Ngành sứa lược ctenophora

Chia sẻ bởi Lưu Thanh Thư | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: ngành sứa lược ctenophora thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

NGÀNH SỨA LƯỢC (CTENOPHORA)
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Hoài
Hoàng Thị Tuyết
Nguyễn Thùy Dương
Bùi Thị Dung
Lưu Thị Thanh Thư
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Nơi sống: Sống ở mọi vùng biển, tập trung mạnh ở vùng biển ấm.
Di chuyển: Phần lớn bơi nhẹ nhàng hoặc trôi theo dòng nước. Một số ít bò chậm chạp hoặc bám trên nền đáy.
Kích thước: Cơ thể nhỏ, khoảng vài cm trừ giống cestus, có thể dài tới 1,5m.
Hình dạng: Cơ thể phần lớn có hình cầu, hình bầu dục, hình con quay. Đa số trong suốt, ban ngày phát sáng, ban đêm óng ánh.
Đối xứng cơ thể: Dạng chuyển tiếp giữa đối xứng tỏa tròn sang đối xứng hai bên. Trục cơ thể đi qua 2 cực cơ thể và ống tiêu hóa, xác định 2 mặt phẳng đối xứng là mặt phẳng dạ dày và mặt phẳng hầu.
Một số loài sứa lược
Cấu tạo ngoài cơ thể:
+ Cực miệng ở dưới có lỗ miệng ở đáy.
+ Cực đối miệng ở phía trên đối diện cực miệng. Có bình nang ở đỉnh là cơ quan cảm giác thăng bằng. Từ cực này có 8 dãy tấm lược xếp phóng xạ hướng về phía cực miệng – đó là cơ quan vận động, có răng lược là các lông bơi kết dính mà thành.
+Đối xứng qua cơ thể là 2 tua bắt mồi giống như 2 quai bình, gốc của tua nằm sâu bên trong cơ thể. Tua bắt mồi thường rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của sinh vật. Tuy nhiên, cũng có một số loài có tua bắt mồi ngắn, thậm chí tiêu biến.

Trên tua bắt mồi của sứa lược có tế bào dính (collobblaste ) bám chặt vào con mồi khi tấn công.
Tế bào dính hình đinh ghim, mũ hình bán cầu có các thuỳ dính, phần gốc là hai sợi đâm sâu vào mô bì của tua, sợi thẳng là nhân tế bào kéo dài, sợi xoắn co rút có một đầu dính vào lớp cơ của tua.
Khi tua chạm vào con mồi, sợi xoắn duỗi ra, bắn tế bào dính vào cơ thể con mồi. Sau khi phóng, tế bào dính không bị hủy mà được thu hồi lại như cũ.
Sơ đồ sắp xếp và cấu tạo của tế bào dính trên lát cắt ngang tua bắt mồi
Thành cơ thể: Có 2 lớp tế bào và một tầng keo dày ở giữa như ở ruột khoang. Trong tầng keo này không có tế bào mô bì cơ như ở Sứa mà lại có tế bào cơ trơn, có khi là những tế bào rất lớn. Người ta đã phát hiện ra ở một số loài như Mnemiopsis leidyi có tế bào cơ trơn dài tới 6 cm. Sự biệt hóa của tế bào này và vị trí của nó trong tầng keo khiến nhiều người coi sứa lược là động vật ba lá phôi.
Cách di chuyển: Các tấm lược quạt nước về phía đối miệng để lỗ miệng hướng về trước, nhưng khi vùng miệng bị kích thích thì tất cả các tấm lược sẽ quạt nước theo hướng ngược lại.
- Cơ quan tiêu hóa:
Thức ăn là các động vật nhỏ bé như giáp xác chân kiếm, ấu trùng sinh vật biển và cả một sốt ruột khoang và sứa lược trưởng thành.
Cơ quan tiêu hóa dạng túi (cùng mức độ với Ruột khoang) tuy chia ống rất phức tạp.
Tiếp theo lỗ miệng dọc trục đối xứng có hầu rồi đến dạ dày.
+ Dạ dày có các ống vị: một đôi ống vị cụt ở hai bên hầu; một đôi ống vị ngang hướng về phía tua và chia nhánh hai lần sau đó đổ vào 8 ống vị dọc xếp phóng xạ quanh trục miệng – đối miệng.
+ Các ống vị dọc nằm ngay dưới 8 dãy tấm lược; một ống vị đối miệng hướng về cực đối miệng chia thành 4 nhánh ở gần đỉnh.
+ Thức ăn dính trên tua được đưa vào miệng và tiêu hoá ngoại bào trong khoang hầu sau đó tiêu hoá nội bào trong khoang dạ dày.
- Hệ thần kinh
Có mạng thần kinh kiểu mạng lưới giống với Ruột Khoang, tuy nhiên tế bào tập trung nhiều hơn ở dưới các tấm lược. Ở phía đối miệng, có 4 hạch thần kinh nhỏ ở ngay dưới cơ quan đỉnh. Ở giữa các hạch này là kết cấu bình thạch tựa lên 4 các chổi thăng bằng ở 4 hạch, giúp Sứa lược cảm nhận được độ nghiêng của cơ thể để lấy lại thăng bằng.
- Hệ sinh dục:
Sứa lược là loài động vật lưỡng tính, có 2 tuyến sinh dục đực và cái xếp đối xứng trong từng ống vị dọc và đối xứng qua mặt phẳng dạ dày.
- Hô Hấp và bài tiết: Tiến hành trực tiếp qua da.
II. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
 
- Sinh sản: Đa số sứa lược thụ tinh ngoài (trứng và tinh trùng qua ống vị rồi ra ngoài thụ tinh). Một số sứa lược dẹp thụ tinh trong.
- Phát triển: Vòng đời phát triển đơn giản, không biến thái và xen kẽ thế hệ.
+ Trứng phân cắt hoàn toàn không đều, xác định.
+ Phôi vị hình thành theo kiểu lõm vào hay lan toả.
+ Hình thành lá phôi thứ 3: Do lá phôi trong phân hoá để hình thành, sau này sẽ hình thành tầng trung giao, trụ cơ, tua bắt mồi.
III. PHÂN LOẠI
Ngành sứa lược (ctenophora)






Bộ cydippida bộ lobata bộ cestida bộ platictenida
Lớp Sứa lược không có tua ( atentaculata )
lớp Sứa lược có tua
(tentaculata )
- Lớp sứa lược không có tua ( atentaculata ): không có tua bắt mồi. Sống ở biển khơi từ vùng xích đạo tới vùng cực. Có thể nuốt chửng mồi nhờ miệng mở rộng hoặc cắt mồi nhờ lông cứng trong khoang miệng.

Đại diện: Beroe sp.
- Lớp sứa lược có tua ( tentaculata) gồm 4 bộ:

+ Bộ Cydippida: Phân bố rộng từ biển ven bờ đến biển khơi, từ xích đạo tới vùng cực. Cơ thể hình con quay, tua bắt mồi phát triển.
Đại diện: pleurobrachia sp.
+ Bộ Lobata ( sứa lược thùy ): sống trôi nổi ở biển ven bờ và biển khơi. Tua bắt mồi dài ở ấu trùng nhưng tiêu giảm hoặc mất đi khi trưởng thành. Có thùy miệng và tấm miệng.
Đại diện: Mnemiopsis leidyi

+ Bộ Cestida ( Sứa lược giải): sống trôi nổi ở biển khơi, tập trung nhiều ở biển nhiệt đới. Cơ thể hình dẹt bên, hình giải, thường dưới 15cm tuy nhiên Cestum có thể dài trên 2m.
Đại diện: Cestum veneris

+ Bộ Platictenida ( sứa lược giẹp): Sống ở vùng nước nông của biển nhiệt đới và biển vùng cực.
Đại diện: Ctenoplana sp. Có cơ thể bơi nhưng thường sống bò trên nền đáy.
Coeloplana sp. Sống ở biển nông, cơ thể dẹt theo hướng miệng – đối miệng, bơi hoặc bò trên nền đáy.
Trong bộ này có cả tiafiella tristoma sống bám và Gastrodes sp. Kí sinh.

.
 
Ctenoplana sp.
Coeloplana sp.
Tjalfiellla sp.
IV. VAI TRÒ:
Có vai trò trong hệ sinh thái biển. Tạo cảnh đẹp, là nơi du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên sự bùng nổ của một số cá thể sứa lược cạnh tranh thức ăn la giáp xác bé của cá, vừa ăn trứng và ấu trùng cá gây khó khăn cho nghề đánh cá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thanh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)