Nghĩa của câu(Tiêt1,2)

Chia sẻ bởi Hoàng Thiên Nga | Ngày 21/10/2018 | 80

Chia sẻ tài liệu: nghĩa của câu(Tiêt1,2) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiếng Việt

Nghĩa của câu
Nghĩa của câu

Hai thành phần nghĩa của câu
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
Hệ thống bài nghĩa của câu
1
2
3
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
1.1. Tìm hiểu ngữ liệu sgk trang 6.
b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng …
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…
a1. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
(Nam Cao)
a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

Nghĩa của câu
TP nghĩa thứ nhất là đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) ta gọi là nghĩa sự việc.
Hai câu trong từng cặp câu trên đều đề cập đến một sự việc, theo em đó là sự việc gì?
=> a1,a2 đề cập cùng một sự việc: Có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ.
=> b1,b2 cũng đề cập đến một sự việc: (nếu tôi nói) người ta cũng bằng lòng.
Qua việc tìm hiểu ngữ liệu trên, em rút ra được thành phần nghĩa thứ nhất của câu là gì?
So sánh hai câu trong từng cặp câu trên và trả lời câu hỏi gợi ý trong sgk?
TP nghĩa thứ hai là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó ta gọi là nghĩa tình thái.
 
Nghĩa của câu
TP nghĩa thứ nhất là đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) ta gọi là nghĩa sự việc.
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
Trong bốn câu trên ngoài nội dung sự việc, các bạn thấy:
+ Câu a1 thể hiện sự đánh giá chưa chắc chắn. Biểu hiện qua từ “hình như”.
Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc? Thể hiện ở từ ngữ nào?
Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc? Thể hiện qua từ ngữ nào?
+ Câu b1 thể hiện thái độ phỏng đoán, có độ tin cậy cao. Biểu hiên qua từ “chắc”
Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
+ Câu a2,b2 thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường đối với sự việc.
Qua việc tìm hiểu ngữ liệu trên, bạn rút ra được thành phần nghĩa thứ hai của câu là gì?
=> Mỗi câu luôn có hai thành phần nghĩa.
1.1. Tìm hiểu ngữ liệu.
1.2. Nhận định.
Nghĩa của câu
1. Hai thành phần nghĩa của câu.


Dạ bẩm, thế ra y văn võ
đều có tài cả. Chà chà!
(Nguyễn Tuân,
Chữ người tử tù)
=> Câu l: Nghĩa sự việc “y văn vẻ đều có tài cả”.
Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên “thế ra”.
Thái độ kính cẩn “dạ bẩm”.


=> Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán “chà chà!”.
1.2. Nhận định.
1.1. Tìm hiểu ngữ liệu.
Nhưng cũng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
Hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau. Câu không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.
TP nghĩa thứ nhất: Nghĩa sự việc.
TP nghĩa thứ hai: Nghĩa tình thái.
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm.
Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
Qua phần tìm hiểu ngữ liệu ở phần 1. em hiểu thế nào là nghĩa sự việc?
Nghĩa của câu
“ Liên đếm lại những phong

thuốc lào, xếp vào hòm các

bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm

nhẩm tính tiền hàng”.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
sv1
sv2
sv3
Ví dụ trên đề cập đến mấy sự việc, đó là những sự việc gì?
Nghĩa của câu
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm.
2.2. Một số câu biểu hiện của nghĩa sự việc.
Nghĩa của câu
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm
2.2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
2.2.1 Câu biểu hiện hành động.
 
Động từ chỉ hành động: cắt đặt, xuống.
Sự việc trong câu: Xuân Tóc Đỏ sắp xếp mọi việc rồi xuống chỗ những người đi đưa.
2.2.2 Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
Tính từ chỉ đặc điểm: xanh ngắt, trạng thái: ngán.
Sự việc trong câu: trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, xuân đi xuân lại lại.
 
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
(Nguyễn Khuyến)
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
(Hồ Xuân Hương)
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
=> Câu biểu hiện hành động là câu có vị ngữ là động từ chỉ hành động.
=> Câu biểu hiện trạng thái, tính chất đặt điểm là câu có vị ngữ là tính từ chỉ trạng thái tính chất đặc điểm.
+ Chỉ ra các động từ trong câu? Nó thuộc thành phần nào trong câu?

Em hãy tìm từ ngữ nào trong câu chỉ đặc điểm, trạng thái hay tính chất trong ví dụ?
+ Nghĩa sự việc được nói đến trong câu là gì?
Em hiểu thế nào là câu biểu hiện tính chất đặc điểm trạng thái?
Em hiểu thế nào là câu hành động?
Nghĩa của câu
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm.
2.2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.


+ Từ chỉ quá trình: đưa vèo.
+ Sự việc trong câu: lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
 

Lom khom dưới núi tiều vài chú.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo ngang)

Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2.2.3 Câu biểu hiện quá trình
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)
2.2.4 Câu biểu hiện tư thế
Từ chỉ tư thế: lom khom, ngồi.
Sự việc trong câu: vài chú tiều dưới núi dáng lom khom, một bà ngồi giữa giường thất bảo.
=> Câu biểu hiện quá trình là câu có vị ngữ là động từ hoặc từ chỉ quá trình.
=> Câu biểu hiện tư thế là câu có vị ngữ chứa những từ chỉ tư thế.
Dấu hiệu chỉ quá trình trong câu này là gì? Hãy nêu nghĩa sự việc trong câu?
Từ ngữ chỉ tư thế trong câu này là gì? Hãy nêu nghĩa sự việc trong câu?
Em hiểu thế nào là câu biểu hiện quá trình?
Em hiểu thế nào là câu biểu hiện tư thế?
Nghĩa của câu
2.2.5 Câu biểu hiện sự tồn tại
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Loại sự việc tồn tại có thể có hai bộ phận:
 Động từ chỉ sự tồn tại: còn, hết, thỏ thẻ.
Sự vật tồn tại trong câu: bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi, oanh vàng.
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm.
2.2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
2.2.6 Câu biểu hiện quan hệ
Đội tảo là một tay vai vế trong làng.
(Nam Cao, Chí phèo)
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Các từ chỉ quan hệ trong câu thường gặp:
Là: đồng nhất
Của: sở hữu
Như, giống nhau, hệt, tựa…:so sánh
Vì, tại, do, bởi…:nguyên nhân
Để, cho: mục đích
 
Từ chỉ quan hệ trong câu: là, như.
Sự việc trong câu: đội tảo là một tay vai vế trong làng, ngựa xe như nước áo quần như nêm
=> Câu biểu hiên tồn tại là câu có vị ngữ là từ chỉ sự tồn tại như còn, hết, mất.
=> Câu biểu hiện quan hệ là câu có vị ngữ là từ chỉ quan hệ.
Động từ tồn tại trong ví dụ là gì?
Sự vật tồn tại trong ví dụ là sự vật gì?
Từ chỉ quan hệ trong ví dụ trên là từ nào? Sự việc trong ví dụ trên là gì?
Em hiểu thế nào là câu biểu hiện tồn tại?
Em hiểu thế nào là câu biểu hiện quan hệ?
Ngoài từ “là”, “như” là
từ chỉ quan họ, em hãy kể tên vài từ chỉ quan hệ thường gặp?
3. Tổng kết – Luyện tập.
3.1. Tổng kết ( ghi nhớ sgk, tr 8).
3.2. Luyện tập.

Nghĩa của câu
1. Hai thành phần nghĩa của câu.
2. Nghĩa sự việc.
2.1. Khái niệm.
2.2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
Hai thành phần nghĩa :
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập trong câu.
Biểu hiện nhờ từ ngữ đóng vai trò CN, VN, TN, KN và một số thành phần phụ khác.
Thảo luận nhóm
Nội dung: phân tích biểu hiện của nghĩa sự việc trong từng dòng thơ của bài thơ “câu cá mùa thu”.
Bài tập 1: sgk trang 9
Sự việc chỉ trạng thái
Sự việc chỉ đặc điểm
Sự việc chỉ quá trình
Sự việc chỉ quá trình
Trạng thái, đặc điểm
Đặc điểm, tình thái
Sự việc chỉ tư thế
Sự việc chỉ hành động
Câu cá mùa thu
Bài tập 2
a, Nghia tỡnh thỏi th? hi?n ? cỏc t? k?, th?c, dỏng. Cỏc t? ng? cũn l?i bi?u hi?n nghia s? vi?c. Nghia tỡnh thỏi: cụng nh?n s? "danh giỏ" l� cú th?c nhung ch? th?c ? m?t phuong di?n n�o dú (t? k?), cũn ? phuong di?n khỏc thỡ l� di?u dỏng s?.
b, T? tỡnh thỏi "cú l?" th? hi?n m?t ph?ng doỏn ch? m?i l� kh? nang, chua ho�n to�n ch?c ch?n v? s? vi?c (c? hai ch?n nh?m ngh?)
c, Cõu cú hai s? vi?c v� hai nghia tỡnh thỏi.
S? vi?c th? nh?t: h? cung phõn võn nhu mỡnh. S? vi?c n�y cung ch? du?c ph?ng doỏn chua ch?c ch?n (t? d? = cú l?, hỡnh nhu,.)
S? vi?c th? hai: mỡnh cung khụng bi?t rừ con gỏi mỡnh cú hu hay l� khụng. Ngu?i núi nh?n m?nh b?ng ba t? tỡnh thỏi d?n, chớnh, ngay.

Bµi tËp 3
Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, /.../ không phải là kẻ xấu hay là vô tình.
(Theo Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
hình như
có thể
hẳn
lẽ nào
họa chăng
Đáp án
III. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 18).
Bạn hãy phân tích nghĩa tình thái ở các từ ngữ in đậm trong ngữ liệu : “sự thật, quả, thật, chắc, hình như, chỉ, là cùng, giả thử, toan, phải, không thể, nhất định” ?
III. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 18).
Sự thật là :
Quả, thật :
- Chắc là :
- Hình như :
Thật,có đến :
- Chỉ, là cùng :
- Giả thử :
- Toan :
- Phải :
- Không thể :
- Nhất định :
Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Khẳng định tính chân thực của sự việc
Phỏng đoán có độ tin cậy cao.
Phỏng đoán có độ tin cậy thấp
Đánh giá về mức độ.
Đánh giá về số lượng.
Đánh giá sự việc có thực.
Khẳng định khả năng của sự việc.
Đánh giá sự việc chưa xảy ra.
Khẳng định sự cần thiết.
Khẳng định tính tất yếu.
Tình thái ?
III. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 18).
Vậy sự nhìn nhận, sự đánh giá, thái độ của người nói được bộc lộ trong câu được thể hiện ở những tình thái nào ?
III. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 18).
-Là sự khẳng định tính chân thật của sự việc.
Là sự phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
Là sự đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
Là sự đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Là sự khẳng định tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Từ ngữ in đậm nào trong ngữ liệu, bộc lộ tình cảm của người nói đối với người nghe ? Đó là tình cảm gì ?
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Nhé ? Nhỉ ? > Tình cảm thân mật, gần gũi.
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Từ ngữ in đậm nào trong ngữ liệu, bộc lộ thái độ của người nói đối với người nghe ? Đó là thái độ gì ?
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Kệ mà > Thái độ bực tức, hách dịch.
Bẩm > Thái độ kính cẩn.
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Như vậy nghĩa tình thái thể hiện điều gì của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe ?
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Ghi nhớ : ( SGK trang 19).
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ(tình cảm), sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ qua các từ ngữ gì trong câu ?
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Tìm hiểu ngữ liệu: ( SGK trang 19).
Ghi nhớ : ( SGK trang 19).
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ(tình cảm), sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
Nó có thể bộc lộ riêng qua các từ ngữ, xưng hô, tình thái trong câu.
III. Nghĩa tình thái :
Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
IV. Luyện tập:
IV. Luyện tập:
BT.1 : Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
a. Nghĩa sự việc : ( nắng) hiện tượng thời tiết
- Nghĩa tình thái : ( chắc) Phỏng đoán với độ tin cậy cao.
b. Nghĩa sự việc : Tấm ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa tình thái : (rõ ràng) khẳng định sự việc ở mức cao
c. Nghĩa sự việc : Cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
- Nghĩa tình thái : (thật là).Khẳng định một cách mỉa mai
IV. Luyện tập:
d. Nghĩa sự việc : - Hắn sống bằng giật cướp, dọa nạt. (1)
- Hắn mạnh vì liều.(2)
- Nghĩa tình thái : (Chỉ) đánh giá mức độ.(1)
(Đã đành) thái độ miễn cưỡng.(2)
BT.2 Tìm từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái
a. Nói của đáng tội : Thái độ thừa nhận
b. Có thể : Phỏng đoán mức độ cao.
c. Những : Đánh giá số lượng.
d. Kia mà ! : Thái độ nhắc nhở để trách móc.
IV. Luyện tập:
BT.3 Chọn từ ngữ tình thái thích hợp cột B điền vào cột A.



Câu a : “hình như” Sự phỏng đoán độ tin cậy thấp.
Câu b : “dễ” Sự phỏng đoán độ tin cậy cao.
Câu c : “tận” Đánh giá mức độ
Tổng kết
Nguyễn Thị Thanh Minh
Ngô Bảo Anh
Lê Thị Tuyết Nhi
Lê Tuấn Anh
Nguyễn Thị Thuý Vi
Trần Thanh Sang
Nguyễn Hoài Bảo Thi
Lã Thanh Lâm
Trần Đăng Giáo
Danh sách nhóm 2
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thiên Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)