Nganh reu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hải | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: nganh reu thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Ngành Rêu
(Bryophyta)
Ngành Rêu (Briophyta)

* Đại cương về ngành rêu

- Là ngành Thực vật ở cạn nguyên thủy nhất:

+ Những đại diện bậc thấp có dạng tản.

+ Các đại diện tiến hóa hơn thì cơ thể đã phân hóa thành rễ, thân, lá nhưng chưa có rễ thật mà chỉ có rễ giả đơn bào hoặc đa bào gồm các lông chưa có mô dẫn, có chức năng bám vào giá thể và hút nước.
+ Thường mọc ở những nơi ẩm, thành đám dày. Chúng tiến hóa theo một hướng riêng biệt. Thể giao tử (n) chiếm ưu thế so với thể bào tử (2n).
- Chu trình sống:

+ Thể giao tử là cây trưởng thành và chiếm ưu thế. Trên thể giao tử mang các cơ quan sinh sản tương ứng là túi tinh và túi noãn.

+ Thể bào tử (thể mang túi) phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử (gồm túi bào tử,cuống và chân).


+ Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước.
- Nguồn gốc:

+ Có người cho rằng Rêu bắt nguồn từ Tảo có thể là Tảo lục hoặc Tảo vòng theo hướng thích nghi hơn với đời sống ở cạn (sinh sản bằng bào tử) nhưng vẫn còn liên hệ với nước (thụ tinh hoàn toàn nhờ nước).

+ Có nhà khoa học lại cho rằng Rêu có thể đi ra từ Quyết trần theo hướng tiêu giảm thể bào tử cùng hệ thống dẫn.
- Phân loại
Gồm 3 lớp: Rêu sừng, Rêu tản và lớp Rêu.


- Vai trò:

+ Là 1 ngành thấp, xuất hiện khá sớm trong đó Rêu sừng thấp hơn cả, tiếp đó là lớp Rêu tản rồi đến lớp Rêu có đặc điểm hình thái tiến hóa hơn cả (nhưng thân vẫn chưa có bó mạch).

+ Là 1 nhánh đặc biệt trong thang tiến hóa chung không tiến lên cao nữa và không phải là tổ tiên của các thực vật sau này.
Lớp Rêu sừng(Anthoceropsida)






Lớp Rêu tản (Marchantiopsida)
Lớp Rêu (Bryopsida)
1. Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida)

a) Tổ chức cơ thể
- Cơ thể dạng tản, là 1 bản
dẹp màu lục, mặt dưới có rễ giả
để bám vào đất ẩm.

b) Cấu tạo tế bào
- Chứa 1-2 thể màu với
hạch tạo bột giống tảo.

- Thể mang túi dài tới 6- 15cm, khi chín nứt ra thành 2 mảnh dọc tách ra giống như 2 cái sừng. Đó là lí do gọi đây là lớp Rêu sừng.
Rêu sừng (Anthoceros laevis)
a. Hình dạng chung; b.Hình cắt dọc thể mang túi: 1. Mảnh vỏ tách ra; 2. Cột; 3.Một phần của tản; 4. Bào tử
c) Về cấu tạo giải phẫu
Tương đối đơn giản,gồm những tế bào nhu mô giống nhau, không phân biệt thành tế bào biểu bì.
1.Lớp Rêu sừng

d) Sinh sản

Sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức tách nhánh của tản.

* Sinh sản hữu tính xảy ra trên cùng 1 tản hay các tản khác nhau. Túi tinh và túi noãn đều nằm sâu trong mô của thể giao tử.       
1.Lớp Rêu sừng
e) Chu trình sống
Có sự xen kẽ thế hệ:
- Thể giao tử là tản mang cơ quan sinh sản hữu tính.
- Thể bào tử là kết quả của sự thụ tinh để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.
- Phôi phát triển thành thể mang túi, có khả năng quang hợp được nhờ có thể màu, có khả năng hút nước và muối khoáng.
Ở một vài loài thể mang túi có khả năng sống độc lập trong một thời gian ngắn khi thể giao tử chết.
1.Lớp Rêu sừng
f) Đại diện.

Ở nước ta gặp vài dạng của chi Anthoceros như: A. fuscus, A.lamellisporus, A. brunneae, A. erectus…
1.Lớp Rêu sừng
Rêu sừng (Anthoceros laevis)
2. Lớp Rêu tản (Marchantiopsida)

a) Tổ chức cơ thể

* Cơ thể sinh dưỡng cũng có
dạng tản cấu tạo lưng-bụng khác
nhau,
* chỉ có 1 số ít phân hóa thành
thân, lá, thường có rễ giả ở mặt bụng.



Cắt ngang tản  từ trên xuống ta thấy:
- Lớp tế bào biểu bì trên thỉnh thoảng có các khí khổng, phía dưới khí khổng là phòng khí.
- Dưới biểu bì là lớp tế bào có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp.
- Mặt dưới là lớp biểu bì dưới, từ đó mọc ra các rễ giả và các lá vảy.       
Rêu tản: a. Tản cái với các chụp cái và chén truyền thể (1); b.Tản đực với các chụp đực;
c. Lát cắt ngang tản: 1. Rễ giả; 2. Vảy lá; 3. Lỗ khí; 4. Tế bào chứa diệp lục; 5. Tế bào mô mềm
2. Lớp Rêu tản
b) Về cấu tạo giải phẫu
c) Về sinh sản:
+ Sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể.
Chén truyền thể nằm ở mặt trên của tản có hình chén, bên trong chứa nhiều khối tế bào hình bản dẹp, màu lục, có 2 thùy gọi là truyền thể. Khi được phát tán, truyền thể nảy mầm tạo ra cơ thể mới.
2. Lớp Rêu tản
+ Sinh sản hữu tính:
Cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn nằm trên các tản khác nhau.
- Túi tinh nằm trong chụp đực, mọc ra ở phần đầu của các tản đực. Chụp đực có dạng hình sao mang túi tinh trong các khoang ăn sâu vào phía trên. Túi tinh có hình trứng, bên trong chứa tinh trùng có hai roi.
- túi noãn nằm trong chụp cái. Chụp cái hình sao có múi, chứa các túi noãn trong lớp màng ở mặt dưới chụp. túi noãn có cấu tạo hình cái chai, phần bụng chứa tế bào trứng.
2. Lớp Rêu tản
c) Về sinh sản:

Sự thụ tinh nhờ nước. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành thể mang túi (thể bào tử) nằm trong túi noãn cũ.


2. Lớp Rêu tản
c) Về sinh sản:
Trong túi bào tử chứa tế bào về sau có sự phân hóa:
● Một số phân chia giảm nhiễm cho bào tử đơn bội
● Một số phát triển thành sợi đàn hồi để phát tán bào tử
● Bào tử nẩy mầm cho nguyên ty và hình thành tản mới.
d) Chu trình sống
2. Lớp Rêu tản
c) Về sinh sản:
trong chu trình sinh sản của Rêu tản có sự xen kẽ thế hệ và thể giao tử (n NST) chiếm ưu thế.
3. Lớp Rêu (Bryopsida)
a) Tổ chức cơ thể
* cơ thể phân chia thành thân và lá. Thân có cấu tạo đối xứng tỏa tròn và mang nhiều hàng lá.
* hỡnh thỏi ngo�i r?t da d?ng trũn, d?p, m?c th?ng, m?c bũ trờn giỏ th?, treo thừng trờn cõy, s?ng ? nu?c...
3. Lớp Rêu
b) phân loại: 

Gồm 674 chi, với 14.645 loài xếp vào 17 bộ thuộc 3 dưới lớp: Rêu nước, Rêu đen và Rêu thật.
3. Lớp Rêu
RÊU TƯỜNG
Cơ quan sinh sản hữu tính là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử gồm chân, cuống và túi bào tử. Trong túi bào tử có trụ túi và bao quanh là các bào tử. Bào tử nẩy mầm cho nguyên ty thể hiện rõ.         
3. Lớp Rêu
c) Về sinh sản:
Chu trình sinh sản của Rêu nhiều lông
th? giao t? chi?m uu th? (n) so v?i th? b�o t? (2n).
c) Về sinh sản:
3. Lớp Rêu
e) Đại diện:
Khoảng 14.000 loài phân bố rộng rãi ở khắp nơi, với các đại diện phổ biến: rêu nước (chi Sphagnum), rêu tường (Funaria hygrometrica Hedw.), rêu nhiều lông (Polytrichium commune Hedw.).
3.Lớp Rêu
a. Rêu nước: 1. Tế bào chứa diệp lục, 2. Tế bào chứa nước; b. Rêu tường
* Vai trò của Rêu:
Tham gia vào việc hình thành thảm thực vật trên trái đất, nhất là ở các vùng đài nguyên Bắc và Nam cực. 

Trong các quần thể thực vật trên đá, rêu thường chiếm ưu thế.

Rêu tạo thành các mỏ than bùn.

 Do độ hút nước lớn, rêu được ứng dụng làm dụng cụ băng bó thay cho bông. Rêu đặc trưng bởi tính chất kháng khuẩn và làm cho vết thương mau lành nên đã được sử dụng làm băng bông trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Ngoài ra, rêu còn làm hại đất.
CỦNG CỐ
Hãy điền từ gợi ý thích hợp vào chỗ trống:
Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có ...........,.............và ..................... Trong thân, rễ và lá chưa có ....................... . Rêu sinh sản bằng ................... được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở.............. cây rêu cái
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
1
2
3
4
5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)