Nghị quyết 10,11,12 Hội nghị TW5 khóa 12
Chia sẻ bởi lê hữu huấn |
Ngày 18/03/2024 |
23
Chia sẻ tài liệu: Nghị quyết 10,11,12 Hội nghị TW5 khóa 12 thuộc Lý luận chính trị
Nội dung tài liệu:
HỘI NGHỊ
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 11-NQ/TW
“HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT 11-NQ/TW
“HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
Gồm có 3 phần:
I. Quan điểm chỉ đạo
II. Mục tiêu
III. Nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu.
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo:
Quan điểm thứ nhất:
Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững.
Điểm mấu chốt trong công tác xây dựng luật là cần xây dựng các bộ luật để khi ban hành chúng có hiệu lực và đi vào đời sống kinh tế - xã hội ngay mà không phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn luật của Chính phủ như hiện nay. Điểm mấu chốt của cải cách thể chế là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện các hệ thống luật pháp để Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường có hiệu quả mà không cản trở thị trường phát triển.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ hai:
Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa kinh tế với an sinh xã hội, văn hóa, môi trường, quốc phòng an ninh → Nhận thức đầy đủ, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ ba:
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là quá trình phát triển liên tục, có kế thừa, đảm bảo an ninh quốc gia→ “không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn” → TBT nói “đánh chuột mà không làm vỡ bình mới khó” → âm thầm xét xử các vụ đại án ngành ngân hàng, không gây xáo trộn hoạt động → tỷ lệ hối đoái của đồng VN với thế giới vẫn ổn định.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ tư: Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ; bảo đảm định hướng XHCN; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chệch hướng là một trong 4 nguy cơ đã được chỉ ra từ lâu → Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Phó TBTGTW viết “ chệch hướng chắc là không thể quay lại thời kỳ phong kiến vì đã phát triển vượt qua nó, chệch hướng sang TBCN thì trình độ chưa đến đó, Mà nếu chệch sang CNTB phát triển thì cũng không phải đáng lo, vì khi ấy chúng ta sẽ đến được gần hơn với CNXH” →đáng lo nhất là chệch sang “CNTB thân hữu” – một hiện tượng, sự biến tướng, sự tha hóa chứ không phải là giai đoạn phát triển nào của CNTB
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ năm:
Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. →Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên rải thảm, dưới rải đinh”, “chim chưa đậu, nhậu hết rồi”, “nói zậy mà hổng phải zậy”….
II. MỤC TIÊU
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo tiền đề vững chắc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
II. MỤC TIÊU
B. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020
- Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với các lĩnh vực khác. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
II. MỤC TIÊU
C. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là mục tiêu đầy tham vọng và rất khó khăn.
III. NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
Nghị quyết 11-NQ/TW đề ra 7 nhóm giải pháp chủ yếu:
1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
5. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
-Khái niệm: nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là:
+ Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường
+ Đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
+ Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
+ Có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Mục đích
Xây dựng CNXH ở VN → bản chất của CNXH là lấy con người làm trung tâm, vì con người và do con người
Cách thức thực hiện
Nhiều hình thức sở hữu; nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế NN đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế→ NN bảo hộ quyền sở hữu, các chủ thể kinh tế bình đẳng, cạnh tranh, hợp tác theo pháp luật; khuyến khích làm giàu hợp pháp.
Vai trò của Nhà Nước và thị trường
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.
Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ và huy động các nguồn lực.
Định hướng XHCN là gì?
Phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ nâng cao đời sống nhân dân chúng ta cần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa (vì con người và do con người).
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Một là, hoàn thiện thể chế về sở hữu:
Thể chế là gì?
Thể chế (KT-XH) là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các bộ luật (luật cơ bản và luật “hành xử”), các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng→ Thể chế sở hữu là các điều luật, quy định về quyền sở hữu tài sản.
Thể chế hoá đầy đủ quyền sở hữu tài sản đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên; về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công; về sở hữu trí tuệ theo hướng được bảo vệ và thực thi hiệu quả; về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự.
Hai là, hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Đối xử chưa công bằng với các thành phần kinh tế → theo chỉ số PCI năm 2016:
1) Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: “hai năm qua, hơn 38% doanh nghiệp vẫn cho biết “tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp”
2) Tính minh bạch: “Đáng quan ngại là mối quan hệ cá nhân với công chức nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2016, 66% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị cho biết phải sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận thông tin, cao hơn 16 điểm phần trăm so với mốc thấp lịch sử năm 2008”
Đối với Thanh Hóa:Trích báo cáo PCI → “các doanh nghiệp tại Thanh Hóa đánh giá chất lượng giải quyết công việc của cán bộ địa phương kém hơn hẳn năm ngoái, tỉ lệ cho rằng cán bộ giải quyết hiệu quả giảm tới hơn 20 điểm phần trăm, từ 61% (2015) xuống còn 40% (2016). Chỉ khoảng 32% cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản, giảm mạnh so với năm trước (49%). Có tới 1/3 doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian trong năm để tìm hiểu và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính. Đất đai, thuế và xây dựng là các lĩnh vực được đánh giá năm vừa qua có nhiều phiền hà. Hơn 70% doanh nghiệp đồng ý rằng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến.
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Một là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
Một số giải pháp cần lưu ý: (Các yếu tố thị trường thực chất là các chính sách của Nhà nước đối với các thị trường):thực hiện nhất quán cơ chế giá; không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá hàng hóa, dịch vụ; chính sách tài chính về đất đai; thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường
Có 5 loại thị trường chính hiện nay:
- Thị trường hàng hóa và dịch vụ;
- Thị trường tài chính;
- Thị trường khoa học công nghệ;
- Thị trường bất động sản;
- Thị trường lao động.
Ngoài ra có một số thị trường mới xuất hiện như: thị trường các dịch vụ có hàm lượng tri thức, công nghệ cao; thị trường công nghiệp môi trường, công nghiệp văn hóa...
4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
-Tích cực thực hiện "Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững" của Liên hợp quốc;triển khai chiến lược tăng trưởng xanh; khuyến khích người dân tự nguyện tham gia bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
- Hoàn thiện pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thể chế liên kết vùng; xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị. Sớm xây dựng mô hình điều phối liên kết vùng, xác định rõ địa phương đầu tàu và nhiệm vụ của từng địa phương trong vùng.
5. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp để giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; nâng cao năng lực phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường
`
6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
Một là, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội
Hai là, nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện thể chế của Nhà nước
Ba là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp
`
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:
(1)- Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra
(2)- Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Xây dựng thể chế làm căn cứ xử lý dứt điểm, hiệu quả các tồn tại, yếu kém đã tích tụ trong nền kinh tế nhiều năm qua, đặc biệt là việc xử lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư công không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.
(3)- Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
`
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:
(4)- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước.
(5)- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe!
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 11-NQ/TW
“HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT 11-NQ/TW
“HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
Gồm có 3 phần:
I. Quan điểm chỉ đạo
II. Mục tiêu
III. Nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu.
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo:
Quan điểm thứ nhất:
Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững.
Điểm mấu chốt trong công tác xây dựng luật là cần xây dựng các bộ luật để khi ban hành chúng có hiệu lực và đi vào đời sống kinh tế - xã hội ngay mà không phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn luật của Chính phủ như hiện nay. Điểm mấu chốt của cải cách thể chế là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện các hệ thống luật pháp để Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường có hiệu quả mà không cản trở thị trường phát triển.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ hai:
Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa kinh tế với an sinh xã hội, văn hóa, môi trường, quốc phòng an ninh → Nhận thức đầy đủ, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ ba:
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là quá trình phát triển liên tục, có kế thừa, đảm bảo an ninh quốc gia→ “không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn” → TBT nói “đánh chuột mà không làm vỡ bình mới khó” → âm thầm xét xử các vụ đại án ngành ngân hàng, không gây xáo trộn hoạt động → tỷ lệ hối đoái của đồng VN với thế giới vẫn ổn định.
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ tư: Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ; bảo đảm định hướng XHCN; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chệch hướng là một trong 4 nguy cơ đã được chỉ ra từ lâu → Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Phó TBTGTW viết “ chệch hướng chắc là không thể quay lại thời kỳ phong kiến vì đã phát triển vượt qua nó, chệch hướng sang TBCN thì trình độ chưa đến đó, Mà nếu chệch sang CNTB phát triển thì cũng không phải đáng lo, vì khi ấy chúng ta sẽ đến được gần hơn với CNXH” →đáng lo nhất là chệch sang “CNTB thân hữu” – một hiện tượng, sự biến tướng, sự tha hóa chứ không phải là giai đoạn phát triển nào của CNTB
Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo
I . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Quan điểm thứ năm:
Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. →Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên rải thảm, dưới rải đinh”, “chim chưa đậu, nhậu hết rồi”, “nói zậy mà hổng phải zậy”….
II. MỤC TIÊU
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo tiền đề vững chắc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
II. MỤC TIÊU
B. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020
- Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với các lĩnh vực khác. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
II. MỤC TIÊU
C. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là mục tiêu đầy tham vọng và rất khó khăn.
III. NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
Nghị quyết 11-NQ/TW đề ra 7 nhóm giải pháp chủ yếu:
1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
5. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
-Khái niệm: nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là:
+ Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường
+ Đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
+ Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
+ Có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Mục đích
Xây dựng CNXH ở VN → bản chất của CNXH là lấy con người làm trung tâm, vì con người và do con người
Cách thức thực hiện
Nhiều hình thức sở hữu; nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế NN đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế→ NN bảo hộ quyền sở hữu, các chủ thể kinh tế bình đẳng, cạnh tranh, hợp tác theo pháp luật; khuyến khích làm giàu hợp pháp.
Vai trò của Nhà Nước và thị trường
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.
Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ và huy động các nguồn lực.
Định hướng XHCN là gì?
Phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ nâng cao đời sống nhân dân chúng ta cần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa (vì con người và do con người).
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Một là, hoàn thiện thể chế về sở hữu:
Thể chế là gì?
Thể chế (KT-XH) là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các bộ luật (luật cơ bản và luật “hành xử”), các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng→ Thể chế sở hữu là các điều luật, quy định về quyền sở hữu tài sản.
Thể chế hoá đầy đủ quyền sở hữu tài sản đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên; về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công; về sở hữu trí tuệ theo hướng được bảo vệ và thực thi hiệu quả; về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự.
Hai là, hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Đối xử chưa công bằng với các thành phần kinh tế → theo chỉ số PCI năm 2016:
1) Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: “hai năm qua, hơn 38% doanh nghiệp vẫn cho biết “tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp”
2) Tính minh bạch: “Đáng quan ngại là mối quan hệ cá nhân với công chức nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2016, 66% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị cho biết phải sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận thông tin, cao hơn 16 điểm phần trăm so với mốc thấp lịch sử năm 2008”
Đối với Thanh Hóa:Trích báo cáo PCI → “các doanh nghiệp tại Thanh Hóa đánh giá chất lượng giải quyết công việc của cán bộ địa phương kém hơn hẳn năm ngoái, tỉ lệ cho rằng cán bộ giải quyết hiệu quả giảm tới hơn 20 điểm phần trăm, từ 61% (2015) xuống còn 40% (2016). Chỉ khoảng 32% cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản, giảm mạnh so với năm trước (49%). Có tới 1/3 doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian trong năm để tìm hiểu và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính. Đất đai, thuế và xây dựng là các lĩnh vực được đánh giá năm vừa qua có nhiều phiền hà. Hơn 70% doanh nghiệp đồng ý rằng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến.
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Một là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
Một số giải pháp cần lưu ý: (Các yếu tố thị trường thực chất là các chính sách của Nhà nước đối với các thị trường):thực hiện nhất quán cơ chế giá; không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá hàng hóa, dịch vụ; chính sách tài chính về đất đai; thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
3. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường
Có 5 loại thị trường chính hiện nay:
- Thị trường hàng hóa và dịch vụ;
- Thị trường tài chính;
- Thị trường khoa học công nghệ;
- Thị trường bất động sản;
- Thị trường lao động.
Ngoài ra có một số thị trường mới xuất hiện như: thị trường các dịch vụ có hàm lượng tri thức, công nghệ cao; thị trường công nghiệp môi trường, công nghiệp văn hóa...
4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
-Tích cực thực hiện "Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững" của Liên hợp quốc;triển khai chiến lược tăng trưởng xanh; khuyến khích người dân tự nguyện tham gia bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
- Hoàn thiện pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thể chế liên kết vùng; xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị. Sớm xây dựng mô hình điều phối liên kết vùng, xác định rõ địa phương đầu tàu và nhiệm vụ của từng địa phương trong vùng.
5. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp để giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; nâng cao năng lực phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường
`
6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
Một là, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội
Hai là, nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện thể chế của Nhà nước
Ba là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp
`
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:
(1)- Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra
(2)- Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Xây dựng thể chế làm căn cứ xử lý dứt điểm, hiệu quả các tồn tại, yếu kém đã tích tụ trong nền kinh tế nhiều năm qua, đặc biệt là việc xử lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư công không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.
(3)- Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
`
7. Một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:
(4)- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước.
(5)- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê hữu huấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)