Nghệ thuật múa chămpa

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hòa | Ngày 23/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: nghệ thuật múa chămpa thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI:

NGHỆ THUẬT MÚA CHĂM
Thực hiện: Nhóm 5
Lớp : 08SLS
GVHD : Trần Thị Mai An
Cấu trúc đề tài
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Các
khái
niệm
Sự
hình
thành

phát triển
Các loại
hình
Các đặc
điểm
Ý nghĩa
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Dân tộc Chăm được biết đến với nhiều tên gọi: Chàm, Chiêm Thành, Hroi,…. Họ có một nền văn hóa độc đáo mang tính chủ thể cao.
Nghệ thuật múa là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Chăm. Nó được xem là ngôn ngữ giao tiếp của người Chăm với thần linh. Đối với từng người Chăm múa như là linh hồn của họ, nó gắn liền với cuộc sống, ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một nét tiêu biểu riêng của dân tộc.
NỘI DUNG
1. Các khái niệm
Nghệ thuật:
- Là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể, chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mĩ
- Là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm ngưỡng qua các giác quan, từ đó biểu lộ cảm xúc cá nhân.
Múa:
- Là một dạng nghệ thuật giống như các ngành nghệ thuật khác, phản ánh thực tiễn bằng các hình tượng nghệ thuật.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Ban đầu, múa dân gian Chăm chỉ là những động tác đơn giản, chưa mang tính nghệ thuật.
Sau này, khi sản xuất phát triển, múa Chăm ngày càng được nâng cao hơn, điêu luyện hơn. Phát triển thành múa tín ngưỡng dân gian.
Khi kinh tế-xã hội con người tiến lên một bước cao hơn thì múa dân gian Chăm bắt đầu hoàn thiện và trở thành một “ nghệ thuật”.

3. Các loại hình nghệ thuật múa Chăm

Các
loại
hình
nghệ
thuật

Múa dân gian
Múa tín ngưỡng-tôn giáo
Múa cung đình
3.1 Múa dân gian (hay còn gọi là múa cộng đồng).
Múa dân gian gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Múa dân gian không phức tạp, động tác, cấu trúc luật động đơn giản, nhưng phong cách hết sức nghiêm khắc.
Có sử dụng những đạo cụ và những đạo cụ đó là những đạo cụ sinh hoạt hàng ngày, gần gũi với dân tộc Chăm. Và dựa vào những đạo cụ đó mà gọi tên điệu múa.
Dựa vào 4 động tác cơ bản: múa con công, múa con gà tây, múa quý phái, múa hoàng tử.
Bến Nước Tình yêu
Múa khăn
Múa Đoa Pụ (múa đội lu)


múa quạt
Múa trống
3.2 Múa tín ngưỡng-tôn giáo
Hình thái múa tín ngưỡng-tôn giáo thể hiện sự sùng bái đối với các lực lượng tự nhiên và các vị thần linh của cư dân Chăm
Một số loại múa tôn giáo – tín ngưỡng riêng biệt chỉ dùng trong cúng lễ, nghiêm cấm không được múa ở những nơi ngoài quy định.
Các loại múa tín ngưỡng-tôn giáo: múa bóng, múa phồn thực, múa roi, múa pattri,…Múa Siva là điệu tiêu biểu nhất trong loại hình này.
Tượng thần Siva trong vũ điệu vận hành vũ trụ
Múa Siva bên tháp Mỹ Sơn
Múa Siva – Linga
Múa Patri

Múa Bà Bóng
3.3. Múa cung đình
Múa cung đình của cư dân Chăm chỉ được thưởng thức bởi các vị vua chúa ngày xưa.
Phát triển chủ yếu trong thời kì tồn tại các vương quốc Chăm cổ, ngày nay bị hạn chế, rời rạc và khó thu thập
Múa cung đình được chia ra bốn loại đề tài khác nhau: chúc tụng, ca ngợi, nghi lễ, vui chơi.
Thường được tổ chức gọn nhẹ với một số lượng nghệ nhân trình diễn tương đối ít.

Múa cung đình còn gọi là múa Apsara, ngày xưa chỉ có bậc vua chúa mới được thưởng thức
“Những vòm ngực căng phồng ban mai
Những vòm ngực nung trầm suy tưởng
Hôm qua và ngàn sau.
Nhảy múa giữa hoàng hôn
Đường cong bay bay chiều vụn nát.
Bóng đêm tràn dài thung lũng khát
Nhảy múa gọi bình minh
Paranưng miệt mài ngàn năm vỗ”.
(nhà thơ Inrasara)
4. Đặc điểm của nghệ thuật múa Chăm
Nghệ thuật múa Chăm mang nặng tính “thiêng”. Vì vậy, nghệ thuật múa Chăm thường gắn với các lễ hội, gắn với tín ngưỡng tôn giáo.
Nghệ thuật múa Chăm chịu ảnh hưởng bởi quan niệm âm dương của người Chăm.
Nghệ thuật múa Chăm đa dạng và có sự hòa hợp giữa các loại hình múa.
Nghệ thuật múa Chăm chịu ảnh hưởng của nghệ thuật múa cổ Ấn Độ.
Nghệ thuật múa Chăm có mối quan hệ với điêu khắc.
Nghệ thuật múa Chăm kết hợp với âm nhạc để tạo ra một chỉnh thể.
Những đạo cụ âm nhạc được sử dụng trong nghệ thuật múa Chăm
Múa trống Paranưng
Nghệ thuật múa Chăm được thể hiện trên các tượng điêu khắc
Múa mừng hội Kate tại làng Cakling 2008
Múa quạt trong lễ hội Panagar
5. Ý nghĩa của nghệ thuật múa Chăm
Thể hiện sự sáng tạo, tâm hồn, tình cảm, ước vọng của mỗi người dân trong cộng đồng người Chăm.
Có giá trị vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống tâm linh của đồng bào người Chăm.
Ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật múa dân tộc.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa du lịch.
Múa Chăm tham gia vào các hoạt động văn hóa xã hội
Hoạt động đóng góp của nghệ thuật múa Chăm trong văn hóa du lịch của tỉnh Quảng Nam
KẾT LUẬN
Tóm lại, múa là một bộ phận độc đáo trong di sản văn hóa Chăm. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, các điệu múa Chăm ngày càng được phát triển theo hướng lành mạnh. Các đoàn nghệ thuật múa hát trước đây vốn phải chật vật để duy trì sự tồn tại của mình đã tìm được con đường riêng để có thể đứng vững được trong thời đại kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa kho tàng múa độc đáo này, chúng ta vẫn cần phải có những định hướng phù hợp để múa Chăm phát triển theo con đường riêng của nó, độc đáo và, không thể lẫn.
CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI
DANH SÁCH NHÓM:

1. NGUYỄN PHẠM XUÂN BÍCH
2. HOÀNG THỊ HÀ
3. PHÙNG THỊ NHUNG
4. NGUYỄN THỊ QUÝ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)