến năm 2020 có
ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Đến năm 2025 có hơn
1,5 triệu doanh nghiệp
Đến năm 2030, có ít nhất
hai triệu doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân
Cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng
góp của khu vực kinh tế tư nhân vào
GDP để:
Đến năm
2020 đạt
khoảng 50%
Đến Năm
2025 đạt
khoảng 55%,
Đến Năm
2030 đạt
khoảng 65%,
PHẦN THỨ III:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
- Phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn phải đi đôi với khắc phục có hiệu quả những mặt trái phát sinh trong quá trình phát triển.
- Phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân.
Một là: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
Hai là: hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường.
Ba là: Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng.
Bốn là: phát triển kết cấu hạ tầng
Năm là: Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực
- Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tý nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến.
-Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao và các doanh nghiệp khoa học - công nghệ
- Ðẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực.
-Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Ðẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cấp, ngành về phát triển kinh tế tư nhân.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và địa phương đối với KTTN.
- Hoàn thiện và công khai, minh bạch hệ thống thông tin, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận khai thác và sử dụng.
- Ðổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Ðảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Bảo đảm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ vững sự lãnh đạo của Ðảng đối với khu vực KTTN trên cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phát triển KTTN.
CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê hữu huấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)