Nghệ thuật quản lí

Chia sẻ bởi Trương Công Một | Ngày 02/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Nghệ thuật quản lí thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

mười năng lực
"học thuật quản lý "
của người CBQLGD- hiệu trưởng trong điều hành cơ quan
và nhà trường
trước bối cảnh hội nhập

1/ Bối cảnh hội nhập và sứ mệnh của Giáo dục
Nhà trường

Bối cảnh hội nhập đã đặt ra các quan niệm mới về giáo dục và nhà trường
Giáo dục - Nhà trường ngày nay không đơn thuần chỉ là thiết chế sư phạm. Nó còn phải là một thiết chế kinh tế trong khu vực kinh tế dịch vụ. Tổng hợp lại nó là thiết chế "kinh tế - sư phạm" của đời sống cộng đồng.
Sứ mệnh cao cả của giáo dục - nhà trường là đào tạo được các sản phẩm gắn kết ba phạm trù "nhân" cho cộng đồng đất nước.
Đó là "Nhân cách - Nhân lực - Nhân tài".
"Nhân cách" tạo ra "Nhân lực" thì đất nước mới hội nhập được tốt, song tiếp đó phải có "Nhân tài" thì đất nước mới hội nhập bền vững.
Chỉ quan tâm đến bộ đôi "Nhân lực - Nhân tài" mà không quan tâm đến "Nhân cách", giáo dục - nhà trường cũng không làm tròn sứ mệnh của mình; Song chỉ làm tốt vấn đề nhân cách mà không thúc đẩy để có "Nhân lực - Nhân tài" tốt cho đất nước thì giáo dục - nhà trường cũng chỉ tạo ra các sản phẩm chưa trọn vẹn cho cộng đồng cho đất nước và do dó cũng không thể góp phần thực hiện hội nhập kết quả.

Nhân l?c
Nhân tài
Nhân cách
2/ Người CBQLGD - Hiệu trưởng vừa phải có tư duy thực chứng lại vừa phải có tư duy chuẩn tắc đối với sự phát triển của đơn vị .
Giáo dục - nhà trường với sứ mệnh "tam nhân" như đã nêu vừa phải hoạt động theo tinh thần "hiệu quả - kết quả" song phải hướng "hiệu quả" này vào các mục tiêu không vụ lợi của nhà trường. Người CBQLGD - Hiệu trưởng luôn luôn phải đặt ra cho mình năm câu hỏi.
(i) Thực hiện có các hoạt động gì?
(ii) Để tiến hành các hoạt động đó phải có nguồn vốn nào?
(iii) Phải thực hiện các hoạt động đó theo cách nào?
(iv) Các hoạt động đó có các mục tiêu nào?
(v) Ai được thụ hưởng kết quả các hoạt động đã tiến hành
3/ Mười năng lực mang tính học thuật đối với người CBQLGD - Hiệu trưởng để thực hiện tốt sứ mệnh "Tam nhân".


(i) Năng lực "Lãnh đạo":
Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết tâm phục mình, năng lực biết uỷ quyền, tản quyền, phân quyền, năng lực tự đánh giá được mình, năng lực tạo ra cho nhà trường thấy được viễn cảnh phát triển và có quyết tâm đưa nhà trường đi tới viễn cảnh đó.
(ii) Năng lực "Điều khiển"

Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết khẩu phục, năng lực vạch ra được mục tiêu phát triển , ban hành được các mệnh lệnh làm cho công việc diễn ra trôi chẩy. Năng lực này nhờ các kiến thức về Điều khiển học, về Toán kinh tế, về Quản lý sự thay đổi.
(iii) Năng lực kế hoạch hoá

Đó là loại năng lực đưa mọi công việc của nhà trường gắn với trục thời gian, móc chắc vào trục thời gian vừa biết thanh lý chắt lọc cái đã qua, biết thích ứng với cái hiện tại và biết tiên liệu được tương lai.
Người CBQLGD - Hiệu trưởng phải có năng lực vạch ra được kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường .
ở đây có hai vấn đề phải quyện được vào nhau tìm ra việc đúng mà làm và làm đúng các việc đã chọn(To do right thing và To do thing right)
(iv) Năng lực tổ chức

Đó là loại năng lực gắn kết các con người thành một khối(cơ cấu) và vận động các cơ cấu này bằng cơ chế thích hợp đi đến mục tiêu.
Năng lực tổ chức đòi hỏi người Hiệu trưởng có sự hiểu biết và giải quyết đúng vấn đề "nhân sự", vấn đề "bộ máy" , vấn đề "nguồn nhân lực", vấn đề "cơ chế" .
(v) Năng lực quản trị

Quản trị là một khía cạnh của quản lý, song trong bước phải quán triệt tư duy Kinh tế giáo dục vào nhà trường thì nó là khía cạnh then chốt nhất của công việc quản lý .
Người CBQLGD - Hiệu trưởng phải linh hoạt trong chiến lược đào tạo làm cho cộng đồng chấp nhận sản phẩm làm ra của trường mình đồng thời hướng việc đào tạo làm ra các sản phẩm theo nhu cầu phát triển của cộng đồng. Người CBQLGD - Hiệu trưởng cũng phải có năng lực tính toán được chi phí của tiến trình đào tạo và xác định được giá thành đào tạo đối với mỗi loại hình đào tạo(sản phẩm đào tạo)
(vi) Năng lực ra quyết định và triển khai hiệu lực quyết định
Ra quyết định về giáo dục, đào tạolà điểm mấu chốt của quá trình quản lý. Ra quýet định là một bước và tiếp đó là triển khai thực hiện quyết định.
Triển khai thực hiện quyết định của người Hiệu trưởng đối với nhà trường có thể ví như sự triển khai đối với một đơn vị quân đội lại có thể ví như sự triển khai hoạt động đối với một dàn nhạc và có lúc như sự triển khai đối với một đội bóng đá tranh giải. Người CBQLGD - Hiệu trưởng phải có kiến thức kỹ năng phân tích "SWOT" tĩnh, "SWOT" động

Có lúc phải thực hiện hành động "ổn định, phòng thủ", có lúc phải thực hiện hành động "ổn định - thích ứng", có lúc phải thực hiện "ổn định - tăng trưởng", và có lúc phải biết "tăng tốc - phát triển".
Phải biết tham vấn người dưới quyền, song phải có bản lĩnh triển khai quyết định ở các "thời điểm Internet"
(vii) Năng lực giám sát
Giám sát là công việc thường xuyên của người CBQLGD - Hiệu trưởng . Giám sát là trông nom đôn đốc việc dạy của thầy, việc học của trò, công việc của các bộ phận hỗ trợ cho thầy và trò dạy tốt, học tốt. Năng lực giám sát đòi hỏi vừa có sự bao quát , vừa có sự cụ thể tỉ mỉ.
Người CBQLGD - Hiệu trưởng có năng lực để lại dấu ấn của mình ở mọi nơi, mọi lúc trong HD nhà trường
Năng lực này nhờ người CBQLGD - Hiệu trưởng biết đề ra các phương thức giám sát vừa chặt chẽ, vừa mềm mỏng (lạt mềm buộc chặt). Người CBQLGD - Hiệu trưởng biết dùng quyền lực chức vụ và quyền lực mềm, biết phối hợp tốt cả đạo lý, pháp lý và công lý khiến cho mọi người hành động theo hệ giá trị mà tập thể sư phạm đã đồng thuận đề ra.
(viii) Năng lực kiểm tra
Kiểm tra vừa giao nhau lại vừa có sự khu biệt với giám sát. Trong nhà trường thường nói tới việc kiểm tra nội bộ thí dụ việc dự giờ thăm lớp để kiểm tra việc dạy và học của thầy và trò , việc kiểm tra sổ sách hồ sơ của các bộ phận hành chính quản trị, giáo vụ và các bộ phận chức năng nhằm làm cho hoạt động của nhà trường đi vào quy củ nền nếp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí cấp trên đề ra.
Kiểm tra diễn ra theo định kỳ và cũng có thể thực hịên đột xuất. Dù theo hình thức nào thì mục đích cũng để phòng ngừa việc xấu và kịp thời biểu dương cái tốt.
Giám sát và kiểm tra hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau và đều giúp cho người Hiệu trưởng phát triển được cả cái tài, cái tầm trong điều hành nhà trường .

Người có tài là người:
Việc sai mà phải sửa được
Việc xấu mà ngăn được
Việc hỏng mà vớt được
Người có tầm là người:
Chưa có việc mà biết việc sắp tới
Mới có việc mà biết việc diễn biến ra sao
Triển khai việc làm mà dự đoán được kết quả cuối cùng
Năng lực "kiểm tra" giúp cho người Hiệu trưởng phát triển được cái "tài" còn năng lực "giám sát" giúp cho người Hiệu trưởng phát triển được cái "tầm" trong điều hành nhà trường .
(ix) Năng lực đánh giá

Giám sát và kiểm tra dều gắn liền với vịêc đánh giá, lượng giá.
Muốn đánh giá phải có kiến thức và kỹ thuật"Đo lường". Đo lường và đánh giá kết hợp với nhau thành kỹ năng "Đo lường - Đánh giá"
"Đánh giá học sinh" (Assessement) là công việc của toàn trường mà người Hiệu trưởng phải tập hợp sức mạnh tập thể làm thật khách quan việc này.
Đây là sự đánh giá được nhiệm vụ chính trị của nhà trường . Hiệu trưởng phải nắm vững mô hình kiểm tra chất lượng (Quality Control - QC), mô hình đảm bảo chất lượng (Quality assurance - QA), mô hình quản lý chất lượng toàn thể (Total qulity management) để làm tốt việc đánh giá học sinh (Assessement).
Phục vụ cho việc đánh giá học sinh, Hiệu trưởng phải có hiểu biết và kỹ năng đánh giá chương trình, đánh giá giáo viên(nhân sự) đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính, tiến tới việc đánh giá hiệu quả đào tạo ngoài đối với nhà trường qua việc ứng dụng kiến thức về hàm sản xuất .
(x) Năng lực phản hồi (Feed back)

Hiệu trưởng có khả năng phản hồi được tình hình nhà trường với cấp trên (lãnh đạo theo ngành và theo lãnh thổ) với các đối tác cộng tác của nhà trường , phản hồi kết quả học tập học sinh đến gia đình học sinh và học sinh.
Tuỳ theo từng đối tượng mà có phản hồi thích hợp . Đây là quá trình xử lý thông tin. nguyên tắc chung là đảm bảo tính khách quan, tính trung thực song phải biết chọn lọc theo mục đích để phản hồi có kết quả tối đa.

Có thể minh hoạ "Ngôi nhà năng lực học thuật" của người CBQLGD - Hiệu trưởng với các cấu thành sau đây.
- Móng nhà là hai loại năng lực: Lãnh đạo - điều khiển .
- Nền nhà là ba loại năng lực : Tổ chức - Kế hoạch - quản trị
- Thân nhà bao gồm các phòng ở, bao quát ba năng lực :Ra quyết định - Giám sát - Kiểm tra
- Mái nhà là hai loại năng lực : Đánh giá - Phản hồi


Lãnh đạo - điều khiển
Kế hoạch
tổ chức
quản trị
ra quyết định
giám sát
kiểm tra
Kế hoạch
ra quyết định
đánh giá
phản hồi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Công Một
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)