Ngành nấm

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Lý | Ngày 02/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: ngành nấm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Zygomycetes (Nấm tiết Hợp)
Hình dạng và kích thước:
hình dạng: đa dạng ( hình sợi, hình trứng…)
Kích thước: Đường kính của sợi nấm thường từ 3-5µm, có khi đến 10µm, thậm chí đến 1mm. Chiều dài của sợi nấm có thể tới vài chục centimet.

Sợ nấm và cấu tạo
Cấu tạo

Tế bào nấm có cấu trúc tương tự như những tế bào vi sinh vật chân hạch khác, Vách tế bào nấm cấu tạo bởi vi sợi chitin và có hoặc không có celluloz. Chitin là thành phần chính của vách tế bào ở hầu hết các loài nấm trừ nhóm Oomycetina. Những vi sợi chitin được hình thành nhờ vào enzim chitin syntaz
Tế bào chất của tế bào nấm chứa mạng nội mạc (endoplasmic reticulum), không bào (vacuoles), ty thể (mitochondria) và hạt dự trữ (glycogen và lipid), đặc biệt cấu trúc ty thể ở tế bào nấm tương tự như cấu trúc ty thể ở tế bào thực vật. Ngoài ra, tế bào nấm còn có ribô thể (ribosomes) và những thể khác chưa rỏ chức năng.
Tế bào nấm không có diệp lục tố, một vài loài nấm có rải rác trong tế bào một loại sắc tố đặc trưng mà Matsueda và ctv. (1978) đầu tiên ly trích được và gọi là neocercosporin (C29H26O10) có màu tím đỏ ở nấm Cercosporina kikuchi.Tế bào nấm không nhất thiết có một nhân mà thường có nhiều nhân.
Các dạng biến thái của nấm
Phân loại nấm mốc: Dựa vào
đặc điểm hình thái
ký chủ đặc thù
đặc điểm sinh lý
đặc điểm tế bào học và di truyền học
đặc điểm kháng huyết thanh
đặc tính sinh hóa chung
phân loại số học
Lớp chia ra làm bốn bộ:
Bộ Endogonales
Bộ Entomophthorales
Bộ Zoopagales
Bộ Mucorales (nấm mốc): Gồm nhiều họ
Họ mortierellaceae: gồm ngững nấm có túi bào tử
Họ pitobolaceae
Họ Mucoraceae


Sinh sản của nấm
Nói chung, nấm mốc sinh sản dưới 2 hình thức: vô tính và hữu tính. Trong sinh sản vô tính nấm hình thành bào tử mà không qua việc giảm phân, trái lại trong sinh sản hữu tính nấm hình thành 2 loại giao tử đực và cái.
Sinh sản vô tính:
Trên sợi nấm mọc lên những túi bào tử nằm trên 1 cuống dài thẳng đứng, trong chứa các bào tử không roi, bào tử khi thoát ra ngoài nảy mầm thành sợi mốc mới.
Bào tử động
Bào tử túi (b) ở Mucor circinelloides, a. cuống bào tử túi
. Các kiểu cuống bào tử đính của Aspergillus. a. 1 lớp, b. 2 lớp, c. phiến, d. tia, e. tể (theo Samson và ctv., 1995)
Bào tử đính và cuống bào tử đính ở Penicillium chrysogenum (theo Samson và ctv. 1995)
Bào
Tử
Đốt
Sinh sản hửu tính:
2 sợi mốc ở gần nhau, từ mỗi sợi mọc ra 1 chồi nhỏ, dài dần ra rồi tiếp xúc với nhau, khi giáp nhau màng ngăn bị phá hủy. Nhân và chất nguyên sinh kết hợp tạo hợp tử nhiều nhân, có màng dày, đen; sau đó hợp tử tách ra, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm thành 1 sợi ngắn mang 1 túi bào tử chứa 2 loại bào tử khác nhau. Mỗi bào tử sẽ nảy mầm thành 1 sợi đơn tính.

Bào tử nang ở Saccharomyces cerevisiae (theo Samson và
ctv. 1995)
. Các kiểu bào tử đảm. a. Astrea, b. Bovista, c. Agaricales,
d. Clavulina, e. Dacrymyces, f. Sistotrema, g. Repetobasidium, h. Xenasma,
i-n. bào tử đảm có vách, n. Puccinia. (theo Kreisel, 1995
Dinh dưỡng và phát triển của nấm
Hầu hết các loài nấm mốc không cần ánh sáng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, có một số loài lại cần ánh sáng trong quá trình tạo bào tử (Buller, 1950). Nhiệt độ tối thiểu cần cho sự phát triển là từ 2oC đến 5oC, tối hảo từ 22oC đến 27oC và nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu đựng được là 35oC đến 40oC, cá biệt có một số ít loài có thể sống sót ở OoC và ở 60oC. Nói chung, nấm mốc có thể phát triển tốt ở môi trường acit (pH=6) nhưng pH tối hảo là 5 - 6,5, một số loài phát triển tốt ở pH < 3 và một số ít phát triển ở pH > 9 (Ingold, 1967).
. Nấm Rhizopus phát triển bánh mì củ (a), sợi khuẩn ty nấm với nhiều nhân cùng đỉnh tăng trưởng (b) (Sharma, 1998)
Oxi cũng cần cho sự phát triển của nấm mốc vì chúng là nhóm hiếu khí bắt buộc và sự phát triển sẽ ngưng khi không có oxi và dỉ nhiên nước là yếu tố cần thiết cho sự phát triển.
Nấm mốc không có diệp lục tố nên chúng cần được cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài (nhóm dị dưỡng), một số sống sót và phát triển nhờ khả năng ký sinh (sống ký sinh trong cơ thể động vật hay thực vật) hay hoại sinh (saprophytes) trên xác bã hữu cơ, cũng có nhóm nấm rễ hay địa y sống cộng sinh với nhóm thực vật nhất định
Vai trò của nấm
Ưu điểm: một số loài nấm mốc rất hữu ích trong sản xuất và đời sống như nấm ăn, nấm dược phẩm (nấm linh chi, Penicillium notatum tổng hợp nên penicillin
- tổng hợp kích thích tố gibberellin và một số loài nấm thuộc nhóm Phycomycetina hay Deuteromycetina có thể ký sinh trên côn trùng gây hại qua đó có thể dùng làm thiên địch diệt côn trùng nấm Aspergillus niger tổng hợp các acit hữu cơ như acit citric, acit gluconic, nấm Gibberella fujikuroi

. Nấm mốc cũng giúp tổng hợp những loại kháng sinh (penicillin, griseofulvin), acit hữu cơ (acit oxalic, citric, gluconic...), vitamin (nhóm B, riboflavin), kích thích tố (gibberellin, auxin, cytokinin), một số enzim và các hoạt chất khác dùng trong công nghiệp thực phẩm và y, dược ... đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nấm còn giử vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ trả lại độ mầu mỡ cho đất trồng.
Nhược điểm:
Nấm mốc có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người một cách trực tiếp bằng cách làm hư hỏng, giảm phẩm chất lương thực, thực phẩm trước và sau thu hoạch, trongchế biến, bảo quản. Nấm mốc còn gây hư hại vật dụng, quần áo... hay gây bệnh cho người, động vật khác và cây trồng
Một số loài thuộc giống Rhizopus, Mucor, Candida gây bệnh trên người, Microsporum gây bệnh trên chó, Aspergillus fumigatus gây bệnh trên chim; Saprolegnia và Achlya gây bệnh nấm ký sinh trên cá. Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng như Phytophthora, Fusarium, Cercospora
Ascomycates (nấm nang)
Đặc tính hình thái cấu tạo: gồm những nấm có sợi nấm ngăn vách( đa bào), mang lỗ có gờ ở mép. Màng tế bào chủ yếu bằng kitin không có xenluloza, trong lớp nấm nang chỉ có nấm men cơ thể có cấu tạo dơn bào và một số ít nấm khác có dạng trục (bộ laboulbeniales). Chất dự trữ là glycogen khi chuyển hóa cho lipit và glucozo, tế bào của sợ nấm có một nhân, một số ít có nhiều nhân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là 4, 5, 6 ít khi là 8
Các dạng nấm Ascomycates
Sinh sản của nấm nang
Có hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Sinh sản vô tính: ssvt bằng bào tử đính (conidium), đơn bào hoặc đa bào với cuốn bào tử có nhiều kiểu

Sinh sản hữu tính: 2 sợi mốc ở gần nhau, từ mỗi sợi mọc ra 1 chồi nhỏ, dài dần ra rồi tiếp xúc với nhau, khi giáp nhau màng ngăn bị phá hủy. Nhân và chất nguyên sinh kết hợp tạo hợp tử nhiều nhân, có màng dày, đen; sau đó hợp tử tách ra, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm thành 1 sợi ngắn mang 1 túi bào tử chứa 2 loại bào tử khác nhau. Mỗi bào tử sẽ nảy mầm thành 1 sợi đơn tính.

Dinh dưỡng của nấm
Đa số nấm nang sống hoai sinh trên gỗ mục, trên đất, trên các sản phẩm dinh dưỡng ( nấm mốc ) và đường ( nấm men). Nhiều loài kí sinh trên cây, động vật, trên người. Nhiều loài trong thời gian sinh trưởng tự nhiên ký sinh trên cây, sinh sản bằng đính bào tử, sau khi cây chủ chết, sự tiến triển của nấm không biến đổi nhưng dinh dưỡng bằng cách hoại sinh và đến mùa xuân hình thành cơ quan mang túi bào tử
Phân loại
Để phân loại người ta dựa vào đặc điểm, hình thái, ký chủ đặc thù, đặc điểm sinh lý, đặc điểm tế bào học và di truyền học, đặc điểm kháng huyết thanh, đặc tính sinh hóa chung, phân loại số học

Nấm nang chia làm 2 lớp: phân lớp Hemiascomycetidae, nấm nang trần gồm những nấm túi chưa có thể quả và sợ sinh túi
Phân lớp nấm nang thật (Euascomycetidae) gồm những nấm túi có thể quả, chia thành 3 nhóm bộ
Nhóm nấm có thể quả kín plectomycetidae.
Nhóm nấm có thể quả mỡ lỗ đỉnh plectomycetidae
Nhóm nấm cỏ thể quả hở Dícomycetidae
Cách xâm nhập và gây hại
Bệnh xoăn lá (Bệnh phồng lá ):
Tác nhân: Nấm Taphrina deformans- Lớp Nấm Nang : Ascomycetes
Triệu chứng, tác hại: Triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi mầm ngọn mới nở.Ngọn bị bệnh trở nên dày,màu xanh xám,sau đó quăn lại có những chỗ phồng rộp màu đỏ hoặc đỏ tím, trên có lớp bột trắng xám

Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm hình thành nang bào tử hình cầu hoặc hình trứng, không màu, đơn bào.Bào tử nẩy mầm ở nhiệt độ thích hợp 200C, xâm nhiễm ở nhiệt độ tương đối thấp khoảng 15 - 160C, chết ở 460C trong 10 phút. Bào tử tồn tại qua đông trên vỏ cây, nhất là ở vảy chồi,sang mùa xuân năm sau gây hại. Nhiệt độ cao bệnh phát triển ít.
Biện pháp phòng trừ: Ngắt bỏ lá bệnh, tập trung đốt, chăm sóc tốt, bón phân cân đối, phun thuốc Lưu huỳnh, Mancozeb, Zineb, Daconil.
Bệnh chảy gôm
Tác nhân: Nấm Leucostoma persoonii- Lớp Nấm Nang : Ascomycetes
Triệu chứng, tác hại: Bệnh phát sinh trên thân,cành,nhất là chỗ phân nhánh.Chỗ bị bệnh vỏ nứt và chảy nhựa vàng trong suốt, sau nhựa chuyển màu nâu đỏ, vỏ và gỗ dần dần bị khô mục. Lá cây bệnh bị vàng và rụng. Bệnh nặng làm cành và cả cây chết khô.
Điều kiện phát sinh bệnh: Nấm hình thành phân bào sinh tử và nang bào tử. Phân sinh bào tử hình trụ, đơn bào, không màu, đính liền nhau thành chuỗi dài.Nang bào tử hình ống hơi cong, không màu hoặc màu vàng, đơn bào.Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28 - 330C, bào tử nẩy mầm thích hợp ở 18 - 230C và môi trường pH = 4,2 - 5,3.Nấm tồn tại qua đông ở dạng sợi và bào tử, lan truyền nhờ gió, nước, côn trùng, xâm nhập vào cây qua vết thương.
Bệnh xoán lá

Bệnh bạch tạng ngô
Biện pháp phòng trừ
Tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư ở đất
Luân canh ngô với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, rau.
Hạt giống chọn lọc tốt có sức nảy mầm mạnh, có thể xử lý thuốc bột TMTD để bảo vệ hạt khi gieo
Xử lý ngô bằng axit sunfuric 0,2% cũng có tác dụng tốt để phòng trừ bệnh bạch tạng ngô.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Lý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)