Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sơn | Ngày 18/03/2024 | 150

Chia sẻ tài liệu: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

1
Bài Thuyết Trình
Nhóm 2_Lớp 4C
Quách Văn Hoài
Bùi Văn Hoàng
Nguyễn Văn Hoàng
Lương Ngọc Hoàng
Ngô Trí Hùng
Lương Đức Huy
Tô Đức Kiên
Tăng Chí Lâm
Bùi Văn Mạnh


Trịnh Công Lý
Nguyễn Hữu Minh
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Ngọc
Lê Thị Nguyên
Hà Huy Nguyên
Văn Thị Nhiên
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
2
Chứng minh câu nói của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo". Và những yêu cầu của sáng tạo trên.
3
Chúng ta là những người thầy giáo, cô giáo trong tương lai. Và tất cả chúng ta đều biết rằng nghề dạy học đã hình thành từ rất lâu đời, ngay từ thời cổ đại, con người đã biết truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau bằng cách chỉ dạy, đó có thể là những hành động chỉ bảo làm việc, người nghe lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm. Và cũng từ đó mà dạy học ra đời.
4
Ngày nay, nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng cùng với chủ trương mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế nên giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo dục đã phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới, bởi vì đầu tư vào việc học là cách đầu tư khôn ngoan nhất. Cũng vì thế mà mọi quốc gia trên thế giới đều lấy "Giáo dục làm quốc sách hàng đầu"
5
Mục đích của lao động sư phạm là thông qua quá trình giáo dục để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, chuẩn bị cho họ các phẩm chất cần thiết theo yêu cầu của xã hội, phù hợp với trình độ và tiến bộ của xã hội. Như vậy lao động sư phạm góp phần sáng tạo ra con người, góp phần tái sản xuất xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định.
6
"Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.
7
Là một người Việt nam chúng ta không thể nào quên truyền thống "Tôn sư trọng đạo" mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. "Không thầy đố mày làm nên",. Chính thầy cô đã chấp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn.
8
Sáng tạo là gì?
Sáng tạo là sự phát hiện, sáng kiến hoặc phát minh ra một cái gì đó mới mà đem lại hiệu quả và hữu ích cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội.
Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất
Lao động sư phạm là một dạng lao động sản xuất đặc thù, trong đó đối tượng, công cụ lao động chủ yếu của lao động
9
sư phạm đều là con người, lao động sư phạm thuộc dạng lao động có mối quan hệ người với người, điều này làm cho lao động sư phạm mang tính sáng tạo cao. Đó là vì trong hoạt động dạy học nhằm thực hiện mục đích của giáo dục, người giáo viên luôn luôn phải ứng phó với vô số tình huống sư phạm cụ thể, những tình huống này không bao giờ lặp lại nguyên vẹn.
10
VD: Trong xí nghiệp may chia từng khâu cắt, may, ủi, kiểm hàng. Ngày nào cũng vậy.
Có thể nói hoạt động dạy học là một nghệ thuật mà người thầy giáo chính là một người nghệ sĩ. Mà đã là nghệ thuật thì phải đòi hỏi tính sáng tạo cao, VD: Một người họa sĩ sẽ không bao giờ ngồi để vẽ một bức tranh mà mình đã từng triển lãm hoặc là người khác đã vẽ. Anh ta phải đi tìm cảm hứng để vẽ cái mới.
11
Trong dạy học cũng vậy, cũng là một bài học, một tiết lên lớp, nhưng không phải khi nào học sinh cũng phản ứng giống nhau. Có khi buổi học trôi qua trong sự sôi nổi của cả lớp, cũng có khi học sinh không phát biểu ý kiến, cũng có khi học sinh không hiểu vấn đề,. Bởi vậy người thầy giáo luôn luôn phải biết ứng xử, biết đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng bài học.
12
13
Tuy nhiên tính sáng tạo của người thầy giáo cũng phải tùy thuộc từng thời kỳ, có nghĩa là tùy thuộc vào công cụ sư phạm. Ơ� thời đại công nghệ như ngày nay, thầy giáo phải thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt sự phát triển của xã hội, để định hướng đúng đắn cho người học trở thành những con người sáng tạo, có ích cho xã hội.
14
Nếu dạy học không tạo ra những con người sáng tạo thì có lẽ đó là việc dạy học chưa đạt yêu cầu. Có thể là do nhân cách của người thầy giáo, đó là một vết nhơ trong giáo dục.
15
16
Nghề dạy học sáng tạo ra những con người sáng tạo.
Đối tượng của lao động sư phạm là con người, sản phẩm của lao động sư phạm cũng là con người. Do kết quả của cả quá trình sư phạm trong đó người giáo viên là chủ thể của quá trình dạy còn người học sinh là đối tượng của quá trình dạy và là chủ thể của quá trình học, người học sinh có những chuyển biến sâu sắc về chất trong nhân cách.
17
Họ được chuẩn bị để đi vào cuộc sống đa dạng và phong phú, để ngừng thích ứng và đương đầu với sự thay đổi diễn ra không ngừng trong cuộc sống. Muốn vậy người thầy giáo luôn là một người có nhân cách tốt, để học sinh luôn tôn trọng và học tập theo tấm gương của người thầy giáo phải có kiến thức rộng lớn về nhiều ngành nghề.
18
Giáo viên là người trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước.
Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ là những người chuyên trách công việc giáo dục.
19
Người giáo viên là những người trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục. Giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, giáo dục cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, đào luyện họ trở thành những người có ích cho đất nước.
20
Nền văn hóa của nhân loại và dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ.
Muốn cho nền văn hóa đó biến thành những cơ sở trọng yếu để xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ thì họ phải được rèn luyện theo phương thức đặc biệt-phương thức nhà trường thông qua vai trò người thầy giáo.
Tác động giáo dục, của giáo viên đối với học sinh trong nhà trường là tác động có mục đích, có kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp khoa học. phù hợp với từng lứa tuổi nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách học sinh vừa sâu sắc vừa toàn diện. Có thể nói người thầy giáo là "dấu nối" giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ.

21
22
Yêu cầu:
Vì việc dạy học không bao giờ lặp lại một cách đơn giản điều đã làm, vì vậy đòi hỏi về yêu cầu tính sáng tạo trong dạy học là rất cao.
Người giáo viên cần thấy rõ những đặc đặc điểm của lao động sư phạm để có thể tổ chức điều khiển quá trình lao động sư phạm một cách khoa học nhằm đạt kết quả tối ưu.
23
Các cơ quan quản lý giáo dục cần trên cơ sở những đặc điểm của lao động sư phạm có chế độ và chính sách thích hợp để đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng tốt đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.
24

Những yêu cầu của tính sáng tạo:
Đầu tiên phải là sức khỏe và tâm lý, có sức khỏe tốt thì làm việc mới có hiệu quả.
Phẩm chất của người giáo viên
Thế giới quan khoa học, lập trường, tư tưởng, chính trị vững vàng.
Hiểu biết đúng đắn về đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước.
Thống nhất giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp.
25
Tình cảm trong sáng cao thượng
Các phẩm chất đạo đức khác
Năng lực sư phạm
Hệ thống tri thức khoa học phong phú đa dạng
Hệ thống kỹ năng sư phạm (kỹ năng nền tảng và kỹ năng chuyên biệt)
Năng lực tự học, tự bồi dưỡng
Kết luận: Câu nói của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn đúng
26
cảm ơn thầy và các
bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)