Ngày QTLĐ 1-5, lịch sử & hiện tại
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Ngày QTLĐ 1-5, lịch sử & hiện tại thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ngày 1-5
Quốc tế Lao động
Lịch sử & hiện tại
Sưu tầm một số tư liệu về ngày QTLĐ 1 -5
Giới thiệu chung
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Ngày Hội của những người lao đông trên toàn thế giới có lịch sử hào hùng, được duy trì đến ngày nay.
Nhưng không phải ở đâu người lao động cũng đã đạt yêu cầu của mình, trái lại, còn rất nhiều cam go, và hiện tại cuộc đấu tranh vẫn còn quyết liệt ở nhiều nơi trên thế giới.
TL này sưu tầm & giới thiệu vài tư liệu, hình ảnh để các bạn tham khảo
I. Lịch sử hào hùng
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng.
Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt, bạo lực đã từng xảy ra, nhưng những người công nhân trên toàn thế giới cũng như trên đất Mĩ vẫn kiên cường đấu tranh đòi được hưởng quyền lợi thiết yếu : ngày làm viếc 8 giờ…
Lịch sử hào hùng
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Lịch sử hào hùng
MỘT CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI NGÀY LÀM 8 GIỜ TẠI QUẢNG TRƯỜNG HAYMARKET, MỸ.
Lịch sử hào hùng
KHẨU HIỆU ĐÒI NGÀY 8 GIỜ LÀM VIỆC, 8 GIỜ NGHỈ NGƠI, 8H VUI CHƠI.
Lịch sử hào hùng
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt...
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
II. Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới
Tại một số nước Tây Âu
Italy mặc dù thừa nhận Ngày Quốc tế lao động 1/5, chính phủ cũng thể hiện sự tôn trọng đối với công nhân, nhưng không tổ chức các hoạt động chúc mừng đặc biệt, cũng không có ngày nghỉ 1/5 mang tính toàn quốc.
Tại Đức
Theo truyền thống, mọi người thường cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo. Thói quen này bắt nguồn từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1890, hôm đó những người tham gia đoàn diễu hành đã dùng hoa cẩm chướng đỏ làm dấu hiệu để nhận ra nhau.
Người Đức chọn Ngày lao động quốc tế vào 1/5. Tất cả công nhân, người lao động đều được nghỉ trong dịp này.
Tại Australia
Vào ngày 1/5, chỉ một số Nghiệp đoàn của Đảng Xã hội và Cộng sản tổ chức kỷ niệm trọng thể cho công nhân và người lao động. Nhưng ở miền tây, người dân lại lấy ngày 4/3 để nghỉ ngơi, vui chơi. Còn vùng Queensland và miền bắc lại chọn ngày 6/5. Thủ phủ Canberra, thành phố lớn Sydney và miền nam Australia thì lấy ngày 7/10.
Tại xứ sở của những chú Kanguru, ngày Quốc tế Lao động thay đổi theo từng vùng.
Người dân Quebec tổ chức mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 29/4 hằng năm. Hàng ngàn người tuần hành trên đại lộ Viau, sau đó đổ về công viên Maisonneuve nghe đọc diễn văn và xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Tại Canada
Tại Mỹ
Tháng 1/1884, tại thành phố công nghiệp Chicago, Đại hội liên đoàn Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, thời gian làm việc của công nhân sẽ là 8h/ngày”. Vì lẽ đó mà 1/5 được chọn là Ngày quốc tế lao động của Mỹ.
Hằng năm cứ vào ngày này, hợp đồng mới giữa chủ và công nhân lại được ký kết. Người dân trên toàn nước Mỹ thường tổ chức diễu hành qui mô lớn.
Tại Liên bang Nga
1/5/2012 Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitry Medvedev dẫn đầu đoàn tuần hành nhân ngày quốc tế lao động ở thủ đô Moscow. Ảnh: RIA Novosti
Khi còn liên bang Xô Viết, ngày 1/5 thường tổ chức rất trọng thể.
Sau này tổ chức kỉ niệm ngày 1/5 do các tổ chức đoàn thể XH tiến hành tổ chức với nhiều quy mô khác nhau
Tại Hà Lan
Thông thường, người Hà Lan vẫn làm việc vào 1/5, chỉ một số công ty và tổ chức nước ngoài cho phép nhân viên được nghỉ.
Vào ngày 1/5, người dân ở bang Fribourg, một bang nhỏ của Hà lan lại tổ chức ca hát, chia bánh kẹo và thưởng tiền lẻ cho trẻ với quan niệm đó là ngày đầu tiên của mùa xuân nên làm như vậy sẽ đem lại may mắn cho cả năm.
Tại Nhật Bản
Nhật Bản không kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, mọi người đều được nghỉ làm và tổ chức các lễ hội.
Tại Pháp
Ngày 1/5/1891, một cuộc biểu tình lớn của công nhân đã xảy ra ở vùng Fourmies, miền Bắc nước Pháp. Để dẹp loạn, binh lính quốc gia đã xả súng và bắn chết 10 người trong đó có một cô gái tên là Marie Blindeau, mang trên mình bộ quần áo trắng tinh khiết. Để tưởng nhớ sự kiện này người Pháp đã lấy hoa Linh lan, một loài hoa nhỏ có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ, nở vào ngày đầu tiên của tháng Năm làm biểu tượng, linh hồn của ngày 1/5.
Hằng năm, cứ vào dịp này, người Pháp náo nức trang hoàng nhà cửa và tặng bạn bè một bó hoa Linh lan.
Tại Indonesia
Hang nghin nguoi Indonesia hom nay da do xuong cac duong pho cua thu do Jakartar de bieu tinh doi tang luong, phan doi gia luong thuc tang cung nhu ke hoach cat giam tro cap nhien lieu cua chinh phu.
Thái Lan
Từ Năm 1932, Thái Lan bắt đầu ban bố điều lệ lao động, định ngày 1/5 hằng năm là ngày lễ lao động quốc gia để khen thưởng cho những người lao động làm việc chăm chỉ. Ngày này, cả nước nghỉ làm, tại thủ đô hoặc một số thành phố lớn sẽ tổ chức các hoạt động chúc mừng, tuy nhiên quy mô không được lớn.
Giống với với Thái Lan, Peru cũng định ngày 1/5 là ngày lao động, cả nước nghỉ 1 ngày.
Voi biểu diễn ở Bangkok, Thái Lan ngày 1/5/2013
Tại Philippine
Một cuộc biểu tình tại Manila, trong ngày Quốc tế Lao động
Tại Nepal
Tại Kathmandu, Nepal Công nhân biểu tình ủng hộ Đảng “Cánh tả” và đòi tăng lương
Tại Banglades
Những công nhân dệt Bangladesh xuống đường biểu tình ở Dhaka
Tại Pakistan
Công nhân liên đoàn lao động Pakistan tiến hành biểu tình ở Lahore
Tại Việt Nam
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo.
Tại Việt Nam
1/5 Với Việt Nam là một ngày đi liền ngày 30/4 – ngày giải phóng hoàn toàn đất nước nên càng có ý nghĩa. Mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.
Logo Chào mừng ngày QTLĐ 1 – 5 của Google
NST lấy hình này để kết thúc TL của PHH 1-5 -2013
Quốc tế Lao động
Lịch sử & hiện tại
Sưu tầm một số tư liệu về ngày QTLĐ 1 -5
Giới thiệu chung
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Ngày Hội của những người lao đông trên toàn thế giới có lịch sử hào hùng, được duy trì đến ngày nay.
Nhưng không phải ở đâu người lao động cũng đã đạt yêu cầu của mình, trái lại, còn rất nhiều cam go, và hiện tại cuộc đấu tranh vẫn còn quyết liệt ở nhiều nơi trên thế giới.
TL này sưu tầm & giới thiệu vài tư liệu, hình ảnh để các bạn tham khảo
I. Lịch sử hào hùng
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng.
Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt, bạo lực đã từng xảy ra, nhưng những người công nhân trên toàn thế giới cũng như trên đất Mĩ vẫn kiên cường đấu tranh đòi được hưởng quyền lợi thiết yếu : ngày làm viếc 8 giờ…
Lịch sử hào hùng
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Lịch sử hào hùng
MỘT CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI NGÀY LÀM 8 GIỜ TẠI QUẢNG TRƯỜNG HAYMARKET, MỸ.
Lịch sử hào hùng
KHẨU HIỆU ĐÒI NGÀY 8 GIỜ LÀM VIỆC, 8 GIỜ NGHỈ NGƠI, 8H VUI CHƠI.
Lịch sử hào hùng
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt...
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
II. Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới
Tại một số nước Tây Âu
Italy mặc dù thừa nhận Ngày Quốc tế lao động 1/5, chính phủ cũng thể hiện sự tôn trọng đối với công nhân, nhưng không tổ chức các hoạt động chúc mừng đặc biệt, cũng không có ngày nghỉ 1/5 mang tính toàn quốc.
Tại Đức
Theo truyền thống, mọi người thường cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo. Thói quen này bắt nguồn từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1890, hôm đó những người tham gia đoàn diễu hành đã dùng hoa cẩm chướng đỏ làm dấu hiệu để nhận ra nhau.
Người Đức chọn Ngày lao động quốc tế vào 1/5. Tất cả công nhân, người lao động đều được nghỉ trong dịp này.
Tại Australia
Vào ngày 1/5, chỉ một số Nghiệp đoàn của Đảng Xã hội và Cộng sản tổ chức kỷ niệm trọng thể cho công nhân và người lao động. Nhưng ở miền tây, người dân lại lấy ngày 4/3 để nghỉ ngơi, vui chơi. Còn vùng Queensland và miền bắc lại chọn ngày 6/5. Thủ phủ Canberra, thành phố lớn Sydney và miền nam Australia thì lấy ngày 7/10.
Tại xứ sở của những chú Kanguru, ngày Quốc tế Lao động thay đổi theo từng vùng.
Người dân Quebec tổ chức mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 29/4 hằng năm. Hàng ngàn người tuần hành trên đại lộ Viau, sau đó đổ về công viên Maisonneuve nghe đọc diễn văn và xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Tại Canada
Tại Mỹ
Tháng 1/1884, tại thành phố công nghiệp Chicago, Đại hội liên đoàn Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, thời gian làm việc của công nhân sẽ là 8h/ngày”. Vì lẽ đó mà 1/5 được chọn là Ngày quốc tế lao động của Mỹ.
Hằng năm cứ vào ngày này, hợp đồng mới giữa chủ và công nhân lại được ký kết. Người dân trên toàn nước Mỹ thường tổ chức diễu hành qui mô lớn.
Tại Liên bang Nga
1/5/2012 Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitry Medvedev dẫn đầu đoàn tuần hành nhân ngày quốc tế lao động ở thủ đô Moscow. Ảnh: RIA Novosti
Khi còn liên bang Xô Viết, ngày 1/5 thường tổ chức rất trọng thể.
Sau này tổ chức kỉ niệm ngày 1/5 do các tổ chức đoàn thể XH tiến hành tổ chức với nhiều quy mô khác nhau
Tại Hà Lan
Thông thường, người Hà Lan vẫn làm việc vào 1/5, chỉ một số công ty và tổ chức nước ngoài cho phép nhân viên được nghỉ.
Vào ngày 1/5, người dân ở bang Fribourg, một bang nhỏ của Hà lan lại tổ chức ca hát, chia bánh kẹo và thưởng tiền lẻ cho trẻ với quan niệm đó là ngày đầu tiên của mùa xuân nên làm như vậy sẽ đem lại may mắn cho cả năm.
Tại Nhật Bản
Nhật Bản không kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, mọi người đều được nghỉ làm và tổ chức các lễ hội.
Tại Pháp
Ngày 1/5/1891, một cuộc biểu tình lớn của công nhân đã xảy ra ở vùng Fourmies, miền Bắc nước Pháp. Để dẹp loạn, binh lính quốc gia đã xả súng và bắn chết 10 người trong đó có một cô gái tên là Marie Blindeau, mang trên mình bộ quần áo trắng tinh khiết. Để tưởng nhớ sự kiện này người Pháp đã lấy hoa Linh lan, một loài hoa nhỏ có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ, nở vào ngày đầu tiên của tháng Năm làm biểu tượng, linh hồn của ngày 1/5.
Hằng năm, cứ vào dịp này, người Pháp náo nức trang hoàng nhà cửa và tặng bạn bè một bó hoa Linh lan.
Tại Indonesia
Hang nghin nguoi Indonesia hom nay da do xuong cac duong pho cua thu do Jakartar de bieu tinh doi tang luong, phan doi gia luong thuc tang cung nhu ke hoach cat giam tro cap nhien lieu cua chinh phu.
Thái Lan
Từ Năm 1932, Thái Lan bắt đầu ban bố điều lệ lao động, định ngày 1/5 hằng năm là ngày lễ lao động quốc gia để khen thưởng cho những người lao động làm việc chăm chỉ. Ngày này, cả nước nghỉ làm, tại thủ đô hoặc một số thành phố lớn sẽ tổ chức các hoạt động chúc mừng, tuy nhiên quy mô không được lớn.
Giống với với Thái Lan, Peru cũng định ngày 1/5 là ngày lao động, cả nước nghỉ 1 ngày.
Voi biểu diễn ở Bangkok, Thái Lan ngày 1/5/2013
Tại Philippine
Một cuộc biểu tình tại Manila, trong ngày Quốc tế Lao động
Tại Nepal
Tại Kathmandu, Nepal Công nhân biểu tình ủng hộ Đảng “Cánh tả” và đòi tăng lương
Tại Banglades
Những công nhân dệt Bangladesh xuống đường biểu tình ở Dhaka
Tại Pakistan
Công nhân liên đoàn lao động Pakistan tiến hành biểu tình ở Lahore
Tại Việt Nam
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo.
Tại Việt Nam
1/5 Với Việt Nam là một ngày đi liền ngày 30/4 – ngày giải phóng hoàn toàn đất nước nên càng có ý nghĩa. Mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.
Logo Chào mừng ngày QTLĐ 1 – 5 của Google
NST lấy hình này để kết thúc TL của PHH 1-5 -2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)