Ngân sách nhà nước
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan |
Ngày 02/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: ngân sách nhà nước thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Các thành viên nhóm 1
Đỗ Thị Vân Anh (Nhóm trưởng).
Phương Thị Kim Dung.
Trần Trung Kiên.
Phạm Thị Mỹ Lâm.
Nguyễn Thị Loan.
Đoàn Thị Lý.
Nguyễn Thanh Hà.
Lê Thị Ngọt.
Câu hỏi thảo luận:
Vai trò của ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế? Liên hệ với Việt Nam.
Trả lời:
1.Vai trò của ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế:
Theo Luật Ngân hàng nhà nước ngày 27/12/2002:”Ngân sách nhà nước là tập hợp các khoản thu chi hàng năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
Trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát :
NSNN là cơ sở đảm bảo thực hiện mọi chính sách tài chính,tiền tệ.Việc sử dụng NSNN vào các biện pháp điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng để ổn định thị trường.Tùy thuộc vào tình hình kinh tế trong từng thời kỳ mà việc tăng giảm thu chi ngân sách sẽ có thể tác động mạnh đến cung cầu của toàn bộ nền kinh tế trong nước, chống lạm phát có hại cho nền kinh tế.
Giải quyết các vấn đề xã hội:
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội,trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,chính sách việc làm,chống mù chữ,hỗ trợ đồng bào bão lụt.
2.Liên hệ với Việt Nam:
Ở nước ta, vai trò quản lý của nhà nước với nền kinh tế trong nước là rất lớn và nhà nước sử dụng NSNN để thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế.
Thu ngân sách nhà nước đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, theo tính toán của bộ Tài chính, tương ứng 28,6% năm 2006, 26% năm 2007 và khoảng 26,6% năm 2008 so với GDP.
Như vậy, số thu ngân sách hàng năm đã vượt tương đối cao so với mục tiêu là 21 – 22% GDP mà Chính phủ đặt ra khi xây dựng kế hoạch năm năm, và đương nhiên lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước.
Một điều không thể phủ nhận là, sự cải thiện trong thu ngân sách chứng tỏ tính ổn định của nền tài chính quốc gia, cũng như sự đúng đắn của các chính sách thuế đã ban hành.
Tuy vậy, cán cân thu chi ngân sách đang bộc lộ nhiều vấn đề lớn. Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định, dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước “chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu”.
Điều này có nghĩa là, nguồn thu vẫn không tăng kịp với tốc độ chi, dẫn đến tình trạng chi ngân sách luôn vượt dự toán kế hoạch và chi năm sau tăng hơn năm trước.
Theo tính toán của bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng chi ngân sách so với GDP trung bình là 32,2% trong giai đoạn 2006 – 2008, tăng cao so với trung bình 28,7% trong giai đoạn 2001 – 2005 trước đó.
Theo uỷ ban Kinh tế quốc hội, tổng thu ngân sách 2008 ước đạt 399nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 76nghìn đồng; bội chi ngân sách trong năm 2008 là 66,2 ngàn tỉ đồng, tương ứng với 4,95% GDP. Trong khi đó, bộ Tài chính cho biết, năm 2009 dự toán thu ngân sách là 389.900 tỉ đồng (giảm 2% so với năm 2008), thấp hơn dự toán chi 491.300 tỉ đồng.
Như vậy, tốc độ tăng thu chậm hơn tốc độ tăng chi đã làm thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức khoảng 5% GDP.
Ngoài ra, bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, còn có những khoản chi ngoài ngân sách mà nếu đưa hết vào chi ngân sách thì mức bội chi có thể lên đến 10%. “Đây là một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, bộ này nhận định.
Gần đây, thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu, và vốn huy động từ nguồn này thường được dùng để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục.
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng NSNN vào việc thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia,nhưng nhà nước ta đã có những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý,linh hoạt, kịp thời đạt được những kết quả khả quan trong việc định hướng nền phát triển kinh tế trong nước,đảm bảo an sinh ,trật tự xã hội, củng cố nền nền quốc phòng.
Đỗ Thị Vân Anh (Nhóm trưởng).
Phương Thị Kim Dung.
Trần Trung Kiên.
Phạm Thị Mỹ Lâm.
Nguyễn Thị Loan.
Đoàn Thị Lý.
Nguyễn Thanh Hà.
Lê Thị Ngọt.
Câu hỏi thảo luận:
Vai trò của ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế? Liên hệ với Việt Nam.
Trả lời:
1.Vai trò của ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế:
Theo Luật Ngân hàng nhà nước ngày 27/12/2002:”Ngân sách nhà nước là tập hợp các khoản thu chi hàng năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
Trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát :
NSNN là cơ sở đảm bảo thực hiện mọi chính sách tài chính,tiền tệ.Việc sử dụng NSNN vào các biện pháp điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng để ổn định thị trường.Tùy thuộc vào tình hình kinh tế trong từng thời kỳ mà việc tăng giảm thu chi ngân sách sẽ có thể tác động mạnh đến cung cầu của toàn bộ nền kinh tế trong nước, chống lạm phát có hại cho nền kinh tế.
Giải quyết các vấn đề xã hội:
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội,trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,chính sách việc làm,chống mù chữ,hỗ trợ đồng bào bão lụt.
2.Liên hệ với Việt Nam:
Ở nước ta, vai trò quản lý của nhà nước với nền kinh tế trong nước là rất lớn và nhà nước sử dụng NSNN để thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế.
Thu ngân sách nhà nước đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, theo tính toán của bộ Tài chính, tương ứng 28,6% năm 2006, 26% năm 2007 và khoảng 26,6% năm 2008 so với GDP.
Như vậy, số thu ngân sách hàng năm đã vượt tương đối cao so với mục tiêu là 21 – 22% GDP mà Chính phủ đặt ra khi xây dựng kế hoạch năm năm, và đương nhiên lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước.
Một điều không thể phủ nhận là, sự cải thiện trong thu ngân sách chứng tỏ tính ổn định của nền tài chính quốc gia, cũng như sự đúng đắn của các chính sách thuế đã ban hành.
Tuy vậy, cán cân thu chi ngân sách đang bộc lộ nhiều vấn đề lớn. Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định, dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước “chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu”.
Điều này có nghĩa là, nguồn thu vẫn không tăng kịp với tốc độ chi, dẫn đến tình trạng chi ngân sách luôn vượt dự toán kế hoạch và chi năm sau tăng hơn năm trước.
Theo tính toán của bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng chi ngân sách so với GDP trung bình là 32,2% trong giai đoạn 2006 – 2008, tăng cao so với trung bình 28,7% trong giai đoạn 2001 – 2005 trước đó.
Theo uỷ ban Kinh tế quốc hội, tổng thu ngân sách 2008 ước đạt 399nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 76nghìn đồng; bội chi ngân sách trong năm 2008 là 66,2 ngàn tỉ đồng, tương ứng với 4,95% GDP. Trong khi đó, bộ Tài chính cho biết, năm 2009 dự toán thu ngân sách là 389.900 tỉ đồng (giảm 2% so với năm 2008), thấp hơn dự toán chi 491.300 tỉ đồng.
Như vậy, tốc độ tăng thu chậm hơn tốc độ tăng chi đã làm thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức khoảng 5% GDP.
Ngoài ra, bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, còn có những khoản chi ngoài ngân sách mà nếu đưa hết vào chi ngân sách thì mức bội chi có thể lên đến 10%. “Đây là một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, bộ này nhận định.
Gần đây, thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu, và vốn huy động từ nguồn này thường được dùng để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục.
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng NSNN vào việc thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia,nhưng nhà nước ta đã có những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý,linh hoạt, kịp thời đạt được những kết quả khả quan trong việc định hướng nền phát triển kinh tế trong nước,đảm bảo an sinh ,trật tự xã hội, củng cố nền nền quốc phòng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)