Nghe thuat trong truyen kieu

Chia sẻ bởi Dương Nhật Hân | Ngày 24/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: nghe thuat trong truyen kieu thuộc Excel

Nội dung tài liệu:

Một số giá trị nghệ thuật của " Truyện Kiều"
( Báo cáo chuyên đề năm 2007 )

I/ Nghệ thuật miêu tả:
Có thể nói nghệ thuật miêu tả là một sáng tạo, tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Gồm có nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, tả người,tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm trạng của người.
1/ Tả cảnh:
Thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đa dạng, phong phú, chính xác ,đặc sắc.Nếu đem so sánh với thiên nhiên " Kim vân Kiều truyện "ta thấy trong " Kim Vân Kiều truyện " của Thanh Tâm tài nhân thiên nhiên vắng vẻ đơn điệu, chỉ thấy mờ nhạt, rời rạc, loáng thoáng năm bảy lần. Còn ở đoạn trường tâm thanh - truyện kiều thì thiên nhiên đi đó về đây khắp cả cốt truyện.Thiên nhiên được xây dựng,miêu tả bao giờ cũng gắn chặt với cuộc sống con người,mang linh hồn và hơi thở của con người.
Về miêu tả cảnh thiên nhiên ta có thể thấy rõ ở Nguyễn Du hai bút pháp.Tả cảnh ngụ tình và tả thực với bút pháp tả thực ông vừa kế thừa, vừa phát huy sáng tạo bút pháp cổ điển ,ước lệ .Với nghệ thuật này,trong trang thơ ông đã hiện lên những bức tranh phong cảnh làm say lòng người. Có thể đơn cử mùa xuân trong thơ ông hiện lên với bức tranh sơn - thuỷ ,hữu tình đầy hương vị màu sắc .....
" cỏ non xanh tận chân trời
cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
sắc cỏ xanh non làm nền,không gian rộng lớn ,khoáng đạt,vừa có chiều sâu, chiều cao,tầm xa. Màu sắc tươi tắn hài hoà tràn đầy hơi thở mùa xuân. Màu trắng hoa lê "điểm" chấm phá nên nền xanh của cỏ mùa xuân và bầu trời trong tiết tháng ba- thanh minh. Đó là bức tranh xuân điển hình trong thơ ca dân tộc.
Đọc truyện Kiều ai mà chả đọc câu thơ:
Dưới trăng, quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
Hồn quê Việt nam vào hè là thế đó. Dòng thời gian trôi chảy như mang khát vọng con người trong tiếng gọi hè ấy. Vừa rạo rực, vừa nóng hổicnhư đang thức tỉnh hồn người. Bốn chữ có phụ âm "L" " lửa lựu, lập loè" được Nguyễn Du sử dụng thật đắc địa. Những âm thanh uyển chuyển, luyến láy gợi nên nét hối hả, rạo rực của mùa hè.
Bên cạnh bút pháp tả thực, tả cảnh ngụ tình được Nguyễn Du sử dụng hết sức điêu luyện, cảnh mang hồn người, cảnh và tình hài hoà, sống động,hình tượng, biểu cảm,tâm trạng. Qua trên ta có thể hình dung được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Ví vụ khi viếng mộ nàng Đạm Tiên:
" Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm mộ bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh.
Nhưng cũng tại nơi đây cũng "dịp" cầu và dòng nước ấy, tâm trạng Kiều khác hẳn khi gặp Kim Trọng, cảnh đường cũng như chuyển đổi sắc. "Khách đà lên ngực người còn ghé theo":
" Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nhật Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)